« Home « Kết quả tìm kiếm

HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP SO SÁNH MÔ HÌNH NUÔI BÁN THÂM CANH TỈNH TRÀ VINH VỚI TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TÔM CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP SO SÁNH.
- MÔ HÌNH NUÔI BÁN THÂM CANH TỈNH TRÀ VINH VỚI TỈNH BẠC LIÊU.
- Nghiên cứu này nhằm phân tích và so sánh hiệu quả nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh (BTC) của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
- Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: 80 mẫu số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở địa bàn nghiên cứu và các nghiên cứu có liên quan.
- Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh đều có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm theo mô hình BTC.
- Nông hộ ở Bạc Liêu tạo ra giá trị sản xuất từ tôm theo mô hình BTC cao hơn, đồng thời chi phí sản xuất cũng thấp hơn so với nông hộ ở Trà Vinh, do vậy mà nông hộ ở Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ mô hình sản xuất tôm BTC cao hơn so với ở Trà Vinh.
- Một số giải pháp được nhóm nghiên cứu đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi tôm BTC ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh..
- Còn tỉnh Trà Vinh có diện tích nuôi trồng thủy sản thấp hơn, khoảng 59.400 ha, sản lượng hàng năm khoảng 150.000 tấn, trong đó khoảng 37.000 tấn tôm.
- Các mô hình nuôi tôm ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh rất đa dạng, gồm có: mô hình nuôi tôm quảng canh (QC), quảng canh cải tiến (QCCT), bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC.
- Trong đó, mô hình sản xuất tôm BTC là phổ biến.
- Để có căn cứ đề xuất phát triển mô hình này trong thời gian tới, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất tôm của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long: Trường hợp so sánh mô hình nuôi BTC tỉnh Trà Vinh với tỉnh Bạc Liêu” với những mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phân tích và so sánh hiệu quả nuôi tôm theo mô hình BTC của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
- (2) Nhận định một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất tôm theo mô hình BTC của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu.
- và (3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC của nông hộ ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
- Số liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu thu thập từ các nguồn: Niên giám thống kê, Báo cáo tổng kết năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh.
- Số liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
- Ở tỉnh Bạc Liêu, các huyện được chọn khảo sát như: Đông Hải (7 mẫu), Hòa Bình (10 mẫu), Phước Long (4 mẫu), TX.
- Bạc Liêu (12 mẫu).
- Bạc Liêu và Trà Vinh là hai tỉnh có những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái, đều là các tỉnh nuôi tôm ven biển, có những điểm giống nhau về các mô hình nuôi tôm, tập quán, thói quen nuôi tôm.
- Đây cũng là những vùng nuôi tôm phổ biến, tập trung và tiêu biểu ở khu vực ĐBSCL..
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nghiên cứu (số trung bình, tỉ lệ, tần suất.
- nhằm phân tích và so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC ở tỉnh Bạc Liêu với Trà Vinh.
- Đồng thời, phương pháp tham vấn chuyên gia được sử dụng làm căn cứ để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Thông tin cơ bản của các nông hộ sản xuất tôm theo mô hình BTC.
- Bảng 1: Thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu.
- Độ lệch chuẩn Tỉnh Bạc Liêu.
- Số lao động bình quân/hộ lao động Tỉnh Trà Vinh.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi bình quân của chủ hộ nuôi tôm tại địa bàn nghiên cứu là khá cao, ở Bạc Liêu là 43,35 tuổi, ở Trà Vinh là 43,83 tuổi và bình quân chung của hai tỉnh là 43,59 tuổi.
- Bên cạnh đó, trình độ học vấn của các chủ hộ nuôi tôm tương đối thấp.
- Điều này cho thấy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi tôm nói riêng, hầu hết lao động đều có trình độ thấp, sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích lũy.
- Số lao động bình quân/hộ tương đối cao: ở Bạc Liêu trung bình là 3,91 lao động/hộ, ở Trà Vinh là 3,89 lao động/hộ, bình quân chung là 3,90 lao động/hộ.
- Với tình hình lao động/hộ như thế cho thấy rằng nhu cầu lao động phục vụ cho công việc nuôi tôm được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ..
- 3.2 So sánh hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC ở Bạc Liêu và Trà Vinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích nuôi tôm bình quân/hộ tương đối lớn:.
- Trong đó, ở tỉnh Bạc Liêu là 12.120 m 2 /hộ, ở tỉnh Trà Vinh thấp hơn với 8.670 m 2 /hộ.
- Diện tích nuôi tôm bình quân/hộ cao cho thấy rằng con tôm đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung và trong nuôi trồng thủy sản nói riêng ở Bạc Liêu và Trà Vinh.
