« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả kinh tế mô hình sản xuất lúa 1 phải 5 giảm của hai nhóm hộ trong và ngoài hợp tác xã ở Kiên Giang và An Giang


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA 1 PHẢI 5 GIẢM CỦA HAI NHÓM HỘ TRONG VÀ NGOÀI HỢP TÁC XÃ.
- Ở KIÊN GIANG VÀ AN GIANG.
- Trong số đó, hình thức tổ chức sản xuất là một yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp lên hiệu quả của kỹ thuật 1P5G.
- Bài viết này phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của nông dân sản xuất lúa 1P5G theo hai hình thức tổ chức sản xuất khác nhau, sản xuất riêng lẻ và sản xuất tập thể (HTX).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hình thức tổ chức sản xuất HTX giúp kỹ thuật 1P5G phát huy hiệu quả, giúp nông dân giảm chi phí sản xuất.
- Tuy nhiên, hiệu quả của kỹ thuật này tùy thuộc vào những điều kiện canh tác khác nhau của mỗi địa phương.
- Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho việc qui hoạch, phát triển và nhân rộng mô hình 1P5G nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho nông dân trồng lúa..
- Tuy nhiên, hiện nay nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, gia tăng giá nguyên vật liệu đầu vào và biến động giá thị trường đầu ra sản phẩm (Nguyen Hong Tin, 2011.
- Nhiều giải pháp cải tiến kỹ thuật và quản lý trong sản xuất lúa đã được thử nghiệm và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập cho người dân trồng lúa ĐBSCL.
- Trong đó, kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), kỹ thuật thâm canh lúa tổng hợp, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng mang lại hiệu quả đáng kể và được nông nhân nhận ra và chấp nhận áp dụng trong điều kiện sản xuất nông hộ và cộng đồng.
- Gần đây, kỹ thuật canh tác lúa tiết kiệm nước và 1 phải 5 giảm (1P5G) được giới thiệu bởi Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) được xem là một tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa.
- Theo báo cáo của IRRI (2011) chỉ ra rằng kỹ thuật 1P5G mang lại nhiều lợi ích cho nông dân ĐBSCL như giảm chi phí sản xuất thông qua giảm các yếu tố đầu vào, gia tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường..
- Nguyễn Ngọc Sơn và ctv., 2013) cho thấy việc tổ chức nông dân ứng dụng kỹ thuật 1P5G và mở rộng kỹ thuật này còn gặp nhiều khó khăn nhất định.
- Hiện trạng sử dụng tài nguyên nông hộ cho sản xuất lúa và áp dụng kỹ thuật 1P5G, hiệu quả sản xuất và kinh tế của việc sản xuất theo tổ nhóm, hợp tác xã (HTX) và cá thể tại hai vùng thâm canh lúa đại diện của tỉnh An Giang và Kiên Giang cần được nghiên cứu.
- Báo cáo này tập trung phân tích ba vấn đề lớn của hiện trạng sản xuất lúa và áp dụng kỹ thuật 1p5G: (1) mô tả đặc điểm sử dụng tài nguyên nông hộ và thực trạng ứng dụng 1P5G trong sản xuất lúa ở cấp độ nông hộ và tình hình sản xuất lúa của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang trong những năm gần đây .
- (3) nhận ra những khó khăn của hai nhóm hộ nông dân trong ứng dụng 1P5G để từ đó đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả của kỹ thuật 1P5G trong sản xuất lúa góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa và giảm ô nhiễm môi trường..
- Thông tin liên quan về sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa, ứng dụng kỹ thuật 1P5G, điều kiện kinh tế-xã hội vùng và điểm nghiên cứu được thu thập, xem xét..
- Thêm vào đó, ở cấp độ cộng đồng như nhóm hộ nông dân tham gia HTX và các hộ nông dân canh tác lúa bình thường cũng được thu thập số liệu..
- Tại mỗi điểm nghiên cứu (An Giang hoặc Kiên Giang), hai nhóm nông dân trong và ngoài HTX (9 người/nhóm, trong đó 3 nông dân có diện tích đất nhỏ dưới 1ha, 3 nông dân có diện tích trung bình 1-2 ha và 3 nông dân có diện tích hơn 2 ha) được mời tham gia thảo luận nhóm để nhận ra các vấn đề chung trong canh tác lúa và ứng dụng 1P5G của hai nhóm nông dân trong và ngoài HTX.
