« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC CÂY TRỒNG Ở VÙNG XÂM NHẬP MẶN THẤP HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC CÂY TRỒNG Ở VÙNG XÂM NHẬP MẶN THẤP HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE Nguyễn Mỹ Hoa 1 , Đỗ Bá Tân 1 , Nguyễn Tấn Sang 1 và Võ thị Gương 1.
- Xâm nhập mặn, luân canh, dưa hấu, đậu bắp, bắp, hiệu qủa kinh tế mô hình canh tác Keywords:.
- Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác làm cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình canh tác phù hợp ở tiểu vùng có độ mặn thấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
- Các mô hình canh tác thử nghiệm là mô hình canh tác dưa hấu-lúa-lúa, đậu bắp-lúa-lúa và bắp-lúa–lúa.
- Mẫu đất và nước tưới được lấy trên các mô hình này để khảo sát diễn tiến pH, EC theo thời gian từ 4/ 2012 đến 6 / 2013.
- Mô hình canh tác đậu bắp - lúa- lúa cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Mô hình dưa hấu – lúa- lúa tuy hiệu quả kinh tế thấp hơn, nhưng đây cũng là mô hình mới và rất triển vọng cần được sự hỗ trợ về kỹ thuật để nông dân có nhiều sự lựa chọn.
- Mô hình canh tác bắp nếp cho hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các mô hình khác nhưng chi phí đầu tư thấp nên ít rủi ro.
- Các mô hình luân canh lúa – màu giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận hơn so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm.
- Việc sử dụng giống mới, bón phân hữu cơ và công thức phân bón hợp lý đã giúp tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân nên cần được quan tâm..
- Ở tiểu vùng sinh thái có độ mặn nước tưới thấp, nhỏ hơn 4‰ ở xã An Hiệp, canh tác lúa 3 vụ là chủ yếu, tuy nhiên việc luân canh lúa màu đang được người dân từng bước thực hiện với cây màu chủ yếu là đậu bắp.
- Do điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc giới thiệu các cây màu vừa có giá trị kinh tế vừa có tính chịu mặn tương đối, kết hợp sử dụng phân hữu cơ để cải tạo đất, bón phân hợp lý để tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân là rất cần thiết..
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác triển vọng, áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lý nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế trong canh tác cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân ở vùng nghiên cứu..
- Nghiên cứu này là một phần của dự án “Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre” thuộc chương trình “Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu” tại tỉnh Bến Tre.
- Đây là vùng canh tác lúa 3 vụ là chủ yếu.
- Việc luân canh lúa màu cũng đang được người dân áp dụng với cây màu chủ yếu là đậu bắp, trong đó số hộ canh tác bắp rất ít và việc trồng dưa hấu chỉ được thực hiện khi nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng trong chương trình nghiên cứu của dự án..
- Bảng 1: Đặc tính đất nghiên cứu của các mô hình canh tác.
- Mô hình Dưa hấu - lúa - lúa Bắp - lúa - lúa Đậu bắp - lúa - lúa.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác cây trồng.
- Các mô hình canh tác thí nghiệm bao gồm mô hình: Dưa hấu – Lúa – Lúa, Đậu bắp – Lúa – Lúa và Bắp nếp – Lúa – Lúa.
- Mỗi mô hình được thực hiện bởi 1 hộ nông dân được dự án hướng dẫn kỹ thuật canh tác và 1 hộ nông dân đối chứng canh tác theo tập quán của nông dân.
- trong đó kỹ thuật canh tác khuyến cáo chủ yếu là bón phân hữu cơ kết hợp bón phân vô cơ cân đối và sử dụng giống xác nhận..
- Đến mùa khô năm 2013, độ mặn trong nước tưới cao nhưng chương trình nghiên cứu kết thúc, do đó vụ màu năm 2013 do nông dân tự canh tác, nên việc khảo sát tính chịu mặn của cây trồng còn hạn chế..
- Để khảo sát tính chất đất, nước ở các mô hình canh tác nhằm đánh giá mức độ xâm nhập mặn ở vùng nghiên cứu, mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 – 20 cm, thu mẫu 2 tháng/lần trong thời gian từ và từ .
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình được đánh giá bằng cách so sánh lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn tính bằng tỉ số của lợi nhuận/ tổng chi phí của mô hình thí nghiệm canh tác theo kỹ thuật khuyến cáo của dự án so sánh với hộ đối chứng canh tác.
- theo tập quán của nông dân..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Đánh giá pH, EC của đất và nước ở các mô hình canh tác.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, pH nước tưới giữa 3 mô hình canh tác và giá trị pH đất giữa 3 mô hình canh tác có khuynh hướng tương tự nhau, do các mô hình canh tác được thực hiện ở cùng một ấp (Hình 1)..
- <‐vụ màu do nông dân canh tác‐‐‐‐‐‐>.
- Hình 1: Diễn tiến của pH nước và đất ở các mô hình canh tác theo thời gian pH nước tưới tăng nhẹ vào thời điểm đầu vụ.