- Trong đó, năng suất tôm của Trà Vinh (2,32 tấn/ha) đạt cao hơn so với năng suất tôm ở Bạc Liêu (2,27 tấn/ha).
- Tuy nhiên do, diện tích nuôi tôm ở Bạc.
- Bảng 2: So sánh hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh (tính bình quân cho 1000m 2 nuôi tôm).
- Chỉ tiêu Đvt Bạc Liêu.
- Trà Vinh (2).
- Giá trị sản xuất (GO) 1.000đ Chi phí sản xuất (TC).
- Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy, so với tỉnh Trà Vinh thì nông hộ nuôi tôm theo mô hình BTC ở tỉnh Bạc Liêu tạo ra giá trị sản xuất cao hơn, trong khi chi phí sản xuất lại thấp hơn.
- Mặt khác, nông hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu tạo ra thu nhập hỗn hợp tính trên ngày công lao động cao hơn nông hộ ở tỉnh Trà Vinh.
- Điều này chứng tỏ, tỉnh Bạc Liêu có ưu thế hơn so với tỉnh Trà Vinh khi nuôi tôm theo mô hình BTC..
- 3.3 Kiểm định thu nhập của mô hình nuôi tôm BTC ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
- Để khẳng định sự khác nhau của mô hình nuôi tôm BTC giữa tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh, ta dùng kiểm định Mann Whitney để chứng minh.
- kiểm định sự khác nhau về thu nhập của mô hình nuôi tôm BTC giữa hai tỉnh..
- H 0 : Trung bình thu nhập của mô hình BTC giữa hai tỉnh là bằng nhau.
- H 1 : Trung bình thu nhập của mô hình BTC giữa hai tỉnh là khác nhau.
- tức là có sự khác biệt về thu nhập giữa mô hình nuôi tôm BTC ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh.
- Tổng thu nhập Bạc Liêu .
- Trà Vinh .
- Từ kết quả kiểm định cho thấy rằng có sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa mô hình nuôi tôm BTC ở tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Trà Vinh với mức ý nghĩa thống kê 0,05 (sig.
- Dựa vào bảng trên ta thấy, trung bình thứ hạng của mô hình nuôi tôm BTC ở Bạc Liêu là 1.969,5 lớn hơn trung bình thứ hạng của mô hình nuôi tôm BTC ở Trà Vinh 1.270,5.
- Ta có thể kết luận mô hình sản xuất tôm BTC ở tỉnh Bạc Liêu nhìn chung tốt hơn mô hình nuôi tôm BTC ở tỉnh Trà Vinh..
- 3.4 Nhận định một số thuận lợi, tồn tại trong sản xuất tôm theo mô hình BTC của nông hộ ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
- Nguồn lực lao động dồi dào, giá thấp: Phần lớn nông hộ là những người có trình độ tay nghề phổ thông, thích hợp với các hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất tôm nói riêng với giá lao động tương đối thấp..
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Với nhiều vùng sinh thái đa dạng mặn - ngọt - lợ đan xen cho nên đã hình thành, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện với nhiều loại cây con, nhất là nuôi trồng và khai thác thủy sản trở thành thế mạnh ở các tỉnh ÐBSCL nói chung và ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu nói riêng..
- Các trung tâm khuyến nông và công ty bảo vệ thực vật thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho người nuôi tôm.
- Trung bình người nuôi tôm được mời đi dự hội thảo 6 tháng/lần.
- Khi đó, họ được hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm, về lịch thời vụ, cung cấp tài liệu,… để biết cách nuôi tôm đạt hiệu quả.
- Bên cạnh đó, các ngân hàng tổ chức cho nông hộ vay vốn để sản xuất tôm với thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng..
- Nếu nông hộ nuôi tôm với quy.
- Vốn sản xuất chủ yếu là vốn vay ngân hàng: Chi phí nuôi tôm là rất lớn và nguồn vốn tự có thì rất ít ỏi.
- Trong những hộ khảo sát thì có đến 53% hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu và 63% hộ nuôi tôm ở Trà Vinh có vay vốn ngân hàng với mục đích nuôi tôm.
- Do vậy, nguồn vốn sản xuất của người nông hộ chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng.
- Cho dù trường hợp nào thì thu nhập của nông hộ ít nhiều cũng bị mất đi một phần do thiếu vốn..
- Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống tại địa phương chưa thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất tôm giống sạch bệnh, chỉ sản xuất đại trà theo kinh nghiệm là chủ yếu nên chất lượng con giống chưa cao..
- Ngoài ra, việc ứng dụng quy trình sản xuất tôm giống chất lượng cao chưa được phổ biến.
- Trong khi đó, chi phí xét nghiệm tôm giống, mẫu nước nuôi tôm rất cao, tạo gánh nặng cho nông hộ..