- Bảng 1: Phân bố mẫu điều tra tại điểm nghiên cứu An Giang và Kiên Giang.
- An Giang Phú Tân Phú Thành 2.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng cho mỗi nhóm nông dân được áp dụng dựa vào danh sách nông dân sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
- Kiểm định T-test để so sánh sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của ứng dụng kỹ thuật 1P5G giữa hai nhóm nông dân trong và ngoài HTX.
- Phân tích SWOT cũng được sử dụng để nhận ra các khó khăn trong ứng dụng 1P5G trong sản xuất lúa.
- Phần mềm Micosoft Excel được sử dụng để biên tập số liệu và phần mềm SPSS 18.0 sử dụng cho các phân tích so sánh các biến giữa 2 nhóm hộ là xã viên HTX hoặc tổ nhóm nông dân và các hộ nông dân cá thể..
- 3.1 Tình hình sản xuất lúa tại An Giang An Giang là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất ở ĐBSCL (GSO, 2012)..
- dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong sản xuất lúa như 3 giảm 3 tăng, 1P5G và xã hội hóa công tác giống được tỉnh An Giang tiếp nhận và triển khai quy mô rộng.
- Trong số ba vụ sản xuất lúa, vụ ĐX có diện tích gieo trồng lớn nhất, kế đến là HT và TĐ.
- An Giang vẫn còn một số nhỏ diện tích sản xuất lúa mùa ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên nhưng theo xu hướng giảm dần..
- Thành tựu này có thể là kết quả của các chương trình phát triển nông nghiệp, sự ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong sản xuất lúa của địa phương như 1P5G, xã hội hóa công tác giống (chương trình giống tỉnh An Giang) và sự tiến bộ của nông dân đã chấp nhận áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sự phát triển của các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp của tỉnh và chính phủ Năng suất trung bình các vụ sản xuất trong năm thì vụ ĐX là có năng suất cao nhất trong khi vụ HT và TĐ không có sự chênh lệch lớn (CCTK An Giang, 2012).
- Kết quả này cũng phù hợp với điều tra thực tế vì vụ ĐX điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa hơn hai vụ còn lại trong năm.
- Cụ thể sẽ được thảo luận trong kết quả so sánh giữa các nông hộ áp dụng kỹ thuật 1P5G..
- Bảng 2: Diện tích gieo trồng lúa của An Giang trong những năm 2005-2011.
- Bảng 3: Năng suất lúa trung bình ở An Giang trong những năm 2005-2011.
- Bảng 4: Sản lượng lúa của An Giang trong những năm 2005-2011.
- Diện tích.
- Sản xuất lúa của An Giang trong thời gian qua đạt được những thành tựu nhất định, thu nhập từ lúa là nguồn thu chính, đóng góp rất lớn trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản và tổng GDP của tỉnh.
- Thành quả trên là nhờ vào sự quy hoạch, phát triển và thực thi các chương trình phát triển nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học vào canh tác lúa của nông dân và cơ quan quản lý nông nghiệp.
- Bên cạnh những thành tựu trên, sản xuất lúa tại An Giang cũng gặp nhiều thách thức và gây tác động xấu đến môi trường vì sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV.
- Việc thâm canh tăng vụ làm giảm độ phì và bạc màu đất, do vậy để duy trì năng suất, nông dân đã sử dụng nhiều giống, phân và thuốc trong sản xuất lúa.
- 3.2 Tình hình sản xuất lúa tại Kiên Giang Ở Kiên Giang, diện tích trồng lúa có xu hướng tăng chậm từ năm 2005 đến 2009 (Bảng 6).
- Kết quả trên là do sự đầu tư sản xuất và quản lý tốt của nông dân về các khâu kỹ thuật, làm đất, chăm sóc và thu hoạch..
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc bảo quản và phơi sấy sau thu hoạch được tỉnh hỗ trợ cho nông dân đem lại hiệu quả khá cao.
- Bên cạnh đó, việc hỗ trợ nông dân trong việc gieo sạ theo lịch thời vụ để đảm bảo không có thiệt hại do thời tiết bất thường và sâu hại..
- 3.3 Diện tích canh tác lúa trung bình/hộ Tổng diện tích đất/hộ của nông hộ canh tác lúa 1P5G tại An Giang trong HTX thấp hơn của nhóm ngoài HTX (Bảng 10).
- Bảng 10: Diện tích đất trung bình/hộ tại An Giang (ha).