- Kết quả nghiên cứu EC trong nước tưới và đất cho thấy, các giá trị EC nước tưới giữa 3 mô hình canh tác và giá trị EC đất giữa 3 mô hình canh tác có khuynh hướng tương tự nhau (Hình 2).
- Do đó, trong thời gian canh tác vụ màu thí nghiệm năm 2012, độ mặn trong nước tưới thấp, đến mùa khô năm 2013, độ mặn nước tưới tăng cao nhưng chương trình nghiên cứu kết thúc, nông dân canh tác vụ màu năm 2013 sử dụng nước mưa trữ lại để tưới.
- Vì vậy, nghiên cứu về tính chịu mặn của các cây màu sử dụng trong mô hình còn hạn chế.
- <‐‐‐‐‐vụ màu do nông dân canh tác‐‐‐‐‐‐‐‐>.
- Hình 2: Diễn tiến EC nước và đất ở các mô hình theo thời gian.
- 3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác cây trồng.
- 3.2.1 Mô hình Dưa hấu – lúa – lúa.
- Mô hình canh tác dưa hấu là mô hình mới của vùng nghiên cứu.
- Trước đây nông dân chỉ canh.
- Do nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong canh tác dưa hấu và điều kiện thời tiết bất lợi trong quá trình canh tác nên năng suất Dưa hấu có biến động giữa các hộ canh tác (13- 22 tấn/ha).
- Trong điều kiện thời tiết ở hộ đối chứng 1 thuận lợi, áp dụng đúng kỹ thuật canh tác và kỹ thuật quản lý dinh dưỡng hợp lý, năng suất dưa đạt cao hơn, hiệu quả đồng vốn đạt cao nhất là 1,3 (Bảng 2)..
- Bảng 2: Hiệu quả kinh tế của vụ Dưa hấu Xuân - Hè (XH) Hiệu quả kinh tế.
- (ĐVT: ngàn đồng/ha) Dưa hấu XH.
- Hộ đối chứng 1 Dưa hấu XH Hộ đối chứng 2.
- Lợi nhuận .
- Hiệu quả đồng vốn (B/C .
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn không có LĐGĐ .
- Ghi chú: Lượng phân của mô hình là Dưa hấu hộ đối chứng 1: 226N – 180P 2 O 5 – 165K 2 O, hộ đối chúng 2: 186N – 165P 2 O 5 – 100K 2 O.
- Đối với vụ canh tác lúa, kết quả cho thấy việc sử dụng giống lúa mới, nguyên chủng có độ đồng đều cao, có bón phân hữu cơ và việc bón phân hợp.
- lý đã giúp năng suất lúa cao hơn so với hộ nông dân đối chứng (Bảng 3)..
- Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè - Thu (HT) và Đông - Xuân (ĐX).
- Hiệu quả kinh tế Lúa HT Lúa HT Lúa ĐX Lúa ĐX.
- Hiệu quả đồng vốn .
- 3.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình Đậu bắp – Lúa – Lúa.
- Hiệu quả của vụ trồng Đậu bắp (Bảng 4) cho thấy năng suất Đậu bắp đạt rất cao 17.7 tấn/ha, với.
- việc áp dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là sử dụng phân hữu cơ giúp kéo dài thời gian thu hoạch nên năng suất đậu bắp đạt rất cao so với hộ nông dân đối chứng, do đó lợi nhuận kinh tế.
- của mô hình trồng Đậu bắp thí nghiệm đạt khá cao 53,4 tr.đ/ha so với lợi nhuận ở hộ đối chứng là 27,8 tr.đ/ha.
- cao nhưng mô hình vẫn đạt lợi nhuận cao hơn;.
- ngoài ra hiệu quả của phân hữu cơ có thể lưu tồn trong đất ở vụ tiếp theo..
- Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của vụ Đậu bắp Xuân – Hè Hiệu quả kinh tế.
- (ĐVT: nghìn đồng/ha) Đậu bắp Xuân-Hè.
- Hộ thí nghiệm Đậu bắp Xuân-Hè Hộ đối chứng.
- Hiệu quả đồng vốn (B/C) 1.11 0.55.
- 5.4 tấn/ha (Bảng 5) đạt thấp hơn so với hộ thí nghiệm đạt 6.6 tấn/ha do không sử dụng giống xác nhận mà nông dân sử dụng giống lúa của vụ trước để lại, bón phân không hợp lý, mất cân đối..
- Xuân ở hộ thí nghiệm đều cao hơn so với hộ đối chứng.
- Như vậy, áp dụng kỹ thuật canh tác tốt giúp tăng năng suất lúa.
- Nếu thực hiện mô hình canh tác 2 Lúa luân canh Đậu bắp thì lợi nhuận đạt 90 tr.đ/ha.
- Trong khi nông dân canh tác 2 vụ lúa và theo kỹ thuật truyền thống thì chỉ đạt lợi nhuận là 25,8 tr.đ/ha..
