« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC CƠ SỞ NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON) THÂM CANH Ở TỈNH BẾN TRE VÀ TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ KỸ THUẬT, TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT CỦA CÁC CƠ SỞ NUÔI TÔM SÚ.
- Nuôi tôm sú là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng..
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính cũng như các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững.
- Khảo sát được thực hiện từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 trên bốn hình thức tổ chức sản xuất là nông hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã/ban quản lý vùng nuôi (HTX/BQLVN) và công ty (CT).
- Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT nuôi tôm sú thâm canh.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn hình thức sản xuất lần lượt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH).
- Các mối liên kết trong nuôi tôm cũng được thảo luận chi tiết trong báo cáo này..
- Từ khóa: Penaeus monodon, nuôi tôm thâm canh, hình thức nuôi tôm, liên kết sản xuất.
- Nuôi tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, ở Bến Tre và Sóc Trăng nói riêng trong những năm gần đây đã có bước phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng, đặc biệt là mô hình thâm canh và bán thâm canh.
- Năm 2010 diện tích nuôi tôm sú của Bến Tre là 30.252 ha (trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 4.299 ha, chiếm 14,21% tổng diện tích nuôi tôm sú của tỉnh), đạt sản lượng 22.328 tấn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT Bến Tre, 2010), và ở Sóc Trăng là 47.926 ha (trong đó nuôi thâm canh và bán thâm canh là 25.615 ha, chiếm 53,45% tổng diện tích nuôi tôm sú của tỉnh) đạt 61.313 tấn (Sở NN&PTNT Sóc Trăng, 2010).
- Các hình thức nuôi tôm cũng ngày càng phát triển đa dạng, bao gồm nuôi tôm theo qui mô nông hộ, theo trang trại, hợp tác xã, hay công ty.
- Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, nghề nuôi tôm vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và giá cả thị trường không ổn định.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần tìm hiểu hiệu quả kỹ thuật, tài chính, phương thức hoạt động cũng như những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức sản xuất, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm ở Bến Tre và Sóc Trăng..
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011, tại các vùng nuôi tôm sú trọng điểm của 2 tỉnh Bến Tre (huyện Bình Đại và Thạnh Phú) và Sóc Trăng (huyện Trần Đề và Vĩnh Châu)..
- Số liệu thứ cấp được thu thập tại các cơ quan chức năng (Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản, Phòng NT-PT NT) ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm các vấn đề về vùng nuôi, hình thức nuôi, thuận lợi, khó khăn và các chỉ tiêu kỹ thuật và tài chính cũng như các giải pháp chủ yếu..
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn ngẫu nhiên 100 cơ sở nuôi tôm thâm canh, trong đó có 60 NH, 11 TT, 18 HTX/BQLVN và 11 CT bằng phiếu phỏng vấn soạn sẵn.
- Nội dung phỏng vấn gồm các thông tin chung về nông hộ, hình thức tổ chức sản xuất, phương thức hoạt động – liên kết sản xuất, các vấn đề về kỹ thuật, kinh tế, môi trường, thuận lợi, khó khăn và những vấn đề có liên quan.
- nội dung phỏng vấn gồm các thông tin về tình hình sản xuất của các NH, TT, HTX/BQLVN và CT.
- cũng như những nhận xét của các ban ngành về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và giải pháp trong sản xuất và phát triển nghề nuôi tôm..
- Đối với TT, diện tích nuôi tôm trung bình là 48,3 ha/cơ sở.
- HTX/BQLVN là 50,9 ha/cơ sở.
- HTX/BQLVN là 27,5 ha/cơ sở.
- Điều này rất quan trọng để đảm bảo các hoạt động an toàn sinh học trong nuôi tôm ở các công ty.
- Mức nước ao nuôi bình quân của mỗi hình thức sản xuất đều cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Vĩnh Hảo (2009) với mức nước bình quân của ao nuôi tôm sú TC ở Sóc Trăng là 1,3 m và nghiên cứu của Võ Văn Bé (2007) là 1,2 m..
- Bảng 1: Diện tích đất sử dụng nuôi tôm sú thâm canh của các hình thức tổ chức sản xuất.
- Hình thức sản xuất.
- (n=11) HTX/BQLVN.
- Các hình thức tổ chức nuôi tôm sú TC, chọn giống có nguồn gốc trong tỉnh để thả nuôi chiếm tỷ lệ rất ít so với giống nhập từ ngoài tỉnh.
- Điều này có lẽ do giống trong tỉnh không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và số lượng cho sản xuất.
- hộ nuôi tôm sú TC cho rằng tôm giống nguồn từ Miền Trung tốt hơn so với tôm giống sản xuất ở các tỉnh ĐBSCL, vì phải qua nhiều khâu kiểm dịch..
- Bảng 2: Nguồn giống và các thông số về giống của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh.
- Thời gian nuôi ngày/vụ Về mật độ thả nuôi, đối với CT do được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, đội ngũ kỹ thuật và chủ động được vốn sản xuất nên thả nuôi với mật độ (trung bình 39,2 con/m 2 ) cao hơn ba hình thức còn lại.
