« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả quản lý tài nguyên nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản dưới tác động của xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN TẠI TỈNH BẾN TRE.
- Hiệu quả quản lý, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, vùng ven biển, xâm nhập mặn.
- Xâm nhập mặn tại các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả trong công tác ứng phó xâm nhập mặn vào mùa khô tại tỉnh Bến Tre, dựa trên nguyên tắc về vai trò và trách nhiệm rõ ràng của các bên liên quan về quản trị tài nguyên nước của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế).
- Thời gian xâm nhập mặn mùa khô năm kéo dài và có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với trung bình 40 năm trở lại đây, điều này đã dẫn đến việc thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản..
- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo công tác ứng phó xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản đã được thực hiện kịp thời.
- Trong những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn tại các vùng ven biển diễn biến ngày càng gây gắt, gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt.
- Công tác quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam đang được thực thi dựa trên Luật Tài nguyên nước (Luật số 17/2012/QH13) với các quy định về việc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
- Nghị quyết số 76/NQ-CP (ngày về công tác phòng, chống thiên tai nhằm nâng cao năng lực, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trước tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp.
- Tuy nhiên, quản trị nước tại Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để có thể triển khai công tác quản lý nước tổng hợp và bền vững (World Bank, 2019).
- tuy vậy, đây cũng là trở ngại đáng kể khi vào mùa khô lưu lượng từ thượng nguồn đổ về giảm kết hợp với thủy triều dẫn đến việc mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh nội đồng.
- Từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, Bến Tre là một trong những tỉnh chịu tác động nặng nề từ tình hình xâm nhập mặn.
- Trước tình hình xâm nhập mặn ngày càng gia tăng, việc đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về ứng phó với xâm nhập mặn của một số ngành và địa phương còn mang tính tạm thời ngắn hạn.
- do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến hiện trạng hệ thống SXNN và NTTS tại tỉnh Bến Tre cũng như đánh giá hiệu quả công tác ứng phó xâm nhập mặn trong SXNN và NTTS giai đoạn mùa khô .
- Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 và đối tượng nghiên cứu là tình trạng xâm nhập mặn đối với nguồn tài nguyên nước mặt, SXNN và NTTS tại vùng nghiên cứu..
- Các dự báo, báo cáo tổng quan về tình hình xâm nhập mặn và dữ liệu mặn tại các trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ tháng 11/2019 đến tháng 06/2020 được thu thập tại Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre..
- Báo cáo kết quả phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tại các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Thạnh Phú..
- Các văn bản chỉ đạo phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm thu thập tại Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre và UBND các huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Thạnh Phú..
- Nghiên cứu thu thập các số liệu sơ cấp từ 06 cuộc phỏng vấn trực tiếp cán bộ chuyên trách đại diện Phòng TN&MT và Phòng NN&PTNT theo phương pháp phỏng vấn người am hiểu (Ryan et al., 2009) với nội dung: (i) thực trạng diễn biến xâm nhập mặn trên các sông chính tại địa phương cuối năm 2019 và 06 tháng đầu năm 2020.
- (ii) tác động của xâm nhập mặn đến việc SXNN và NTTS tại địa phương.
- và (iii) công tác ứng phó xâm nhập mặn tại các huyện bao gồm: các giải pháp ứng phó và kết quả ứng phó với xâm nhập mặn tại địa phương..
- Các số liệu sơ cấp và thứ cấp sau khi thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả các tác động của xâm nhập mặn mùa khô năm đến SXNN và NTTS, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác ứng phó xâm nhập mặn..
- Bên cạnh đó, các số liệu còn được thể hiện dưới dạng bản đồ, sơ đồ và biểu bảng để phục vụ cho việc đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến SXNN và NTTS và tính kịp thời trong công tác ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương..
- Phương pháp đánh giá hiệu quả công tác ứng phó xâm nhập mặn.