- Thêm vào đó, thời tiết không ổn định, ngày nắng nóng nhưng đêm về lại lạnh, nhiệt độ thay đổi bất thường làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất tôm..
- Trong khi đó, thức ăn tăng từ 25 - 45 ngàn đồng/bao (loại 20kg), thuốc thú y thủy sản cũng tăng từ 10 - 15 ngàn đồng/chai (gói) tùy loại, chưa kể những vật tư, thiết bị phục vụ cho việc nuôi tôm cũng tăng..
- Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật chưa hoàn thiện: Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm..
- Song, hiện nay tình trạng cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu và Trà Vinh thiếu và yếu trầm trọng.
- Phần lớn, cán bộ kỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, không đủ sức thuyết phục nông hộ có nhiều kinh nghiệm trong nghề nuôi tôm.
- Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều hộ nuôi tôm thất bại, lâm vào cảnh khó khăn vì thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật..
- 3.5 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC của nông hộ ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
- Thứ hai, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng nuôi tôm sao cho phù hợp với thực tiễn.
- Từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm vi sinh, nuôi tôm sạch.
- Hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi phục vụ cho khu vực nuôi tôm.
- Các mô hình nuôi tôm nói chung và mô hình BTC nói riêng đòi hỏi chế độ theo dõi, chăm sóc đặc biệt, nhất là môi trường nước vì vậy nguồn nước phải được quản lý một cách chặt chẽ.
- Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ nuôi tôm được tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng.
- Khắc phục tình trạng nông hộ có nhu cầu vay vốn nhưng không vay được vốn (mặc dù có tài sản thế chấp).
- Đối với những hộ do thua lỗ nhiều năm không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng thì ngân hàng cần có những giải pháp cụ thể để từng bước tạo điều kiện cho nông hộ trả nợ cũ và có thể vay vốn mới để tiếp tục nuôi tôm..
- Thứ năm, xây dựng thông tin thị trường chung giữa nông hộ và doanh nghiệp..
- Nhanh chóng xây dựng hệ thống cập nhật thông tin thị trường xuất khẩu tôm, dự đoán thị trường chính xác để giúp người nuôi tôm giảm bớt rủi ro do giá cả đầu ra không ổn định..
- Thứ sáu, hướng dẫn người nuôi tôm nâng cao trình độ kỹ thuật canh tác, kiểm soát dịch bệnh.
- Thứ bảy, tạo mối liên hệ giữa nông hộ với các cơ sở thu gom, khuyến khích người thu gom đến tận ao nuôi để thu mua.
- Đối với người nuôi sẽ giảm được chi phí, vì nông hộ thu hoạch tôm rồi vận chuyển đến vựa thì mất.
- Thứ tám, cần xây dựng các Hợp tác xã nhằm liên kết các hộ nuôi tôm với nhau để chủ động hơn đối với các yếu tố đầu vào như: tôm giống, thức ăn, thuốc thủy sản,… đồng thời nông hộ có thể chủ động hơn đối với đầu ra cho con tôm, chẳng hạn như nông hộ có thể ký hợp đồng trực tiếp với các vựa tôm lớn hoặc các nhà máy chế biến, không phải thông qua người thu gom.
- Từ đó, nông hộ sẽ thu được khoản lợi nhuận cao hơn..
- Bạc Liêu và Trà Vinh là hai tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm.
- Tuy nhiên, nuôi tôm theo mô hình BTC thì ở Bạc Liêu đạt hiệu quả hơn so với Trà Vinh.
- Nông hộ ở Bạc Liêu làm ra giá trị sản xuất từ tôm cao hơn so với Trà Vinh trong khi chi phí sản xuất của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu lại thấp hơn so với nông hộ ở tỉnh Trà Vinh, do vậy mà nông hộ ở Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ con tôm cao hơn so với ở Trà Vinh.
- Bên cạnh những khó khăn và tồn tại xung quanh mô hình nuôi tôm BTC thì còn nhiều thuận lợi để phát triển mô hình này trong thời gian tới.
- Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, muốn tiếp tục phát huy các lợi thế và thuận lợi riêng có từng địa phương và của vùng trong sản xuất tôm theo mô hình BTC đòi hỏi các cơ quan ban ngành hữu quan cần có những chủ trương, chính sách hợp lý hơn, thiết thực hơn trong thời gian tới.
- Nhóm nghiên cứu kỳ vọng những giải pháp được đề xuất sẽ là những căn cứ khoa học bổ ích và thiết thực cho việc đề xuất những chủ trương, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tôm theo mô hình BTC ở Bạc Liêu, Trà Vinh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung..
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu, “Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2008, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2009”.