« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm tại vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG.
- Chuyển đổi mô hình, hiệu quả kinh tế, mô hình nuôi tôm, sản xuất mía.
- Do vậy, nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ nuôi tôm đã chuyển đổi từ mô hình trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhằm đánh giá thực trạng sản xuất, cụ thể phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển đổi này nhằm cung cấp minh chứng cho các nhà hoạch định chính sách.
- Kết quả nghiên cứu về thực trạng nuôi tôm của nông hộ cho thấy lợi nhuận trung bình đạt 452 triệu đồng/ha/vụ và có sự dao động lớn giữa các nông hộ do rủi ro trong quá trình sản xuất.
- Hiệu suất kinh tế theo quy mô của nông hộ nuôi tôm là tăng dần.
- Hiệu quả kinh tế trung bình của nông hộ nuôi tôm là 80,82% và có sự biến động lớn giữa các hộ.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chi phí mất đi do không đạt hiệu quả về kinh tế hay nói cách khác là chi phí mà nông hộ nuôi tôm có thể giảm trung bình là 102 triệu đồng/ha/vụ..
- Nội dung chính của đề án xoay quanh vấn đề chính lựa chọn mô hình sản xuất hiệu quả để thực hiện tái cấu trúc và góp phần nâng cao giá trị gia tăng để phát triển kinh tế nông thôn..
- Theo báo cáo của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2015), tổng diện tích tôm nước lợ khu vực ĐBSCL tăng khoảng 1%/năm về diện tích và tăng đến 7,4%/năm về sản lượng trong giai đoạn .
- Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng (2017) tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh tăng đáng kể trong giai đoạn từ 2012 đến nay, cụ thể là từ 40,5 ngàn ha trong năm 2012 lên đến 110,9 ngàn ha trong năm 2016, tăng.
- Tuy nhiên, đến nay chưa có một nghiên cứu nào về hiệu quả kinh tế của mô hình tôm được chuyển đổi từ mía.
- Do vậy, nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và rủi ro của mô hình tôm là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế sản xuất địa phương và thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu..
- Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp: đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và điều tra nông hộ để phân tích về thực trạng chuyển đổi mô hình sản xuất từ mía sang tôm và các thông tin về hiệu quả kinh tế của mô hình tôm..
- Cù Lao Dung là một huyện nằm ven biển và là huyện cù lao của sông Hậu trước khi đổ ra biển, có tỷ lệ diện tích đất trồng mía chuyển đổi sang nuôi tôm lớn nhất của cả tỉnh, cụ thể là 8,6%/năm.
- Tổng số quan sát là 90 hộ nuôi tôm tập trung tại ba xã Đại Ân 1, An Thạnh 2 và An Thạnh 3, do đây là những xã có số lượng nông hộ chuyển đổi mô hình từ mía sang tôm nhiều nhất trên địa bàn huyện.
- Số liệu thu thập gồm các nhóm chỉ tiêu về đặc điểm kinh tế-xã hội của nông hộ như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nhân khẩu trong gia đình, số lao động chính tham gia sản xuất, vốn đầu tư, chỉ tiêu kỹ thuật và số lượng sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như giá của các yếu tố đầu vào như:.
- 2.2 Khung lý thuyết phân tích đo lường hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kinh tế đầu tiên được đề xuất bởi Farrell (1957) thông qua thuật ngữ hiệu quả tổng cộng hay hiệu quả toàn phần (overall efficiency)..
- Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là khả năng sản xuất một sản lượng xác định với mức chi phí đầu vào thấp nhất hay là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) (Farrell, 1957.
- (2005), Kumbhakar and Lovell (2003), hiệu quả kinh tế có thể là hiệu quả chi phí, hiệu quả doanh thu và hiệu quả lợi nhuận.
- Trong nghiên cứu này, hiệu quả.
- nông hộ thay vì hiệu quả doanh thu và lợi nhuận bị chi phối bởi thị trường..