- Tiêu chí được đặt ra để đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên nước mặt trong nguyên tắc này là sự tồn tại và mức độ thực thi luật và các quy định nhà nước có liên quan đến quản lý tài nguyên nước nhằm ứng phó với xâm nhập mặn tại địa phương bao gồm:.
- Xác định sự tồn tại của các văn bản quy định về vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương được đánh giá thông qua việc các văn bản chỉ đạo ứng phó xâm nhập mặn được ban hành từ Trung ương đến địa phương;.
- Đánh giá mức độ thực thi các văn bản chỉ đạo tại địa phương trên cơ sở xem xét thực trạng sự phối hợp giữa các bên liên quan tại địa phương thông qua sự phối hợp trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó xâm nhập mặn từ Trung ương đến địa phương và sự phối hợp giữa các Sở/ban/ngành (cấp tỉnh), các phòng/ban (cấp huyện) trong việc thực thi văn bản nhằm đánh giá tính kịp thời trong công tác ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương (dựa vào thời gian ban hành văn bản theo Tiêu chuẩn Việt Nam 9001:2015 về Quy trình xử lý văn bản (Ủy ban Dân tộc, 2019)..
- Tác động của xâm nhập mặn mùa khô năm đến hiện trạng SXNN và NTTS trên địa bàn tỉnh Bến Tre Tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm tại các vùng ven biển ĐBSCL phụ thuộc vào hai yếu tố chính là lưu lượng thượng nguồn đổ về ĐBSCL và thuỷ triều từ Biển Đông (Giáp Văn Vinh, 2020).
- với trung bình nhiều năm thời kỳ từ năm Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam 2019) vì thế xâm nhập mặn xuất hiện từ rất sớm tại các cửa sông.
- Phạm vi xâm nhập mặn cao nhất của các tháng với nồng độ từ 4g/L trở lên trên các sông chính tỉnh Bến Tre (Hình 3) cho thấy xâm nhập mặn đã xuất hiện từ giữa tháng 11/2019 với phạm vi khoảng 24 – 34 km tính từ cửa sông.
- Theo báo cáo từ Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre, đến tháng 12/2019 mặn xâm nhập diễn ra nhanh và tiến sâu vào nội đồng, sang tuần thứ 3 của tháng 12/2019 phạm vi xâm nhập mặn trên sông Hàm Luông (khoảng 60 km) ở mức sâu hơn tháng 02 năm 2016 và trên sông Cửa Đại (khoảng 45 km) ở mức tương đương cùng kỳ năm 2015.
- phạm vi xâm nhập mặn sâu nhất trên các sông chính tương đương xâm nhập mặn tháng 02/2016.
- Đến tháng 02/2020, hệ thống sông chính trên địa bàn Tỉnh đã hoàn toàn nhiễm mặn với khoảng cách từ 64 – 86 km tính từ cửa sông, độ mặn và mức độ xâm nhập của nước mặn đã cao hơn năm .
- Mặn xâm nhập sâu và duy trì qua các tháng cùng với hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa hoàn toàn khép kín dẫn đến việc mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh nội đồng, gây thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho SXNN và sinh hoạt của người dân tại địa phương.
- Mặn đã tràn qua các kênh rạch xâm nhập vào sâu nội đồng gây nhiều thiệt hại đến SXNN và NTTS tại địa phương..
- Phạm vi xâm nhập mặn cao nhất với nồng độ ≥ 4g/L từ tháng tại các sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- (Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bến Tre, 2020) Nội dung chủ động ứng phó biến đổi khí hậu,.
- Mặc dù nằm trong vùng sinh thái nước ngọt nhưng xâm nhập mặn mùa khô năm vẫn gây ảnh hưởng đến nông nghiệp trên địa bàn huyện, có khoảng 7.995 ha dừa bị ảnh hưởng về năng suất, trong đó mức thiệt hại từ 30 – 70% khoảng 954,4 ha..