- Nhìn chung, mật độ tôm nuôi của bốn hình thức sản xuất thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đức (2007) với mật độ tôm sú thả nuôi TC ở Bến Tre từ 40 - 45 con/m 2 nhưng cao hơn kết quả của Dương Vĩnh Hảo (2009) với mật độ tôm sú nuôi TC trung bình là 23,7 con/m 2 .
- Kích cỡ tôm giống thả nuôi của bốn hình thức sản xuất đều khá nhỏ (trung bình ở giai đoạn Postlarva 12-13).
- Tỷ lệ sống trung bình của tôm theo các hình thức sản xuất từ 65,1% đến 81,7%, trong đó CT có tỷ lệ sống cao nhất và thấp nhất là NH.
- Thời gian nuôi các hình thức sản xuất dao động không lớn, từ 141 đến 146 ngày/vụ.
- Thời gian nuôi tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như kỹ thuật nuôi để tôm đạt kích cỡ thương phẩm, nhu cầu về cỡ tôm và giá cả từng cỡ tôm của thị trường,… mà người nuôi chọn thời điểm thu họach thích hợp..
- Từ kết quả khảo sát (Bảng 3) cho thấy CT có lượng thức ăn sử dụng trung bình là 12.282 kg/ha/vụ cao hơn TT, HTX/BQLVN và NH.
- Nguyên nhân có thể là do CT thả nuôi với mật độ cao, trong khi NH có thể do mật độ thả nuôi thấp và thời gian nuôi ngắn hơn hình thức TT và HTX/BQLVN và CT nên tổng lượng thức ăn (TLTA) sử dụng (trung bình 8.224 kg/ha/vụ) thấp nhất..
- Bảng 3: Lượng thức ăn sử dụng và hệ số chuyển hóa thức ăn theo các hình thức sản xuất.
- FCR bình quân của bốn hình thức sản xuất là 1,54.
- Số lần cho ăn của các hình thức sản xuất từ 4- 5 lần/ngày đêm..
- Cỡ tôm thu hoạch bình quân của bốn hình thức là 25,7 g/con, phù hợp kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Thống (2007) với cỡ tôm sú thu hoạch mô hình TC nhỏ hơn 28,2 g/con.
- Năng suất tôm nuôi TC trung bình của bốn hình thức sản xuất dao động từ 5.336 đến 8.355 kg/ha, trong đó đặc biệt là CT có năng suất cao nhất, kế đến là TT và thấp nhất là NH.
- Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Dương Vĩnh Hảo (2009), năng suất tôm sú nuôi TC trung bình là 3.999 kg/ha/vụ.
- Tổng sản lượng tôm sú của CT là lớn nhất, NH là nhỏ nhất trong bốn hình thức sản xuất, có sự chênh lệch quá lớn giữa bốn hình thức sản xuất là do sự chênh lệch quá lớn về diện tích nuôi..
- Bảng 4: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh.
- vị NH (n=60) TT (n=11) HTX/BQLVN.
- Hình thức bán SP.
- 3.2 Hiệu quả tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú TC.
- Nguyên nhân là phần lớn NH thường thiếu vốn sản xuất do đó phải mua thiếu thức ăn, thuốc, hóa chất,… với giá cao hơn giá mua tiền mặt (kê lãi) vì thế mà làm cho giá thành sản xuất tăng lên cao.
- Riêng CT có giá thành sản xuất thấp nhất trong bốn hình thức là do CT chủ động được vốn sản xuất và có sự liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ đầu vào nên việc mua thức ăn, thuốc, hóa chất,…với giá ưu đãi thấp hơn giá thị trường, đồng thời quản lý khá tốt các khâu trong quá trình nuôi vì thế cũng góp phần hạ giá thành sản xuất.
- Theo Võ Văn Bé (2007), ở thời điểm năm 2007, với giá thành sản xuất trung bình trong nuôi tôm sú TC là 52,2 ngàn đồng/kg/vụ..
- Giá bán tôm trung bình của bốn hình thức là 129 ngàn đồng/kg.
- Đối với thu nhập bình quân trên ha mặt nước đạt cao nhất là hình thức CT kế đến là hình thức TT, HTX/BQLVN và hình thức NH là thấp nhất.
- Sư khác biệt này phụ thuộc vào tính hiệu quả trong quá trình quản lý sản xuất của mỗi hình thức.
- Thu nhập bình quân trên ha mặt nước của bốn hình thức sản xuất là 888.745 ngàn đồng/ha/vụ.
- Bảng 5: Hiệu quả tài chính của các hình thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh.
- Chỉ tiêu Đơn vị NH (n=60) TT (n=11) HTX/BQLVN.
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân và hiệu quả chi phí bình quân cao nhất là CT, kế đến là TT, HTX/BQLVN và thấp nhất là NH.
- Tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả chi phí bình quân của bốn hình thức là 0,74±0,32 lần và 1,74±0,32 lần, kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Vĩnh hảo (2009), tỷ suất lợi nhuận bình quân và hiệu quả chi phí bình quân trong nuôi tôm sú TC là 1,1±1,7 lần và 2,1±1,7 lần.
- đặc biệt đối với hình thức TT và CT, không có cơ sở nào bị lỗ.