- Bảng 5: Hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè - Thu và Đông – Xuân Hiệu quả kinh tế.
- Hộ Đối chứng.
- Ghi chú: Liều lượng phân nguyên chất của mô hình đối chứng là 116N – 106P 2 O 5 – 75K 2 O (vụ Hè Thu) và 113N – 90P 2 O 5 – 68K 2 O (vụ Đông Xuân).
- 3.2.3 Mô hình Bắp nếp – Lúa – Lúa.
- Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của mô hình bắp nếp Xuân – Hè Hiệu quả kinh tế.
- Hộ thí nghiệm Bắp nếp Xuân-Hè Hộ đối chứng.
- Hiệu quả đồng vốn (B/C) 0.74 0.69.
- Ghi chú: Mô hình đối chứng ở hộ chú 9 Bồng, địa chỉ: ấp Giồng Chi – An Hiệp – Ba Tri – Bến Tre.
- Kết quả trình bày ở Bảng 7 cho thấy do chi phí phân bón hóa học của hộ nông dân đối chứng cao và do ở ở hộ thí nghiệm sử dụng giống mới, giống nguyên chuẩn, độ đồng đều cao nên năng suất đạt cao hơn ở vụ Đông Xuân..
- Tóm lại, trong mô hình canh tác này, nông dân thực hiện đúng kỹ thuật, lợi nhuận đạt 52,5 triệu đồng/ha, so với nông dân chỉ canh tác 2 vụ lúa đạt lợi nhuận trong năm là 24,6 triệu đồng/ha..
- Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè - Thu và Xuân – Hè Hiệu quả kinh tế.
- Hộ Đối chứng Lúa ĐX Hộ thí.
- nghiệm Lúa ĐX Hộ Đối chứng.
- 3.3 So sánh hiệu quả kinh tế của các hệ thống cây trồng.
- Kết quả trình bày ở Bảng 8, có thể nhận thấy mô hình trồng Đậu bắp - lúa - lúa cho hiệu quả cao nhất.
- Tuy nhiên, dưa hấu cũng là một loại cây màu có triển vọng để nông dân có nhiều cơ hội lựa.
- Mô hình Bắp nếp – lúa - lúa tuy có lợi nhuận thấp hơn, 52,5 triệu đồng/ha, nhưng thời gian sinh trưởng của Bắp nếp ngắn hơn Đậu bắp và lao động gia đình thấp hơn nên có thể có thêm một sự lựa chọn cho người dân..
- Bảng 8: Hiệu quả kinh tế của 3 mô hình Màu – Lúa – Lúa ở hộ thí nghiệm.
- Hiệu quả kinh tế Dưa hấu - Lúa.
- Lúa Đậu bắp - Lúa.
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, không có LĐGĐ .
- Tóm lại, kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác cây trồng cho thấy mô hình Đậu bắp – Lúa – Lúa cho hiệu quả kinh tế cao nhất, nhưng thời gian canh tác dài hơn, vốn đầu tư cao nên có những hạn chế nhất định.
- Mô hình Dưa hấu – Lúa – Lúa tuy hiệu quả kinh tế thấp hơn, nhưng đây cũng là mô hình mới và rất triển vọng cần được sự hỗ trợ kỹ thuật để nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn.
- và tương tự, đối với mô hình Bắp nếp-Lúa-Lúa thì cho hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các mô hình khác nhưng thời gian xoay chuyển nguồn vốn nhanh và chi phí đầu tư thấp nên ít rủi ro hơn so với mô hình Đậu bắp – Lúa - Lúa.
- Việc luân canh Lúa – Màu giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận hơn so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm..
- Kết quả nghiên cứu về hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác cây trồng cho thấy mô hình Đậu bắp – Lúa – Lúa cho hiệu quả kinh tế cao nhất, kế đến là mô hình Dưa hấu – Lúa – Lúa và thấp nhất là mô hình Bắp nếp-Lúa-Lúa, nông dân có thể lựa chọn áp dụng tùy vào điều kiện của nông hộ.
- dụng phân hữu cơ và công thức phân bón hợp lý sẽ giúp tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân.
- luân canh Lúa – Màu giúp tăng năng suất, tăng lợi nhuận hơn so với canh tác 2 hoặc 3 vụ lúa/năm.
- Trong canh tác lúa, việc sử dụng giống mới, giống xác nhận sẽ giúp tăng năng suất đáng kể.
- và vấn đề quan trọng là bón phân hợp lý sẽ giúp giảm chi phí, tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân..
- Đề nghị áp dụng các mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế là dưa hấu-lúa-lúa, đậu bắp-lúa-lúa và bắp nếp-lúa-lúa, tùy điều kiện của nông hộ, sử dụng giống lúa xác nhận, áp dụng công thức bón phân cân đối tùy loại cây trồng và bón phân hữu cơ để tăng thu nhập và sử dụng đất một cách hiệu quả.