- Diện tích NTTS từ tháng 02/2020 bị ảnh hưởng từ độ mặn và phạm vi xâm nhập mặn tăng cao, nên người dân không phát triển diện tích nuôi cá, diện tích nuôi thủy sản đến nay là 26,5 ha.
- nhập mặn.
- Do hệ thống công trình thủy lợi huyện chưa hoàn toàn khép kín nên mặn vẫn xâm nhập qua các kênh, tràn qua các mương ảnh hưởng đến nông nghiệp của huyện.
- Xâm nhập mặn mùa khô năm đã ảnh hưởng đến lúa vụ 3 tại huyện..
- Theo báo cáo từ Hội nghị tổng kết công tác phòng chống hạn mặn năm của huyện Giồng Trôm thống kê tình hình thiệt hại trên các loại cây trồng, khoảng 958 ha lúa bị thiệt hại với mức độ thiệt hại trên 70%.
- Với vị trí địa lý tiếp giáp biển, huyện Thạnh Phú bị ảnh hưởng xâm nhập mặn từ rất sớm, làm ảnh hưởng lớn đến SXNN và NTTS trên địa bàn huyện..
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn tỉnh Bến Tre (điều chỉnh năm 2016) (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, 2018).
- Các huyện tại khu vực nghiên cứu đều chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn mùa khô năm làm thiệt hại nghiêm trọng đến nông nghiệp và NTTS.
- Trước những tác động từ xâm nhập mặn gây khó khăn về nguồn nước ngọt phục vụ cho hoạt động canh tác, việc sử dụng đất đai tại địa phương đã có sự thay đổi từ năm 2015 đến năm 2020 (Bảng 1), các huyện đã dần chuyển đổi mô hình canh tác như huyện Thạnh Phú đã giảm diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây có múi chịu được độ mặn cao hơn.
- Nhìn chung, các mô hình SXNN và NTTS đã chịu nhiều ảnh hưởng từ tác động của xâm nhập mặn (Phan Thanh Vũ và ctv., 2016).
- Theo (Le et al., 2018), xâm nhập mặn đã tác động đến hoạt động canh tác lúa dẫn đến việc phải thay đổi mô hình canh tác để thích ứng với xâm nhập mặn.
- Xâm nhập mặn không chỉ tác động đến các loại hình canh tác vùng sinh thái nước ngọt mà còn gây thiệt hại đến NTTS ở vùng sinh thái nước lợ, mặn..
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt khu vực nghiên cứu.
- Sự tồn tại của các văn bản quản lý nhà nước trong công tác ứng phó xâm nhập mặn.
- Tại Việt Nam, công tác quản lý nhà nước về ứng phó thiên tai đang được thực thi dựa trên Luật Phòng, chống thiên tai (2013) và các văn bản dưới hướng dẫn thi hành luật.
- Căn cứ vào Luật và các văn bản dưới luật đã được ban hành, các văn bản về ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm đã được ban hành từ cấp Trung ương đến địa phương (Hình 5).
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 247/TB-VPCP (ngày giao nhiệm vụ về phòng, chống xâm nhập mặn cho các bộ, ngành, cơ quan trung trương và chính quyền các cấp ở địa phương.
- Đến tháng 01/2020, tình hình xâm nhập mặn diễn ra gay gắt hơn so với những dự báo, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT- TTg (ngày giao nhiệm vụ cho các Bộ và UBND các tỉnh phối hợp với nhau triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và dân sinh.
- Ngoài ra, Bộ NN&PTNT là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã ban hành một số văn bản như: Công văn số 6708/BNN/TCTL (ngày giao nhiệm vụ cho UBND các tỉnh về việc chuẩn bị triển khai công tác phòng, chống xâm nhập mặn mùa khô năm .
- Bên cạnh đó, các tổng cục, các viện trực thuộc Bộ NN&PTNT cũng đã có các văn bản dự báo và cảnh báo về nguồn nước và tình hình xâm nhập mặn mùa khô năm .