- Để ước lượng hiệu quả kinh tế bằng cách tiếp cận phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên, nghiên cứu sử dụng hàm giới hạn chi phí biến đổi translog (translog variable cost frontier) để ước lượng các tham số và mức độ không hiệu quả về kinh tế bởi vì một nông hộ được giả định là đạt trạng thái cân bằng tĩnh ở lượng đầu vào chính trong điều kiện lượng đầu vào cố định (quasi-fixed inputs) (Brown and Christensen, 1980.
- Thêm vào đó, các nghiên cứu không thể ước lượng hàm tổng chi phí do giá của một số đầu vào không có trên thị trường (Grisley and Gitu, 1985)..
- Theo Grisley and Gitu (1985), Kumbhakar and Lovell (2003), hàm giới hạn chi phí biến đổi translog có thể tìm hiểu được tính cố định của một số đầu vào và chấp nhận tính kinh tế quy mô thay đổi theo những mức đầu ra.
- Hàm giới hạn chi phí biến đổi translog có thể được trình bày theo dạng ngắn ngọn như sau:.
- Trong đó, 𝑐 𝑖 là tổng chi phí biến đổi được quan sát của nông hộ i.
- 𝑦 𝑖 là đầu ra được sản xuất bởi nông hộ i-th.
- Các biến đầu vào thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, vốn, thức ăn, nhiên liệu (Reinhard et al .
- Cụ thể đối với hoạt động nuôi tôm, các biến đầu vào thường được sử dụng gồm thức ăn, con giống, lao động, hóa chất (thuốc) và chi phí cải tạo ao và nhiên liệu (Do Thi Den et al., 2007.
- Cũng theo các nghiên cứu này, biến đầu ra của mô hình nuôi tôm có thể là.
- một hoặc nhiều hơn tùy theo mô hình nuôi tôm..
- Hàm số (1) cho thấy những nông hộ có thể giảm tổng chi phí biến đổi bởi một tỷ số giữa chi phí đầu vào tối thiểu có thể đạt được và tổng chi phí được quan sát.
- Sự không hiệu quả này là do chi phí của không hiệu quả về kỹ thuật định hướng đầu vào và chi phí của không hiệu quả phân bổ.
- Như vậy, hiệu quả kinh tế được viết tắt là CE i có thể đạt được từ hàm số (2):.
- (2) Như vậy, hàm chi phí biến đổi translog có thể được viết lại dưới dạng translog như sau:.
- 𝐼 là số nông hộ được quan sát, sử dụng một vector các đầu vào biến đổi (thức ăn, giống, nhiên liệu, thuốc và lao động ) 𝑥 𝑖 𝑥 1𝑖.
- Như vậy, tổng chi phí biến đổi mà một nông hộ sử dụng là 𝑉𝐶 𝑖 ∑ 𝑛 𝑥 𝑛𝑖 𝑤 𝑛𝑖 .
- Sai số 𝑢 𝑖 0 theo phân phối độc lập, đồng nhất và đối xứng theo 𝑢 𝑖 ~𝑖𝑖𝑑 𝑁 0, 𝜎 𝑢 2 , phản ánh chi phí không hiệu quả hay nói cách khác là phần không hiệu quả về kinh tế..
- Từ hàm số (3), có thể thấy rằng hàm chi phí giới hạn ngẫu nhiên về cấu trúc giống với hàm sản xuất giới hạn ngẫu nhiên (Schmidt and Lovell .
- Do vậy, hiệu quả kinh tế được xác định giống như quy trình ước lượng hiệu quả kỹ thuật từ hàm sản xuất giới hạn ngẫu nhiên được phát triển bởi Jondrow et al.
- 3.1 Thực trạng sản xuất của mô hình tôm chuyển đổi tại huyện Cù Lao Dung.
- Trong bối cảnh này, trong 5 năm gần đây (từ năm 2012), nhiều nông dân ven tuyến sông Hậu của huyện đã thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất từ mía sang nuôi tôm.
- Tuy nhiên, hoạt động chuyển đổi này nhìn chung mang lại hiệu quả chưa cao do trong thời gian đầu chuyển đổi nên nông dân gặp rất nhiều rủi ro trong sản xuất từ con giống đến kỹ thuật và thị trường đầu ra..
