« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC PHÙ HỢP TRÊN ĐẤT VEN BIỂN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC PHÙ HỢP TRÊN ĐẤT VEN BIỂN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE Lâm Văn Tân 1 , Võ Thị Gương 2 , Dương Nhựt Long 3 và Nguyễn Hồng Giang 2.
- Xâm nhập mặn, mô hình canh tác, năng suất, hiệu quả kinh tế.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng và đánh giá sự thích hợp và hiệu quả kinh tế các mô hình có triển vọng phát triển so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân.
- Tiểu vùng ngọt, các mô hình mới được xây dựng gồm mô hình lúa - bắp.
- tôm càng xanh luân canh với lúa xen tôm càng xanh.
- tôm càng xanh nuôi trong mương vườn dừa.
- Tiểu vùng lợ, mô hình canh tác được xây dựng là tôm sú luân canh với lúa xen tôm càng xanh.
- Kết quả thử nghiệm mô hình cho thấy các mô hình mới phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ở vùng nghiên cứu.
- Hiệu quả kinh tế các mô hình đều cao hơn so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân.
- Do đó, các mô hình mới cần được giới thiệu và phát triển trên ba tiểu vùng sinh thái.
- Trong năm 2012, nước mặn xâm nhập sâu và kéo dài dẫn đến thiệt hại 625 ha diện tích lúa Đông Xuân, chiếm 90% tổng diện tích canh tác lúa Đông Xuân trên địa bàn huyện (UBND huyện Thạnh Phú, 2013).
- Diện tích vườn dừa tăng, nhưng hiệu quả khai thác vườn dừa chưa được quan tâm, chưa phát huy hiệu quả trên diện tích đất canh tác.
- Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài diễn biến nhiều dịch bệnh nên mô hình nuôi thâm canh không ổn định và kém bền vững (Sở Nông nghiệp và PTNT, 2013).
- Vì thế, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống canh tác thích hợp với đa dạng hóa mô hình, thích ứng với xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu ở vùng sinh thái lợ và mặn giúp nông dân có sự lựa chọn đa dạng và tăng thu nhập (Lindener, 2012.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng các hệ thống canh tác phù hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình hệ thống canh tác này trên đất nhiễm mặn..
- Đề tài được thực hiện qua thử nghiệm sáu hệ thống canh tác trên 3 tiểu vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn với 15 hộ nông dân tham gia thực hiện mô hình (Hình 1).
- Thông tin về các hệ thống canh tác thử nghiệm tại các tiểu vùng sinh thái của huyện Thạnh Phú được trình bày ở Bảng 1.
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác thuộc 3 tiểu vùng sinh thái được tính toán dựa trên số liệu thu thập ở các hộ nông dân tham gia thực hiện.
- Đánh giá về hiệu quả kinh tế chủ yếu phân tích chi phí, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) dựa trên ghi chép kết quả thử nghiệm mô hình của nông hộ từ năm 2011 đến năm 2013..
- Bảng 1: Các mô hình canh tác thử nghiệm trên ba tiểu vùng sinh thái của huyện Thạnh Phú Tiểu vùng.
- sinh thái Mô hình canh tác.
- hiện tại Mô hình thử nghiệm.
- Tôm càng xanh trong mương vườn dừa.
- Lúa 2 vụ Tôm càng xanh - Lúa xen tôm càng xanh.
- Vùng lợ Tôm sú - Lúa mùa Tôm sú – Lúa xen tôm càng xanh.
- Hình 1: Bản đồ các tiểu vùng sinh thái có đánh dấu các mô hình thí nghiệm 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.2 Hiệu quả kinh tế các hệ thống canh tác triển vọng được thử nghiệm.
- Các hệ thống canh tác triển vọng được thử nghiệm tại 5 xã của huyện vùng nghiên cứu, bao gồm các tiểu vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn..
- 3.2.1 Hiệu quả kinh tế các hệ thống canh tác ở vùng ngọt.
- Mô hình lúa – bắp.
- Trong mô hình thử.
- nghiệm lúa - bắp, thay vì chỉ canh tác một vụ lúa, áp dụng kỹ thuật, biện pháp canh tác giúp tăng năng suất.
- Cây bắp được trồng trước khi canh tác vụ lúa mùa, thu hoạch đạt năng suất 4,7 tấn trái/ha (năng suất trái khô), lợi nhuận 1 vụ bắp đạt 8,5 triệu đồng/ha/vụ.
- Cây lúa canh tác trong mô hình này là lúa trung mùa OM1352, năng suất đạt không cao 4,8 tấn/ha.
- Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy lợi nhuận tổng mô hình khoảng 18,4 triệu đồng/năm.
- Tuy mô hình luân canh lúa - bắp thử nghiệm mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng vẫn giúp tăng thu nhập hơn so với nông dân canh tác một vụ lúa.
- Bảng 2: Hiệu quả kinh tế mô hình lúa – bắp.
- Hạng mục Mô hình đối chứng Mô hình thử nghiệm.
- Lúa Lúa Bắp Mô hình.
- Lợi nhuận .
- Mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt.
- Mô hình được thử nghiệm, nuôi cá lóc trong bể bạt trên các bờ trồng dừa trên vùng sinh thái ngọt.
- Lợi nhuận trung bình của mô hình đạt 25,8 triệu đồng/100 m 2 .
- So sánh với lợi nhuận thu được từ các kết quả điều tra về mô hình nuôi cá lóc là 21,9 triệu đồng/100m 2 nuôi bè (Phan Hồng Cương, 2009), thì kết quả thực nghiệm này khá triển vọng, có thể ứng dụng phát triển mở rộng mô hình sản xuất không chỉ trong vườn dừa vùng ngọt mà có thể ở vùng lợ và mặn nếu có đủ nước ngọt..
- Bảng 3: Hiệu quả kinh tế mô hình cá lóc nuôi trên bể bạt.
- Hạng mục Mô hình.
- đối chứng Mô hình thử nghiệm.
- Dừa Dừa Cá lóc Mô hình Độ lệch chuẩn.
- Mô hình tôm càng xanh - lúa xen tôm càng xanh Mô hình nghiên cứu thực hiện ở vùng sinh thái ngọt, trong mùa khô nuôi tôm càng xanh, vào mùa.
- mưa trồng lúa xen tôm càng xanh.
- Ở độ mặn 2 - 5‰ tôm càng xanh phát triển tốt (Dương Nhựt Long, 2013).
- Qua thực tiễn mô hình, kết quả ghi nhận ở Bảng 4 cho thấy tôm càng xanh phát triển.
- Trong mùa mưa, ruộng lúa được thiết kế mương thả tôm càng xanh, năng suất đạt khá tốt, trung bình đạt khoảng 200 kg/ha.
- Như vậy, thay vì canh tác lúa hai vụ, với mỗi một vụ lúa, năng suất đạt khoảng 3,3 tấn/ha, lợi nhuận đạt khoảng 12 triệu đồng/ha/năm thì mô hình canh tác mới đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Tổng cộng mô hình mang lại lợi.
- Tuy nhiên, người dân cần áp dụng tốt kỹ thuật nuôi tôm càng xanh..
- Với kết quả trên, trong điều kiện tiểu vùng ngọt của huyện Thạnh Phú, vào mùa khô độ mặn không quá 5‰ là phù hợp cho mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, luân canh với canh tác lúa kết hợp nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa..
- Bảng 4: Hiệu quả mô hình tôm càng xanh – lúa xen tôm càng xanh.
- Mô hình.
- Vụ lúa Vụ lúa Tôm càng.
- xanh xen Tôm càng.
- xanh Mô hình Độ lệch chuẩn.
- Mô hình tôm càng xanh trong mương vườn dừa Qua kết quả khảo sát từ các hộ trước khi tham gia mô hình cho thấy lợi nhuận từ cây dừa đạt 36,4 triệu đồng/ha/năm, mức lợi nhuận này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hâu và Triệu Quốc Dương (2011), lợi nhuận mô hình dừa chuyên ở Bến Tre khoảng 37 triệu đồng/ha/năm..
- Nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa cũng được một vài hộ nông dân thực hiện, nhưng không thành công.
- Có thể do yếu tố kỹ thuật canh tác chưa được áp dụng tốt..
- Mô hình nuôi tôm càng xanh thử nghiệm trong mương vườn dừa năng suất đạt khá tốt, 430 kg/ha, lợi nhuận đạt 47,3 triệu đồng/ha/năm (Bảng 5)..
- hình có hiệu quả cao, nếu so với mô hình độc canh cây dừa thì mô hình nuôi xen tôm càng xanh giúp tăng thu nhập đáng kể, có thể nhân rộng vì Bến Tre là vùng có nhiều hệ thống mương vườn dừa chưa được tận dụng để canh tác.
- Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy ở huyện Thạnh Phú có diện tích dừa khá lớn, nếu áp dụng kỹ thuật nuôi tôm tốt, nạo vét mương vườn dừa sẵn có để nuôi tôm càng xanh, giúp tăng thu nhập cho nông dân.
- Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình tôm sú, tôm thẻ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, giá cả thị trường biến động thì mô hình tôm càng xanh trong mương vườn dừa là mô hình rất hiệu quả..
- Bảng 5: Hiệu quả kinh tế mô hình tôm càng xanh trong mương dừa.
- Mô hình đối.
- chứng Mô hình thử nghiệm.
- Dừa Tôm càng.
- xanh Dừa Mô hình Độ lệch chuẩn.
- 3.2.2 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác ở vùng lợ.
- Mô hình tôm sú – lúa xen tôm càng xanh Ở tiểu vùng nước lợ, nông dân đang áp dụng mô hình một vụ tôm sú trong mùa khô và cấy lúa trong mùa mưa, lợi nhuận hằng năm chỉ đạt khoảng 42,6 triệu đồng/ha/năm, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Duy Cần (2013) khảo sát vùng nhiễm mặn tỉnh Bến Tre hiệu quả mô hình tôm - lúa mang lại thu ngập khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/năm.
- Trong mô hình thử nghiệm, kết quả.
- đạt được lợi nhuận tăng thêm từ vụ tôm càng xanh nuôi xen trong ruộng lúa, như vậy tổng lợi nhuận của mô hình thử nghiệm đạt khoảng 81,4 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với mô hình canh tác tôm - lúa hiện tại của nông dân 42,6 triệu đồng/ha/năm (Bảng 6).
- Trong thực tế, vào mùa khô nước nhiễm mặn, với độ mặn khoảng 8‰, thả tôm sú nuôi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt.
- Sau khi thu hoạch tôm sú, lúa được trồng trong mùa mưa, độ mặn giảm thấp, thả nuôi tôm càng xanh.
- Đây là mô hình nuôi rất phù hợp trong vùng sinh thái nước lợ ở khu vực nghiên cứu..
- Bảng 6: Hiệu quả kinh tế mô hình tôm sú - lúa xen tôm càng xanh.
- Tôm - lúa Vụ lúa Tôm càng.
- xanh Tôm Sú Mô hình Độ lệch chuẩn.
- 3.2.3 Hiệu quả kinh tế hệ thống canh tác ở vùng mặn.
- Mô hình chuyên tôm sú - tôm thẻ.
- Mô hình thử nghiệm chuyên tôm sú - tôm thẻ được nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, đầu tư thấp hơn nuôi thâm canh.
- mô hình thu lợi nhuận 76 triệu đồng/ha/năm (Bảng 7).
- Ghi nhận từ phỏng vấn hộ dân nuôi chuyên quảng canh tôm sú, trước khi tham gia mô hình thử nghiệm, lợi nhuận đạt khoảng 45,4 triệu đồng/ha/năm.
- Như vậy, mô hình chuyên tôm sú - tôm thẻ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là mô hình hợp lý, đạt lợi nhuận cao hơn so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân là 2 vụ tôm sú nuôi chuyên..
- Bảng 7: Hiệu quả kinh tế mô hình tôm sú – tôm thẻ.
- Tôm sú 2 vụ Tôm sú Tôm thẻ Mô hình.
- Qua kết quả nghiên cứu, các mô hình thử nghiệm đạt hiệu quả kinh tế cao cần được giới thiệu đưa vào thực tế sản xuất như sau:.
- Ở tiểu vùng ngọt, các mô hình tôm càng xanh trong mương dừa, tôm càng xanh - lúa xen tôm càng xanh, các lóc trong bể bạt, lúa - bắp giúp hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình hiện tại canh tác độc canh một và hai vụ lúa và chuyên canh dừa..
- Tiểu vùng lợ, mô hình tôm sú luân canh với lúa xen tôm càng xanh cho hiệu quả cao hơn mô hình tôm sú - lúa mùa..
- Tiểu vùng mặn, mô hình tôm sú - tôm thẻ cho hiệu quả cao hơn mô hình tôm sú chuyên canh hai vụ..
- Báo cáo chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác trên đất nhiễm mặn trong chương trình dự án Xây dựng mô hình thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Bến Tre.
- Báo cáo chuyên đề nuôi thủy sản trong chương trình dự án Xây dựng mô hình thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu ở tỉnh Bến Tre.
- Điều tra một số biện pháp canh tác, hiện tượng dừa không mang trái và áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp trên năng suất dừa ta xanh tại tỉnh Bến Tre.
- Cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa canh tác ba vụ trong đê bao tại ĐBSCL