- Nhiệm vụ của các bên liên quan trong công tác ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm tại tỉnh Bến Tre đã được UBND tỉnh Bến Tre quy định tại Kế hoạch số 4741/KH-UBND (ngày về việc phòng chống thiếu nước, hạn.
- hán, xâm nhập mặn mùa khô năm nhằm chủ động ứng phó và đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Theo văn bản này, UBND Tỉnh đã giao nhiệm vụ Sở NN&PTNT, UBND các huyện và thành phố đảm bảo thực hiện tốt công tác cảnh báo và dự báo diễn biến xâm nhập mặn, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống và ứng phó trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và NTTS.
- Đưa ra lịch thời vụ phù hợp với từng vùng và theo dõi tình hình xâm nhập mặn để chủ động lấy nước ngọt phục vụ sản xuất.
- Ngoài các văn bản chỉ đạo được ban hành, thông qua cuộc Hội nghị phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đảm bảo sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực ĐBSCL mùa khô năm UBND tỉnh Bến Tre ban hành công văn số 496/UBND-KT (ngày gửi đến các sở ban ngành và UBND các huyện về việc tổ chức tổ chức thực hiện chỉ đạo của Trung ương về công tác phòng, chống hạn – mặn.
- Bên cạnh các văn bản chỉ đạo được ban hành từ UBND tỉnh Bến Tre, Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre đã chủ động trình lên UBND tỉnh Bến Tre kế hoạch số 38/KH-ĐBT ngày về việc tăng cường đo đạc khí tượng thủy văn trong công tác phòng, chống thiên tai ứng phó biến đổi khí hậu năm 2020 nhằm chủ động trong công tác ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương..
- Kết quả tổng hợp các văn bản cho thấy UBND các huyện đã ban hành các kế hoạch phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn theo điều kiện thực tế của từng huyện.
- Đồng thời Phòng NN&PTNT cũng phối hợp với UBND các xã đưa ra các kế hoạch điều tiết nguồn nước phục vụ cho SXNN, theo dõi tình hình xâm nhập mặn thường xuyên để kịp thời để thông tin đến người dân địa phương.
- UBND các xã có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn được chỉ đạo, theo dõi tình hình xâm nhập mặn tại địa phương để tham mưu cho việc chỉ đạo điều hành công tác ứng phó xâm nhập mặn có hiệu quả.
- chỉ đạo.
- Đài truyền thanh của các xã tuyên truyền công tác phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn và thông tin tình hình xâm nhập mặn cho người dân..
- Sơ đồ văn bản chỉ đạo phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm Nguồn: Kết quả tổng hợp các văn bản năm 2020).
- Đánh giá thực trạng phối hợp của các bên trong công tác ứng phó xâm nhập mặn.
- Trong công tác ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm tại tỉnh Bến Tre, Sở TN&MT đã phối hợp với Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre đã đưa ra các bản tin dự báo độ mặn, tóm tắt tình hình xâm nhập mặn trên địa bản tỉnh Bến Tre hàng tuần trên trang thông tin điện tử giúp các cơ quan và người dân theo dõi tình hình diễn biến xâm nhập mặn một cách dễ dàng hơn.
- Nhằm hạn chế những thiệt hại và để người dân nắm bắt thông tin kịp thời cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu, Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre đã kết hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh Bến Tre và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre xây dựng trang web (https://thuyloibentre.com/) quản lý thông tin về công trình thủy lợi, dữ liệu thủy văn và cảnh báo, dự báo xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh nhằm cảnh báo tình hình xâm nhập mặn một cách liên tục và kịp thời, nhằm hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận tin tức, chủ động trong việc lấy nước ngọt phục vụ cho việc SXNN và sinh hoạt.
- Thông qua nội dung và thời gian ban hành các văn bản chỉ đạo công tác ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm theo trình tự từ Trung ương đến địa phương cho thấy, các văn bản dự báo, cảnh báo về xâm nhập mặn và các văn bản chỉ đạo công tác ứng phó xâm nhập mặn đã được ban hành kịp thời trước khi xâm nhập mặn diễn ra tại địa phương, giúp các cơ quan chủ động được trong công.