- Theo báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
- Theo kết quả điều tra nông hộ, kinh nghiệm nuôi tôm trung bình của địa bàn nghiên cứu chỉ khoảng 5 năm và phần lớn nguồn thông tin về kỹ thuật là từ hàng xóm (98% tổng số hộ trả lời), chỉ khoảng 17% hộ cho rằng có tiếp cận với nguồn thông tin kỹ thuật mới từ cán bộ khuyến nông..
- Về quy mô sản xuất, trung bình mỗi hộ có khoảng 2 ao để nuôi tôm với diện tích khoảng 0,55 ha.
- Mật độ nuôi tôm trung bình của các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu khoảng 91,1 con/m 2 , cao hơn mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cà Mau là 74,7 con/m 2 , dao động từ 50-100 con/m 2 (Nguyễn Thanh Long, 2016) và cao hơn ở Bến Tre, trung bình 89 con/m 2 (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015).
- Bảng 1 : Hiệu quả tài chính mô hình nuôi tôm địa bàn nghiên cứu.
- Tổng chi phí Ngàn đồng/ha/vụ .
- Doanh thu/chi phí Lần 1,73.
- Lợi nhuận/chi phí Lần 0,73.
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2016, n=90 Kết quả phân tích ở Bảng 1 cho thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận của mô hình tôm chuyển đổi có biến động rất lớn (độ lệch chuẩn lớn và khoảng biến động rộng) cho thấy mô hình nuôi tôm chuyển đổi còn chứa đựng nhiều rủi ro.
- Mặc dù lợi nhuận trung bình từ mô hình lớn (452 triệu/ha/vụ hay khoảng 1 tỷ đồng ha/năm) nhưng vẫn thấp hơn những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau với lợi nhuận đạt 1.543,95/ha/năm (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015).
- Lợi nhuận đạt khoảng 452 triệu/ha/vụ nhưng giá trị độ lệch chuẩn lớn (654 triệu), cao hơn nhiều so với giá trị trung bình nên cho thấy mặc dù nhiều nông hộ có lãi nhưng.
- cũng không ít nông hộ thua lỗ.
- Tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 0,73 thấp hơn rất nhiều so với các nông hộ tại Cà Mau (tỷ suất là 1,66 lần).
- Tỷ suất lợi nhuận thấp và chi phí đầu tư cao cho thấy mô hình có mức độ rủi ro khá cao..
- Hình 2 thể hiện cơ cấu về chi phí nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả cho thấy, thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (54%) trong tổng chi phí nuôi tôm của huyện Cù Lao Dung và kế đến là chi phí con giống 14%.
- Hình 2: Cơ cấu chi phí nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2016, n=90 3.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm.
- Trước khi ước lượng hiệu quả kinh tế, việc tìm hiểu về hiệu suất kinh tế theo quy mô đối với hàm chi phí biến đổi là rất cần thiết.
- Bằng cách thế các tham số ước lượng trong Bảng 3 vào công thức 7, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất kinh tế theo quy mô của nông hộ nuôi tôm tại địa bàn nghiên.
- cứu là 4.68, hay nói cách khác, hiệu suất kinh tế của nông hộ nuôi tôm là tăng dần theo quy mô..
- Hiệu quả kinh tế phản ánh khả năng tối thiểu hóa chi phí mà nông hộ có thể đạt được với đầu ra cho trước.
- Để ước lượng hiệu quả kinh tế theo hướng tối thiểu hóa chi phí, các biến được sử dụng trong mô hình được trình bày ở Bảng 2..
- Bảng 2: Các biến được sử dụng trong ước lượng hiệu quả kinh tế.
- Chi phí khác Z 1 Triệu đồng/ha 48,00 3,84.
- Chi phí biến đổi VC Triệu đồng/ha .
- Nguồn: Kết quả điều tra nông hộ năm 2016, n=90.
- Bên cạnh đó, do hiệu quả kinh tế bao gồm 02 thành phần là hiệu quả phân bổ (hiệu quả giá) và hiệu quả kỹ thuật nên nghiên cứu đã giả định lượng đầu vào thuốc và nhiên liệu cố định tại 10 cho các nông hộ hay nói cách khác là nông hộ đạt hiệu quả về kỹ thuật nhưng không đạt hiệu quả về giá đối với 02 đầu vào này để từ đó ước lượng hiệu quả kinh tế.