- Kết quả Bảng 11 cho thấy sự khác nhau về diện tích đất trung bình của hai nhóm hộ nông dân trong và ngoài HTX ở điểm nghiên cứu xã Thạng Đông A (Kiên Giang).
- 9 cho thấy trung bình diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Kiên Giang cao hơn so với An Giang, 2,01 ha và 1,63 ha, tương ứng..
- cấp 1 tại hai điểm khảo sát tại An Giang và Kiên Giang.
- Trình độ văn hóa là một trong những cơ sở để các công trình nghiên cứu triển khai các hoạt động, nhất là các lớp tập huấn hoặc tham gia thực hiện các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất..
- nội dung phổ biến nông dân tham gia là IPM và kỹ thuật canh tác và cách sử dụng phân/thuốc.
- Tại An Giang có tỷ lệ nông dân tham gia tập huấn về 3 giảm 3 tăng, 1P5G và IPM tương đối cao .
- Kết quả Hình 2 cho thấy rằng, nông dân chủ yếu tham gia 5 hoạt động huấn luyện các cơ quan quản lý nông nghiệp và hội đoàn địa phương khuyến khích bao gồm 1P5G, ba giảm ba tăng, IPM, chọn tạo giống và cánh đồng mẫu lớn.
- Ngoài ra, các chương trình hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyên đề cách sử dụng phân/thuốc cũng được các công ty thuốc BVTV tham gia tập huấn cho nông dân và quảng bá sản phẩm cho nông dân sử dụng tại điểm nghiên cứu..
- Kỹ thuật khác.
- Do vậy, nông dân cần thời gian thích ứng, chấp nhận thay đổi kiểu canh tác theo kinh nghiệm để áp dụng kỹ thuật 1P5G này.
- Hơn nữa, hiệu quả kinh tế của kỹ thuật 1P5G cũng phải được kiểm chứng tại địa phương thông qua các nghiên cứu thử nghiệm hay mô hình trình diễn..
- 3.6 Hiệu quả kinh tế 1P5G điểm nghiên cứu tại An Giang.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo 1P5G của hai nhóm nông dân trong và ngoài HTX tại An Giang được trình bày trong Bảng 12.
- còn lại nhóm nông dân HTX thấp hơn nhóm nông dân ngoài HTX.
- Điều này dẫn đến tổng chi phí sản xuất của nông dân trong HTX thấp hơn của nông dân ngoài HTX.
- Mặc dù, chi phí đầu tư sản xuất lúa của nông dân trong HTX thấp hơn của nông dân ngoài HTX, nhưng tổng thu và lợi nhuận của hai nhóm là không khác biệt nhau qua phép thử T- test.
- Điều này chứng tỏ nhóm nông dân ngoài HTX phải đầu tư một khoảng chi phí lớn hơn trong sản xuất lúa so với nhóm nông dân trong HTX.
- Nói cách khác, tham gia HTX giúp nông dân thực hiện 1P5G thuận lợi hơn thông qua việc quản lý nước, phân bón và thuốc BVTV một cách hiệu quả.
- Bởi vì việc quản lý sản xuất trên diện tích và qui mô rộng (HTX) sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư..
- Bảng 12: Hiệu quả kinh tế hai nhóm hộ sản xuất lúa 1P5G tại An Giang.
- Tỉnh An Giang.
- Tổng chi phí sản xuất .
- Thêm vào đó, một số nông dân không tham gia HTX vì có điều kiện chủ động trong canh tác, sử dụng đất, vốn sản xuất và qui trình quản lý nước khác với qui trình của HTX và không tìm được sự đồng thuận giữa các hộ tham gia hoặc là thành viên HTX..
- 3.7 Hiệu quả kinh tế 1P5G điểm nghiên cứu tại Kiên Giang.
- Đối với điểm nghiên cứu tại Kiên Giang, chi phí sản xuất, thu nhập và lợi nhuận của hai nhóm nông dân sản xuất lúa 1P5G trong và ngoài HTX không có sự khác biệt (Bảng 13).
- Điều này cho thấy yếu tố tổ chức sản xuất tập thể và cá nhân trong trường hợp nghiên cứu tại Kiên Giang không tác động lên hiệu quả ứng dụng 1P5G.