- tác ứng phó xâm nhập mặn.
- Tuy nhiên, Kế hoạch phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm từ UBND huyện Thạnh Phú được ban hành vào tháng 01/2020 chưa đạt được kịp thời so với Kế hoạch số 4741/KH-UBND (ngày từ UBND tỉnh Bến Tre theo TCVN ISSO 9001:2015 về mặt thời gian ban hành văn bản (văn bản phải được ban hành trước 45 ngày kể từ khi có văn bản chỉ đạo từ cấp trên) và chưa đạt được kịp thời về mặt thực tế khi xâm nhập mặn đã diễn ra trên địa bàn huyện từ tháng 11/2019..
- Các bên liên quan đã có sự phối hợp với nhau trong công tác ứng phó xâm nhập mặn như văn bản được giao.
- Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các bên liên quan ở cùng cấp tại các huyện còn nhiều hạn chế do nhiệm vụ của các bên liên quan được giao trong các văn bản chỉ đạo ứng xâm nhập mặn mặn tại các huyện còn độc lập (Kế hoạch số 2972/KH-UBND huyện Giồng Trôm, Kế hoạch số 83/KH-UBND huyện Thạnh Phú).
- Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nguyen et al., (2021) tại Bến Tre cũng cho thấy rằng vai trò và trách nhiệm của các bên trong công tác ứng phó với xâm nhập mặn vẫn còn gây nhầm lẫn và chưa rõ ràng, điều này có thể dẫn đến việc thực thi công tác ứng phó xâm nhập mặn không hiệu quả trong các trường hợp khẩn cấp..
- Qua kết quả nghiên cứu, xâm nhập mặn mùa khô năm diễn ra gay gắt hơn xâm nhập mặn mùa khô năm về mặt không gian, gây nhiều thiệt hại đến SXNN và NTTS tại địa phương..
- Trước tác động từ các đợt xâm nhập mặn cực đoan mùa khô năm và năm việc sử dụng đất đai tại khu vực nghiên cứu đã có sự chuyển dịch nhằm thích ứng với xâm nhập mặn..
- Công tác chỉ đạo phòng, chống và ứng phó xâm nhập mặn mùa khô năm được kịp thời từ cấp Trung ương đến địa phương giúp người dân chủ động trong việc ứng phó xâm nhập mặn.
- Sự phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương được quy định rõ ràng.
- Tuy nhiên, sự phối hợp theo chiều ngang giữa các bên còn gặp nhiều hạn chế khi sự phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản chỉ đạo ứng phó xâm nhập mặn tại địa phương..
- Nghiên cứu là bước đầu đánh giá hiệu quả công tác ứng phó với xâm nhập mặn trong điều kiện thời tiết cực đoan tại vùng ven biển ĐBSCL.
- Nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá công tác ứng phó trước và trong khi xảy ra xâm nhập mặn mà chưa xem xét đến các giải pháp làm giảm thiệt hại sau khi đợt xâm nhập mặn diễn ra và nghiên cứu chưa đánh giá được hết các nguyên tắc trong nhóm hiệu quả của OECD, còn hạn chế trong việc đánh giá cơ chế phối hợp theo chiều ngang ở cấp Tỉnh và cấp Trung ương.
- Vì thế nhóm tác giả đề xuất cần có các nghiên cứu đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả của công tác ứng phó xâm nhập mặn, nhằm hỗ trợ việc quy hoạch và phát triển bền vững tài nguyên nước, đặc biệt trong điều kiện thời tiết ngày càng bất thường..
- Tình Hình Thủy Văn và Xâm Nhập Mặn Năm 2020 ở ĐBSCL.
- Phân Vùng Rủi Ro Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Dưới Tác Động Của Xâm Nhập Mặn ở Tỉnh Bạc Liêu.
- Báo cáo dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn mùa khô năm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp chống hạn.