- Với giả định này, chi phí thuốc và nhiên liệu sẽ là tích của giá (đồng/công.
- Từ dữ liệu điều tra, ta có thể sử dụng phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên để ước lượng hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Bảng 3: Kết quả ước lượng hàm giới hạn chi phí ngẫu nhiên.
- 1.96, do vậy giả thuyết H 0 (không có sự hiện diện của không hiệu quả về kinh tế) bị bác bỏ hay nói cách khác là có sự hiện diện của không hiệu quả về kinh tế..
- Từ kết quả Bảng 3 và giá trị 𝑧 λ , ta có thể ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi tôm ở địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả về hiệu quả kinh tế được trình bày ở Bảng 4..
- Bảng 4: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm Hiệu quả kinh tế Số.
- Hiệu quả trung bình 80,82.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình của mô hình nuôi tôm chuyển đổi là 80,82%, kết quả này phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong quản lý nguồn lực đầu vào và phân bổ nguồn lực của nông hộ.
- Mức hiệu quả kinh tế cũng có sự biến động khá lớn giữa các hộ, hộ lớn nhất đạt 94,47% trong khi hộ thấp nhất chỉ đạt 42,34%.
- Xét về khía cạnh tối thiểu hóa chi phí ở mức đầu ra hiện tại, sự dao động lớn này có thể do mô hình được chuyển đổi gần đây nên còn sự khác biệt lớn về khoa học kỹ thuật trong quản lý và chăm sóc tôm cũng như sự biến động lớn về thời tiết dẫn đến rủi ro cao về đầu ra.
- Phần lớn các nông hộ nuôi tôm có mức hiệu quả kinh tế ở mức khá, tập trung chủ yếu từ 80-90%, chiếm khoảng 55,56%..
- Với kết quả về hiệu quả kinh tế trung bình là 80,82% cho thấy ở mức đầu ra hiện tại, nông hộ nuôi tôm có thể giảm đến hơn 19% tổng chi phí đầu tư.
- Tổng chí phí mà nông hộ có thể giảm hay nói cách khác là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tối thiểu tiềm năng được trình bày ở Hình 3..
- Hình 3: Chi phí thực tế và chi phí tối thiểu tiềm năng Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2016, n=90 Từ kết quả Hình 3, ta có thể tính được chi phí.
- mất đi do không đạt hiệu quả về kinh tế hay nói cách khác là chi phí mà nông hộ nuôi tôm có thể giảm trung bình (hiệu số giữa chi phí thực tế và chi phí tối thiểu) là 102 triệu đồng/ha/vụ..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng nuôi tôm của nông hộ đạt lợi nhuận trung bình 452 triệu đồng/ha/vụ.
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các nông hộ đã từng bị thua lỗ ít nhất một lần chiếm đến 91% và các nguyên nhân chính dẫn đến thua lỗ là dịch bệnh, chất lượng giống, thời tiết thay đổi và biến động thị trường..
- Về hiệu quả kinh tế, kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả trung bình của mô hình nuôi tôm chuyển đổi là 80,82%, kết quả này phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong quản lý nguồn lực đầu vào và phân bổ nguồn lực của nông hộ.
- Phần lớn các nông hộ nuôi tôm có mức hiệu quả kinh tế ở mức khá, tập trung chủ yếu từ 80-90%, chiếm khoảng 55,56%.
- Tuy nhiên, nghiên cứu còn hạn chế ở việc tìm ra các nguyên nhân có ảnh hưởng hay quyết định đến sự khác biệt về hiệu quả kinh tế giữa các nông hộ để góp phần đề xuất giải pháp.
- Chi phí thực tế Chi phí tối thiểu Chi phí có thể giảm.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh Đồng bằng sông Cửu Long..
- Tạp chí Kinh tế và Phát triển .
- Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2015.
- Quy hoạch nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.