« Home « Kết quả tìm kiếm

Hiệu quả tài chính và sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ SỰ SẴN LÒNG CHUYỂN ĐỔI SANG MÔ HÌNH LÚA HỮU CƠ CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Hàm Cobb-Douglas, hàm Logit, hiệu quả tài chính, mô hình hữu cơ.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính của mô hình truyền thống và mô hình lúa hữu cơ ở hai khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các chỉ số tài chính, hàm lợi nhuận Cobb-Douglas và mô hình nhị phân Logit được sử dụng để đánh giá và so sánh hiệu quả tài chính, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 40% các nông hộ ở mô hình truyền thống sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ.
- Hàm lợi nhuận Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình truyền thống bao gồm: giá chuẩn hóa của phân kali, thuốc và diện tích.
- Ngoài ra, mô hình nhị phân Logit được dùng để xác định biến tuổi làm tăng xác suất đồng ý chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình hữu cơ trong khi biến diện tích và doanh thu của mô hình truyền thống làm giảm xác suất này.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số giải pháp và ngụ ý chính sách được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa và tạo động cơ chuyển đổi sang mô hình hữu cơ..
- Hiệu quả tài chính và sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiện tại, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có rất nhiều tiêu chuẩn và quy định để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững như mô hình VietGap, GlobalGap và mô hình nông nghiệp hữu cơ.
- Mục đích chính của các mô hình này nhằm giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, tăng chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó, hiệu quả mô hình mang lại còn giúp nông hộ thay đổi nhận thức và tập quán canh tác bền vững hơn..
- Nhưng hiện nay, hiệu quả của mô hình hữu cơ còn một số giới hạn như công lao động còn cao, nông.
- Ngoài ra, đây là mô hình mới chắc chắn nông dân còn lưỡng lự chưa muốn chuyển đổi.
- Do vậy, việc so sánh hiệu quả tài chính của mô hình truyền thống và mô hình mới và việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc sẵn lòng chuyển đổi mô hình mới của nông hộ là cần thiết, giúp cung cấp các luận cứ khoa học hỗ trợ các nhà làm chính sách đề xuất và quản lý hiệu quả hơn..
- Trên cơ sở mô hình canh tác hữu cơ tại địa phương và tham khảo ý kiến của cán bộ sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, nghiên cứu này chọn ngẫu nhiên 70 hộ trong mô hình hữu cơ và 98 hộ ở mô hình truyền thống là đạt yêu cầu về cỡ mẫu và mang tính đại diện cho tổng thể.
- Xã Mỹ Lộc, Tam Bình là một trong những khu vực có mô hình thí điểm hữu cơ đầu tiên, do đó, các thông tin phân tích sẽ rất có ý nghĩa đối với các khu vực muốn nhân rộng mô hình như Long Mỹ, Hậu Giang..
- Ngô Thị Minh Thúy và Trương Đông Lộc, 2015) giữa mô hình sản xuất theo hướng truyền thống và hữu cơ.
- Mô hình hàm lợi nhuận Cobb Douglas được thiết lập nhằm xác định các.
- i là sai số hỗn hợp của mô hình.
- Dựa vào khung lý thuyết sản xuất (Debertin, 2012) và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, các biến đưa vào mô hình nghiên cứu được diễn giải trong Bảng 1..
- Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Tên biến Ký.
- Nhằm xây dựng cơ sở đề xuất giải pháp tạo động cơ thúc đẩy người dân tham gia vào mô hình hữu cơ, hàm nhị phân Logit được sử dụng nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sẵn lòng chuyển đổi của nông hộ từ mô hình sản xuất truyền thống sang mô hình lúa hữu cơ, được thiết lập như sau:.
- Trong đó, P(Y=1) là xác suất xảy ra sự kiện trong nghiên cứu này, là xác suất để nông hộ sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ.
- P(Y=0) là xác suất sự kiện không xảy ra, là xác suất nông hộ không sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa.
- X 5 là các biến độc lập được đưa vào mô hình..