- Từ kết quả trên cho thấy trong bốn hình thức sản xuất thì hình thức CT sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất, kế là TT, HTX/BQLVN và NH là thấp nhất.
- TT, CT và gần 80% NH, HTX/BQLVN thực hiện các biện pháp kiểm soát người ra vào tránh lây bệnh trên tôm sú và các biện pháp kiểm soát mầm bệnh do các dụng cụ dùng trong nuôi tôm.
- Qua đó cho thấy trong quá trình nuôi tôm sú thâm canh, các CT và TT rất quan tâm đến việc kiểm soát an toàn sinh học và chất lượng sản phẩm hơn các NH và HTX/BQLVN.
- đây chính là nguyên nhân làm cho môi trường trong nuôi tôm ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng gia tăng, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo..
- 3.4 Liên kết sản xuất.
- Kết quả ở bảng 6 cho thấy các NH và các HTX/BQLVN liên kết với các trại sản xuất giống và các cơ sở ương giống qua quan hệ trực tiếp khi cần thiết.
- Đáng chú ý là các TT và nhất là các CT có liên kết chặt chẽ với các trại sản xuất giống.
- công ty/đại lý thức ăn và công ty chế biến thủy sản qua hình thức ký kết hợp đồng cung cấp, bao tiêu trước sản phẩm theo giá thị trường để chủ động các yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Điều đặc biệt là ở tất cả các hình thức sản xuất không thực hiện hình thức ký kết hợp đồng cung cấp, bao tiêu sản phẩm theo giá cố định, do giá cả đầu vào và đầu ra thường không ổn định..
- Từ kết quả khảo sát cũng cho thấy các hình thức sản xuất đều được sự đầu tư dưới hình thức bán nợ thức ăn, thuốc, hóa chất từ các công ty/đại lý thức ăn, thuốc, hóa chất và đến khi thu hoạch sản phẩm mới thanh toán.
- Ngoài ra các hình thức sản xuất đều có tích lũy vốn tự có trong sản xuất, đối với TT, CT và HTX/BQLVN tỷ lệ vốn tự có chiếm trên dưới gần 50 % tổng vốn sản xuất (TT:.
- HTX/BQLVN: 44,7.
- Điều này cho thấy nhu cầu vốn sản xuất của NH là rất cao (lên tới 73.7 % số NH).
- Đối với vốn vay ngân hàng thì CT chiếm 49,1 % tổng vốn sản xuất cao hơn NH, TT và HTX/BQLVN và gần bằng với vốn tự có của CT.
- Riêng đối với vốn vay tư nhân chiếm không đáng kể so với tổng vốn sản xuất của các hình thức sản xuất, đặc biệt là các TT và các CT không vay vốn tư nhân.
- Từ kết quả trên cho thấy nguồn vốn cho nuôi tôm của NH phụ thuộc rất lớn vào sự đầu tư từ các đại lý thức ăn, thuốc và hóa chất..
- Bảng 6: Liên kết trong sản xuất của các hình thức nuôi tôm sú Các đơn vị liên kết Tỷ lệ.
- Hình thức liên kết Quan hệ.
- Với trại sản xuất giống.
- HTX/BQLVN .
- Kết quả ở bảng 7 cho thấy sự liên kết trong sản xuất phần lớn là các cơ sở nuôi trong mỗi hình thức sản xuất liên kết với nhau.
- Còn sự liên kết giữa các hình thức sản xuất là rất hạn chế, đặc biệt là đối với hình thức TT và CT gần như không có liên kết với các NH nuôi tôm sú.
- Giữa các NH và các HTX/BQLVN liên kết chủ.
- của các hình thức sản xuất cũng như công tác quản lý của các cơ quan chức năng và đây cũng là trở ngại rất lớn cho phát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú ở ĐBSCL..
- Bảng 7: Liên kết giữa các cơ sở nuôi tôm sú thâm canh theo các hình thức sản xuất Liên kết với các cơ.
- Liên kết sản xuất theo mùa vụ trong vùng.
- HTX/BQLVN.
- FCR của bốn hình thức sản xuất từ và năng suất trung bình từ kg/ha/vụ..
- Hình thức CT nuôi tôm đạt hiệu quả cao nhất, kế đến là TT, HTX/BQLVN và thấp nhất là NH, đồng thời có 18,33 % NH và 11,11 % HTX/BQLVN bị thua lỗ, trong khi không có TT và CT nào bị lỗ..
- Các hình thức tổ chức nuôi tôm sú TC ở Bến Tre và Sóc Trăng chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất, riêng TT và CT liên kết tốt hơn HTX/BQLVN..
- Các ngành chức năng cần hỗ trợ tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có hợp tác như tổ hợp tác, HTX, BQLVN.
- Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất..
- Thực hiện việc hỗ trợ vốn vay cho người nuôi và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, giao thông,… để đáp ứng nhu cầu sản xuất..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Peneaus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Điều tra tình hình sử dụng hóa chất và chế phẩm vi sinh trong quản lý môi trường ao nuôi tôm sú (Peneaus monodon) thâm canh ở Bến Tre, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Peneaus monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng.