« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa công nghệ sinh thái tại tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT.
- CỦA LÚA CÔNG NGHỆ SINH THÁI TẠI TỈNH AN GIANG Nguyễn Thùy Trang và Võ Hồng Tú.
- Phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên, hàm sản xuất, công nghệ sinh thái, Thuốc bảo vệ thực vật Keywords:.
- Mô hình “công nghệ sinh thái” được áp dụng lần đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2009.
- tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để đánh giá về hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bằng cách tiếp cận phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên – so sánh có điều kiện với đầu ra và các đầu vào khác.
- Thêm vào đó, việc sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là một vấn đề lớn ở khu vực và địa bàn nghiên cứu.
- Do vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm phản ảnh những hiệu quả tiềm năng về môi trường cũng như khả năng giảm lượng đầu vào thuốc bảo vệ thực vật của mô hình công nghệ sinh thái so với sản xuất lúa truyền thống.
- Bằng cách sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên và số liệu điều tra của 199 hộ sản xuất lúa tại tỉnh An Giang, trong đó 74 hộ áp dụng công nghệ sinh thái và 125 hộ không áp dụng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trung bình cho cả hai nhóm hộ rất thấp, chỉ 26,87% cho hộ trồng lúa sinh thái và 19,83% cho hộ trồng lúa thường.
- Kết quả này cho thấy đối với hộ trồng lúa sinh thái và trồng lúa thường có khả năng giảm đầu vào thuốc bảo vệ thực vật tương ứng gần 73% và 81% trong khi đầu ra và các đầu vào khác không thay đổi.
- Tóm lại, nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái vào sản xuất lúa có tác động tích cực đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng.
- Tuy nhiên, hiệu quả còn rất thấp nên cần có nhiều nỗ lực hơn để góp phần giảm chi phí sản xuất cũng như bảo vệ môi trường..
- Hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của lúa công nghệ sinh thái tại tỉnh An Giang.
- Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh và nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm nông nghiệp an toàn đã đặt ra những câu hỏi và thách thức lớn đối với người sản xuất và nhà khoa học về việc sử dụng hiệu quả các đầu vào có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe như thuốc trừ sâu, nấm và bệnh hay gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
- Mặc dù là vựa lúa lớn nhất của cả nước nhưng ĐBSCL cũng là một trong những khu vực trên thế giới rất nhạy cảm, chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch rầy nâu và tình trạng sử dụng quá mức các hóa chất nông nghiệp (Dung &.
- Thấy được hiệu quả của mô hình này, vào năm 2011 tỉnh An Giang đã áp dụng thực hiện thí điểm trên địa bàn thông qua Dự án “Tập huấn kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng cây có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch phòng trừ sâu, rầy hại lúa năm do Chi cục Bảo vệ Thực vật, Sở Nông nghiệp &.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc so sánh đơn giản mà chưa quan tâm đến phân tích giới hạn khả năng sản xuất để đo lường hiệu quả sử dụng thuốc BVTV theo hàm sản xuất..
- Cho đến nay có một vài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên (Stochastic frontier analysis) hay còn được gọi là SFA để đo lường về hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của hoạt động sản xuất lúa ở khu vực ĐBSCL.
- Theo Kompas (2004) bằng cách sử dụng số liệu hai chiều (panel data) giai đoạn từ 1991 đến 1999 của 60 tỉnh ở Việt Nam và sử dụng cách tiếp cận SFA để ước lượng hiệu quả kỹ thuật.
- Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật cho cả nước là 59,2% và là 78% cho khu vực ĐBSCL năm 1999.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xem xét đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là lúa sinh thái..
- Tương tự, Khai and Yabe (2011b) sử dụng số liệu hai chiều từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 của 3.733 nông hộ để xác định hiệu quả kỹ thuật của sản xuất bằng cách tiếp cận SFA..
- Theo nghiên cứu này hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào trung bình đạt 81,6%, có nghĩa là người dân có khả năng giảm gần 19% nhập lượng và vẫn giữ được mức đầu ra cố định.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chưa xem xét đến hiệu quả sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt là lúa sinh thái..
- Theo nghiên cứu của Dung and Dung (1999) về tác động của thuốc trừ sâu đến hiệu quả kinh tế và sức khỏe của người dân sản xuất lúa ở ĐBSCL cho thấy nông dân sử dụng thuốc trừ sâu cao hơn so với mức khuyến cáo.
- Tuy nhiên, nghiên cứu này giới hạn do chưa xem xét hiệu quả sử dụng của từng nông hộ.
- Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xác định hàm sản xuất theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) nhưng chưa tính đến hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (maximum likelihood estimation)..
- Do vậy, nghiên cứu về hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cho từng nông hộ và đặc biệt là so sánh giữa nông hộ sản xuất lúa truyền thống và lúa sinh thái là rất cần thiết để góp phần cho đề xuất phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững, cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp và hạn chế rủi ro đến sức khỏe của người sản xuất và người tiêu dùng..
- Cấu trúc của bài báo cáo này được trình bày như sau: phần 2 sẽ mô tả về phương pháp để đo lường hiệu quả sử dụng thuốc BVTV bằng cách tiếp cận SFA.
- Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất lúa của hai.
- Phân tích và so sánh đầu vào và đầu ra của hai mô hình sản xuất;.
- Đo lường hiệu quả sử dụng thuốc BVTV giữa mô hình sản xuất lúa sinh thái và lúa truyền thống;.
- Cung cấp thông tin về đề xuất chính sách để sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật..
- Để thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng thuốc BVTV, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu nhiên hay phân tích biên ngẫu nhiên được đề xuất bởi Aigner, Lovell and Schmindt (1977) và Meeusen và Van Den Broeck (1977).
- Hàm translog sẽ được sử dụng để mô tả công nghệ sản xuất lúa (Coelli, Rao, O'Donnell, &.
- Battese, 2005) và phân tích hiệu quả sử dụng thuốc BVTV (Reinhard, Lovell, &.
- Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dưới dạng translog được định nghĩa như sau:.
- đại diện cho sự không hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency) của mô hình sản xuất..
- và Jondrow, Knox Lovell, Materov, and Schmidt (1982), hiệu quả kỹ thuật là tỷ số của.
- Công thức tính hiệu quả kỹ thuật được thể hiện bằng công thức sau:.
- Từ hiệu quả kỹ thuật này hay nói cách khác là ước lượng giá trị không hiệu quả kỹ thuật , dựa vào giá trị này ta sẽ tính hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.
- Hiệu quả sử dụng thuốc BVTV (ký hiệu là PE) là tỷ lệ của mức tối ưu so với mức sử dụng thực tế hay nói cách khác là khả năng có thể giảm chi phí thuốc BVTV mà vẫn giữ cố định đầu ra trong điều kiện các yếu tố đầu vào khác.
- Tiến trình tính hiệu sử dụng thuốc BVTV sẽ được thực hiện theo cách tiếp cận của Reinhard, Knox Lovell, and Thijssen (2000).
- Từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên ở công thức (1), theo như định nghĩa hiệu quả sử dụng thuốc BVTV là khả năng giảm đầu vào nhưng đầu ra không thay đổi trong điều kiện các đầu vào thông thường khác.
- Do khi nông hộ hiệu quả kỹ thuật (u 0 thì phải đạt hiệu quả về sử dụng thuốc BVTV nên ta chỉ lấy một nghiệm.
- Như vậy, hiệu quả sử dụng thuốc BVTV được tính theo công thức (8) sau:.
- Do nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu so sánh khả năng giảm đầu vào thuốc BVTV giữa hai nhóm hộ trồng lúa sinh thái và trồng lúa thường nên sẽ chỉ sử dụng một hàm sản xuất cho hai nhóm hộ và tiến hành tính hiệu quả sử dụng thuốc BVTV dựa vào hàm chung này cho từng hộ của hai nhóm..
- Số liệu nghiên cứu được thu thập năm 2014 tại bốn huyện được đánh giá cao về ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái vào sản xuất lúa là Thoại Sơn, An Phú, Châu Đốc và Tân Châu.
- nghệ sinh thái được chọn phỏng vấn phải có đất sản xuất cách xa với những cánh đồng có ứng dụng công nghệ sinh thái..
- Những thông tin chính được thu thập bao gồm đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất để mô tả về công nghệ sản xuất lúa của địa bàn nghiên cứu..
- Để tính toán hiệu quả sử dụng thuốc BVTV bằng cách tiếp cận SFA, phần mềm xử lý số liệu Stata phiên bản 12 được sử dụng..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 4.1 Tổng quan về sản xuất lúa sinh thái và truyền thống.
- Nhờ vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng được mong đợi sẽ thấp hơn so với những mẫu ruộng đối chứng..
- Kết quả điều tra về đầu vào và đầu ra hay công nghệ sản xuất lúa bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất lúa sinh thái và lúa truyền thống được trình bày ở Bảng 1:.
- Bảng 1: So sánh về đầu vào và đầu ra của lúa sinh thái và lúa thường.
- Tiêu chí Lúa sinh thái Lúa thường t-test.
- Kết quả nghiên cứu Bảng 1 cho thấy năng suất lúa sinh thái trung bình thấp hơn so với lúa thường khoảng 50 kg/ha trong khi kết quả nghiên cứu của PPDAG (2012) chỉ ra rằng năng suất lúa sinh thái cao hơn khoảng 320 kg/ha.
- Về mức độ sử dụng đầu vào là phân đạm nguyên chất cho thấy nông dân trồng lúa sinh thái sử dụng ít hơn trung bình khoảng 11 kg/ha so với nông dân trồng lúa thông thường và mức độ khác biệt giữa các hộ điều tra là khoảng 21-23 kg/ha..
- Tuy nhiên, đối với mức độ sử dụng phân lân và kali nguyên chất thì nông dân trồng lúa sinh thái sử dụng nhiều hơn trung bình khoảng 3 kg/ha.
- Nhưng nhìn chung thì tổng lượng phân nguyên chất gồm đạm, lân và kali của nông hộ trồng lúa sinh thái thấp hơn so với nông hộ trồng lúa thông thường..
- Tương tự như đã giải thích do nông dân trồng lúa sinh thái có nhiều cơ hội trong tham gia tập huấn nên tổng lượng lúa giống đầu vào cũng thấp.
- Đối với đầu vào lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy hộ trồng lúa sinh thái đầu tư nhiều lao động hơn so với hộ trồng lúa thường, trung bình cao hơn khoảng 15 ngày/ha do hộ trồng lúa sinh thái phải trồng và chăm sóc hoa trong suốt thời gian canh tác..
- Đối với sử dụng thuốc BVTV, kết quả cho thấy chi phí sử dụng thuốc BVTV của hộ trồng lúa sinh thái trung bình thấp hơn so với hộ trồng lúa thường khoảng 1 triệu đồng/ha.
- Kết quả này cho thấy mô hình công nghệ sinh thái đã đạt được kết quả như mong đợi và giống với nghiên cứu của PPDAG (2012).
- Để khắc phục khuyết điểm này, trong phần 3.2 nghiên cứu ước lượng và tính toán hiệu quả sử dụng của yếu tố đầu vào này bằng cách tiếp cận SFA..
- Bảng 2: Ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên translog bằng MLE.
- 4.2 Hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Theo kết quả Bảng 1, ta có tổng cộng 7 biến độc lập được sử dụng trong hàm sản xuất, những biến này được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Ahmad &.
- Như vậy, khi sử dụng hàm translog ta sẽ có tổng cộng 35 kết hợp 1 , cụ thể hình thức kết hợp cho từng biến độc lập được trình bày ở Bảng 2..
- Theo kết quả sử dụng OLS cho các biến độc lập và phụ thuộc được sử dụng trong hàm sản xuất thì tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, ngoại trừ biến X4 ở mức ý nghĩa 10%.
- Thêm vào đó, do hàm tranglog và Cobb-Douglas là hai dạng hàm sản xuất phổ biến được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Bravo-Ureta &.
- Do vậy, việc sử dụng hàm translog yêu cầu phải kiểm định giả thuyết các 0 hay nói cách khác là việc lựa chọn Cobb-Douglas hay translog cần phải sử dụng kiểm định LR test.
- Vì vậy, nghiên cứu sử dụng hàm sản xuất translog để tính hiệu quả sử dụng thuốc BVTV..
- Kết quả hồi quy ước lượng hợp lý tối đa (Maximum Likelihood Estimation) của hàm sản xuất translog được trình bày ở Bảng 2..
- Trước khi tính hiệu quả sử dụng thuốc BVTV, ta cần kiểm định về sự hiện diện của không hiệu quả về kỹ thuật trong mô hình sản xuất biên ngẫu.