- Chủ hộ là yếu tố quan trọng quyết định hướng sản xuất theo mô hình nào trong nông hộ, ngoài ra nhân lực cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (Debertin, 2012;.
- Frankellis, 1993), do đó, các biến được đưa vào mô hình sẽ bao gồm tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và số lao động tham gia sản xuất.
- Ngoài ra, việc mở rộng diện tích của giúp tăng hiệu quả của mô hình hữu cơ (Ngô Minh Hải và ctv., 2014), do đó, biến diện tích cũng được đưa vào mô hình nghiên cứu (Bảng 2).
- Kết quả nghiên cứu sơ bộ các biến trong mô hình phù hợp với các nghiên cứu trước đây, không phát sinh biến mới.
- Bảng 2: Diễn giải các biến độc lập và dấu kỳ vọng ảnh hưởng trong mô hình.
- Lndoanhthu X 4 Doanh thu nông hộ ở mô hình truyền thống thu được vụ Đông.
- Qua khảo sát thực tế 98 nông hộ sản xuất lúa theo mô hình truyền thống ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang và 70 nông hộ sản xuất theo mô hình.
- Bảng 3: Thông tin chung của nông hộ ở hai mô hình Chỉ tiêu.
- Như vậy, mô hình hữu cơ sẽ có điểm hạn chế là các nông hộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia sản xuất mô hình mới này, trong khi đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn, nhiều kỹ thuật hơn cần áp dụng.
- Đặc điểm kinh tế xã hội của hai nhóm nông hộ cho thấy rõ sự khác biệt và mối liên hệ giữa hành vi chọn lựa mô hình sản xuất và đặc điểm nông hộ.
- những điểm cần lưu ý đói với các nhà làm chính sách khi đề xuất giải pháp mở rộng mô hình trong thời gian tới..
- Kết quả này có thể hỗ trợ khi đề xuất giải pháp mở rộng mô hình hữu cơ ở các địa phương trong thời gian tới.
- Trong mô hình truyền thống, phần lớn nông hộ dựa vào kinh nghiệm có sẵn và mức độ tiếp cận thông tin kỹ thuật mới rất hạn chế.
- Do đó, khi chuyển đổi sang mô hình sản xuất mới, một trong những điểm quan trọng là cần.
- Số liệu khảo sát cũng cho thấy các nông hộ sản xuất theo mô hình hữu cơ có tỷ lệ tham gia hợp tác xã là 100% để nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật trong quá trình sản xuất và được bao tiêu đầu ra..
- Ngược lại, ở mô hình truyền thống, nông hộ không muốn tham gia hợp tác xã dù địa phương có hợp tác xã vì họ cho rằng mất thời gian, rườm rà và nông hộ thích sản xuất theo hướng tự do hơn..
- Ngoài ra, theo thống kê có tới 98% hộ dân ở mô hình truyền thống chỉ nhận thông tin từ radio và tivi và 26% nhận thông tin thị trường từ người thân, hàng xóm.
- Riêng đối với mô hình sản xuất hữu cơ 100% nông hộ tiếp nhận thông tin thị trường từ hợp tác xã nên giá cả sẽ rõ ràng và chính xác hơn, nông hộ có thể an tâm hơn khi sản xuất..
- Bên cạnh đó, hầu hết các nông hộ mô hình truyền thống đều bán lúa theo hình thức bán lúa tươi tại ruộng và được thương lái thu mua tại ruộng, hình thức bán này rất phổ biến và nông hộ không phải mất công vận chuyển về nhà hoặc kho.
- Còn ở mô hình hữu cơ nông hộ được bao tiêu đầu ra sản phẩm nên các nông hộ sẽ an tâm hơn, tránh tình trạng trông chờ vào thương lái..
- Cụ thể, vụ Đông Xuân năng suất trung bình của mô hình truyền thống là 726,21 kg/1.000 m 2 (thấp nhất là 500 kg/1.000 m 2 , cao nhất là 923,08 kg/1.000 m 2.
- trong khi đó năng suất trung bình của mô hình hữu cơ chỉ đạt 543,57 kg/1.000 m 2 thấp hơn 186,88 kg/1.000 m 2 so với truyền thống, sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Tuy nhiên, ở vụ Hè Thu, năng suất trung bình của mô hình truyền thống chỉ đạt 457 kg/1.000 m 2 thấp hơn mô hình hữu cơ 85 kg/1.000 m 2 với mức ý nghĩa thống kê 1%.
- Như vậy, có một tín hiệu tốt là năng suất mô hình hữu cơ ổn định hơn, trong khi mô hình truyền thống năng suất thấp hơn ở vụ Hè Thu..
- Bảng 4: So sánh năng suất của hai vụ ở hai mô hình (kg/1.000 m 2.
- Vụ Mô hình Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Chênh lệch.
- Bảng 5: So sánh cơ cấu chi phí sản xuất của hai mô hình ở hai vụ (đồng/1.000 m 2.
- Ở cả hai vụ, mô hình hữu cơ đều có chi phí phân bón cao hơn mô hình truyền thống khoảng 400.000 đồng/1.000 m 2 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Ngược lại, chi phí thuốc bảo vệ thực vật ở mô hình truyền thống cao hơn mô hình hữu cơ ở cả 2 vụ hơn 200.000 đồng/1.000 m 2 với mức ý nghĩa 1%, đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng cũng cần lưu ý.
- Bên cạnh đó, ngoài chi phí giống không có sự chênh lệch, chi phí làm đất và chi phí thu hoạch ở mô hình hữu cơ vẫn cao hơn mô hình truyền thống, điều này là do đây là mô hình mới, nông dân phải dành nhiều công lao động hơn cho khâu làm đất, chăm bón và thu hoạch theo đúng hợp đồng đã ký kết.
- Một điểm đáng lưu ý trong mô hình hữu cơ khác với truyền thống là không thuê lao động ngoài mà chỉ sử dụng lao động gia đình để đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và các yêu cầu chăm sóc nghiêm ngặt của mô hình..
- 3.3.2 Doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của hai mô hình.
- Một điểm đáng lưu ý ở kết quả so sánh của hai mô hình là các chi tiêu về doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của mô hình hữu cơ đều cao hơn ở cả hai vụ, chỉ có lợi nhuận ở vụ Đông Xuân thấp hơn mô hình truyền thống do chi phí phân bón hữu cơ cao hơn và công chăm sóc nhiều hơn ở vụ này.
- Cụ thể, Bảng 6 cho thấy doanh thu, thu nhập của nông hộ ở mô hình hữu cơ cao hơn so với mô hình truyền thống ở cả 2 vụ.
- Ví dụ, doanh thu ở vụ Đông Xuân mô hình hữu cơ cao hơn mô hình truyền thống là 375.000 đồng với mức ý nghĩa thống kê 5% và vụ Hè Thu, mức chênh lệch khoảng 2.000.000 đồng và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Mặc dù năng suất vụ Đông Xuân mô hình hữu cơ thấp hơn mô hình truyền thống nhưng giá bán lúa mô hình hữu cơ trung bình 7.200 đồng/1.000 m 2 cao hơn giá lúa mô hình truyền thống trung bình là 4.816 đồng/1.000 m 2 nên doanh thu mô hình hữu cơ vẫn cao hơn.
- Mặc dù lợi nhuận vụ Đông Xuân cao hơn ở mô hình truyền thống nhưng chủ yếu là do công lao động chăm sóc vì sự chênh lệch của thu nhập và không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê.
- Ở mô hình truyền thống, vụ Hè Thu ở hầu hết các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long nông hộ gặp bất lợi về thời tiết làm cho sâu bệnh phát triển.
- Do đó, nhóm nông hộ này phải sử dụng lượng phân thuốc nhiều hơn dẫn tới các chi phí sản xuất tăng theo, trong khi đó, năng suất vụ Hè Thu lại thấp, từ đó, thu nhập của nông hộ ở mô hình truyền thống thấp hơn mô hình hữu cơ..
- Bảng 6: So sánh doanh thu, thu nhập và lợi nhuận của hai mô hình (đồng/1.000 m 2 ) Vụ Đông Xuân.
- Khoản mục Mô hình Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Chênh lệch Doanh thu Truyền thống .
- Kết quả phân tích cho thấy mô hình hữu cơ mặc dù chưa có hiệu quả bằng mô hình truyền thống ở vụ Đông Xuân, nhưng ở vụ Hè Thu, có hiệu quả hơn mô hình truyền thống, mặc dù mức chênh lệch của tỷ số lợi nhuận/chi phí không có ý nghĩa thống kê.
- Vụ Hè Thu thường có điều kiện không thuận lợi cho gieo trồng, đòi hỏi việc sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do dịch bệnh nhiều hơn, do đó, về lâu dài, mô hình hữu cơ là sự thay thế hoàn hảo và đúng hướng phát triển của mô hình sản xuất lúa gạo bền vững.
- Cụ thể, ở vụ Đông Xuân chỉ số doanh thu/chi phí ở ở mô hình truyền thống là 3,21 nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư thì họ sẽ thu vào được 3,21 đồng doanh.
- thu, còn ở mô hình hữu cơ chỉ số này là 2,61 nghĩa là khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì nông hộ sẽ thu về được 2,61 đồng doanh thu, mức chênh lệch là 0,6 và có ý nghĩa thống kế ở mức 1%.
- Chỉ số thu nhập/chi phí ở vụ Đông Xuân của mô hình truyền thống chỉ số này là 2,21 nghĩa là nông hộ trong mô hình truyền thống bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư chưa tính công lao động gia đình vào sản xuất thì nông hộ sẽ thu về được 2,21 đồng, mô hình hữu cơ chỉ số này là 1,62 nghĩa là khi nông hộ trong mô hình hữu cơ bỏ ra 1 đồng chi phí vào sản xuất thì họ sẽ thu được 1,62 đồng thu nhập, mức chênh lệch là 0,6 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Bảng 7: Phân tích các chỉ số tài chính của 2 mô hình.
- hình truyền thống và sự sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình hữu cơ.
- Các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận chuẩn hóa Hiện nay, nông hộ tham gia mô hình hữu cơ sử dụng lượng phân hữu cơ, giống và kỹ thuật canh tác.
- Do đó, khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích nhóm nông hộ truyền thống làm căn cứ đề xuất giải pháp chuyển đổi mô hình.
- Kết quả ước lượng mô hình được thể hiện trong Bảng 8..
- Bảng 8: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận của mô hình truyền thống.
- Kết quả phân tích cho thấy, tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận chuẩn hóa trong mô hình truyền thống với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập đưa vào mô hình và các biến độc lập được chọn trong mô hình có khả năng giải thích khá cao về thay đổi lợi nhuận của nông hộ mô hình truyền thống (Prob>chi2=0,0000 <1.
- Kết quả mô hình cho thấy có hai biến tác động tích cực đến lợi nhuận gồm giá chuẩn hóa của phân Kali (ở cả hai vụ) và diện tích (ở vụ Hè Thu) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, hay điều này làm tăng lợi nhuận của nông hộ.
- Bên cạnh đó, vụ Hè Thu đòi hỏi giảm lượng phân DAP sử dụng, điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình hữu cơ đòi hỏi giảm lượng phân sử dụng bên cạnh việc điều chỉnh thích hợp và cân đối các đầu vào hợp lý hơn.
- Phát hiện thú vị trong nghiên cứu này là cách thức sử dụng đầu vào của nông hộ trong mô hình truyền thống không ổn định qua hai vụ, giải thích tình hình thực tế về tình trạng sử dụng tràn lan, không theo quy tắc, không tuân thủ liều lượng của mô hình truyền thống hiện nay.
- Như vậy, nhìn chung các nông hộ ở mô hình truyền thống còn sử dụng đầu vào chưa hợp lý và chưa đúng kỹ thuật từ đó tác động đến lợi nhuận của nông hộ.
- Như vậy, việc chuyển đổi sang mô hình hữu cơ được kỳ vọng giúp nông hộ có thể sử dụng liều lượng giống, phân bón và thuốc nông dược một cách hợp lý góp phần tăng thêm lợi nhuận cho nông hộ, về lâu dài, giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang mô hình hữu cơ của nông hộ.
- Kết quả khảo sát thực tế 98 nông hộ trong mô hình truyền thống có 42 hộ sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình lúa hữu cơ chiếm tỷ lệ 43%, bên cạnh đó cũng còn 56/98 nông hộ không có ý định tham gia mô hình mới chiếm tỷ lệ 57%.
- Như vậy, điều cần thiết cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng để quyết định chuyển đổi của họ, làm căn cứ đề xuất các giải pháp và tạo động cơ chuyển đổi sang mô hình mới.
- Nghiên cứu này sử dụng mô hình Logit nhằm.
- Kết quả phân tích mô hình Logit với Prob>chi 2 =0,0296 cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi bao gồm diện tích, tuổi và doanh thu, tuy nhiên, trong khi tập huấn làm tăng xác suất quyết định chuyển đổi mô hình của nông hộ (với mức ảnh hưởng biên là 0,018), diện tích và doanh thu của mô hình truyền.
- Kết quả này là một tín hiệu tốt và phù hợp cho sự chuyển đổi sang mô hình mới, các chủ hộ có tuổi đời càng cao càng mong muốn chuyển đổi sang mô hình mới, có thể được giải thích do họ tích lũy được nhiều kiến thức có liên quan, nhận ra được tầm quan trọng của mô hình hữu cơ.
- Bảng 9: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình hữu cơ.
- 4 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Từ kết quả phân tích và so sánh tình hình sản xuất và hiệu quả tài chính của hai mô hình trồng lúa truyền thống và theo hướng hữu cơ, một số kết luận quan trọng đã được chỉ rõ.
- Đầu tiên, chi phí sản xuất của mô hình hữu cơ còn cao hơn mô hình truyền thống, nhưng khi so về doanh thu thì nông hộ trong mô hình hữu cơ cao hơn so với nông hộ trong mô hình truyền thống, và việc tham gia mô hình hữu cơ giúp nông hộ có giá lúa bán ra cao hơn so với mô hình truyền thống.
- Tuy nhiên, chi phí sản xuất của mô hình hữu cơ khá cao, và cao hơn mô hình truyền thống nên lợi nhuận của nông hộ ở mô hình này thấp hơn.
- Kết quả phân tích hàm Logit cho thấy nông hộ có diện tích nhỏ sẵn lòng chuyển đổi sang mô hình mới trong khi chủ hộ có tuổi đời càng cao càng muốn chuyển đổi sang mô hình mới.
- hình truyền thống, lượng giống sử dụng không ổn định và tác động không tốt đến lợi nhuận chuẩn hóa, do đó, việc được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng nguồn lực hợp lý khi tham gia mô hình hữu cơ được xem là giải pháp hoàn thiện giúp tăng thu nhập cho nông hộ..
- Kết quả của nghiên cứu này cho thấy những điểm khác biệt của mô hình hữu cơ so với mô hình truyền thống, do đó, để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa và nâng cao khả năng chuyển đổi sang mô hình mới, các nhà làm chính sách cần quan tâm những giải pháp sau:.
- (1) cần tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi sang mô hình mới giúp tối ưu hóa nguồn lực đầu vào được sử dụng do sử dụng đúng kỹ thuật hơn, nhất là giúp nông hộ sử dụng hiệu quả hơn lượng phân thuốc vì khi tham gia vào mô hình nông hộ phải sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt về liều lượng và cách thức sử dụng, việc tham gia mô hình hữu cơ có nhiều lợi ích lâu dài như giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe nông dân;.
- Phân tích hiệu quả tài chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở tỉnh An Giang.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc đen và nhận thức của người nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long