- Sự phân chia này được hình thành từ rất lâu đời (theo chính sách an cư lạc nghiệp của chính quyền trước 1975), và đến nay nông dân vẫn duy trì canh tác dựa theo thiết kế đồng ruộng trước kia, và chính quyền địa phương hỗ trợ đầu tư hệ thống thủy lợi tưới tiêu, đê bao hoàn chỉnh cho nông dân..
- Nếu so sánh hiệu quả ứng dụng 1P5G trong sản xuất lúa giữa hai nhóm nông dân trong và ngoài HTX và giữa hai địa phương An Giang và Kiên Giang thì lợi nhuận trong khoảng 32-36 triệu/ha/2 vụ.
- Điều này chứng tỏ rằng kỹ thuật 1P5G có thể ứng.
- dụng cho cả hai nhóm hộ sản xuất riêng lẻ và sản xuất tập thể.
- Đây là yếu tố thuận lợi của kỹ thuật 1P5G khi triển khai trên diện rộng bởi vì phân bố sử dụng đất canh tác lúa tại An Giang và Kiên Giang nói riêng, và ở ĐBSCL nói chung là rất đa dạng về sở hữu đất/nông hộ và diện tích sản xuất với quy mô lớn.
- Tuy nhiên, xét về mặt liên kết sản xuất để cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra trong một qui trình sản xuất khép kín thì hình thức tổ chức sản xuất theo HTX được thuận lợi so với sản xuất riêng lẻ của các hộ hay nhóm hộ nông dân.
- Bảng 13: Hiệu quả kinh tế hai nhóm hộ sản xuất lúa 1P5G tại Kiên Giang.
- Tổng chi phí sản xuất ns.
- Do vậy, vai trò thuốc BVTV và phân bón hóa học rất quan trọng với nông dân trong quá trình sản xuất..
- Nông dân sử dụng phân/thuốc nhiều hơn, làm tăng chi phí sản xuất, nên việc ứng dụng mô hình kém hiệu quả..
- Kiên Giang An Giang.
- Giảm giống là một tiêu chí được nông dân áp dụng với tỷ lệ cao, nhưng vẫn còn gặp khó khăn vì nông dân vẫn quen với tập quán sản xuất truyền thống sạ dày vì khấu hao thất thoát trong quá trình gieo sạ và mong muốn đạt năng suất cao.
- Nông dân có kinh nghiệm sản xuất.
- Máy GĐLH đủ phục vụ nhu cầu sản xuất.
- Một số nông dân được tập huấn 1P5G.
- Tập huấn 1P5G và sản xuất giống.
- Địa hình ruộng nông dân cao thấp.
- Nông dân còn hạn chế với tiếp cận kỹ thuật 1P5G.
- Đến nay, kỹ thuật 1P5G trong sản xuất lúa là giải pháp thiết thực giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện môi trường thông qua giảm chi phí đầu tư cho phân bón hóa học, thuốc BVTV và tài nguyên nước.
- Diện tích canh tác lúa/hộ rộng sẽ giúp nông dân giảm chi phí đầu tư và hình thức HTX là một cách tổ chức sản xuất hợp lý cho kỹ thuật này.
- Mặc dù, kỹ thuật 1P5G đã được triển khai nhiều năm ở An Giang và Kiên Giang, nhưng kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ hộ nông dân được tập huấn 1P5G còn thấp.
- Do vậy, để nâng cao hiệu quả 1P5G trong canh tác lúa, công tác tập huấn khuyến nông, tổ chức nông dân tham gia là rất cần thiết..
- Đối với An Giang, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa theo 1P5G của hộ nông dân trong HTX tỏ ra hiệu quả hơn hộ ngoài HTX, đặc biệt chi phí đầu tư hộ trong HTX thấp hơn hộ ngoài HTX.
- Ngược lại, nông dân trong và ngoài HTX tại Kiên Giang không có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa do điều kiện đồng ruộng của hai nhóm nông dân ở Kiên Giang đồng nhất về điều kiện quản lý nước.
- Kết quả nghiên cứu này minh chứng rằng, ngoài yếu tố tổ chức sản xuất (HTX), hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa 1P5G còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, quản lý nước và tập quán canh tác khác nhau của nông dân mỗi địa phương.
- Chi cục thống kê tỉnh An Giang (CCTK)..
- áp dụng 1 phải 5 giảm (1p5g): hiện trạng, khó khăn trở ngại và biện pháp cải tiến sản xuất lúa trên cấp độ nông hộ.
- Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất năm 2012 và định hướng sản xuất năm 2013.