- 1 Tổng số kết hợp của các biến độc lập được sử dụng trong hàm translog được tính theo công thức sau:.
- Kết quả này cho thấy có sự hiện diện của không hiệu quả kỹ thuật..
- Sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết của mô hình ta có thể tiến hành tính hiệu quả sử dụng thuốc BVTV theo tiến trình và các công thức từ (3)…(8) trong phần khung lý thuyết phân tích.
- Kết quả về hiệu quả sử dụng thuốc BVTV của hai nhóm hộ được trình bày ở Bảng 3..
- Kết quả ở Bảng 3 cho thấy hiệu quả sử dụng thuốc BVTV trung bình là rất thấp cho cả hai nhóm hộ, đối với hộ trồng lúa sinh thái đạt khoảng 26,87% và chỉ 19,83% cho hộ trồng lúa thường..
- Điều này có nghĩa rằng đối với hộ trồng lúa sinh thái vẫn còn khả năng giảm đầu vào thuốc BVTV đến gần 73% trong khi đầu ra và các đầu vào khác không thay đổi.
- Theo kết quả kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm hộ ở mức 1%, cụ thể là hộ trồng lúa sinh thái đạt hiệu quả về sử dụng thuốc BVTV cao hơn so với hộ trồng lúa thường trung bình khoảng 7% hay nói cách khác là hộ trồng lúa sinh thái có thể tiết kiệm 7% chi phí thuốc BVTV so với hộ trồng lúa thường..
- Về phân bố hiệu quả sử dụng thuốc BVTV, hộ trồng lúa sinh thái có hơn 8% tổng số hộ đạt hiệu quả trên 40% trong khi đó chỉ 2,4% đối với hộ trồng lúa thường.
- Như vậy cho thấy khả năng đạt được hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cao hơn đối những hộ trồng lúa sinh thái..
- Hình 1 thể hiện rõ hơn sự khác biệt về phân bố hiệu quả sử dụng thuốc BVTV giữa hai nhóm hộ..
- Bảng 3: Hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.
- PE Lúa sinh thái Lúa thường.
- Hình 1: Phân bố hiệu quả sử dụng thuốc BVTV theo nhóm hộ Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014, n=199.
- Từ kết quả Hình 1 cho thấy hộ trồng lúa sinh thái đạt hiệu quả sử dụng thuốc BVTV cao hơn nhiều so với hộ trồng lúa thường, sự khác biệt này cho thấy giá trị tiềm ẩn về môi trường mà mô hình mang lại cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lúa sinh thái trung bình thấp hơn so với lúa thường khoảng 50 kg/ha, về mức độ sử dụng phân đạm nguyên chất ít hơn trung bình khoảng 11 kg/ha so.
- Nhưng nhìn chung thì tổng lượng phân nguyên chất gồm đạm, lân và kali của nông hộ trồng lúa sinh thái.
- Đối với sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kết quả cho thấy chi phí sử dụng thuốc BVTV của hộ trồng lúa sinh thái trung bình thấp hơn nhiều so với hộ trồng lúa thường khoảng 1 triệu đồng/ha..
- Bằng cách sử dụng cách tiếp cận SFA, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng thuốc BVTV trung bình là rất thấp cho cả hai nhóm hộ, đối với hộ trồng lúa sinh thái đạt khoảng 26,87% và chỉ 19,83% cho hộ trồng lúa thường.
- Kết quả này cho thấy đối với hộ trồng lúa sinh thái có khả năng giảm đầu vào thuốc BVTV đến gần 73% trong khi đầu ra và các đầu vào khác không thay đổi.
- Nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về hiệu quả sử.
- Mức hiệu quả.
- Nông hộ được sắp xếp tăng dần theo mức hiệu quả Lúa sinh thái.
- dụng thuốc BVTV giữa hai nhóm hộ, cụ thể là hộ trồng lúa sinh thái đạt cao hơn so với hộ trồng lúa thường trung bình khoảng 7%.
- Tóm lại, từ những kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng mô hình công nghệ sinh thái vào sản xuất lúa có tác động tích cực đến giảm lượng thuốc BVTV sử dụng, tuy nhiên mức độ hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao của cả hai nhóm hộ.
- Những nỗ lực sử dụng hiệu quả thuốc BVTV cần được tiếp tục quan tâm và đầu tư thực hiện để góp phần giảm chi phí sản xuất cũng như bảo vệ môi trường.