« Home « Kết quả tìm kiếm

Hình ảnh phụ nữ và nam giới trên các phương tiện thông tin đại chúng và ảnh hưởng của chúng tới các vai trò giới


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ.
- Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ.
- Hình ảnh phụ nữ và nam giới.
- trên các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng tới các vai trò giới Q.TTPN.07.01.
- Bối cảnh nghiên cứu.
- Trong khi những rào cản công khai đối với sự tiến bộ của phụ nữ gần như đang dần xóa bỏ một cách có ý thức, thì những rào cản khác vẫn tiếp tục duy trì và bảo vệ những định kiến đối với nữ giới (và không loại trừ cả nam giới) dưới rất nhiều hình thức, ngay cả những hình thức được “hợp pháp hoá” như trên các phương tiện truyền thông.
- Nghiên cứu sự xuất hiện của các hình ảnh giới trên truyền thông là một chủ đề không mới trong các nghiên cứu về giới ở Việt Nam những năm gần đây.
- Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về chủ đề này.
- Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ là nhận định của tác giả về vấn đề giới và truyền thông dựa trên những phân tích cụ thể về chương trình truyền hình hay bài báo mà không có số liệu thống kê đi kèm và không đo lường được ảnh hưởng của truyền thông tới công chúng.
- Nghiên cứu “Hình ảnh của phụ nữ và nam giới trên các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng tới các vai trò giới” được tiến hành nhằm bổ sung cho những thiếu hụt thông tin trong nghiên cứu về quan hệ Giới và truyền thông đại chúng ở Việt Nam..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Hình ảnh của phụ nữ và nam giới trên các phương tiện truyền thông và ảnh hưởng của chúng tới việc thực hiện các vai trò giới.
- Khách thể nghiên cứu.
- Các sản phẩm và hiệu quả từ truyền thông: hình ảnh phụ nữ và nam giới xuất hiện trên các sản phẩm truyền thông và hiệu quả tác động của những hình ảnh này đối với người xem nhìn từ góc độ giới..
- 4.Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hình ảnh phụ nữ và nam giới được đề cập trên một loại hình truyền thông có tính chất phổ biến nhất là truyền hình.Với thể loại truyền hình, đề tài chỉ nghiên cứu các chương trình thời sự, phóng sự, văn hoá, thể thao, phim truyện và quảng cáo...phát trên kênh VTV1 và VTV3 phủ sóng trên toàn quốc của Đài truyền hình Việt Nam..
- 5.Phương pháp nghiên cứu.
- Phần II Kết quả nghiên cứu.
- Đối tượng xem truyền hình.
- Thời lượng xem truyền hình.
- Sở thích xem truyền hình.
- 95.5% nam giới thường xem chương trình thời sự, chính trị so với 77.1% nữ giới thường xem chương trình này 78.2% nữ giới thường xuyên theo dõi các chương trình phim truyền hình so với 59.7% nam giới quan tâm đến thể loại chương trình này..
- Sự khác biệt trong việc lựa chọn các chương trình thường xem của phụ nữ và nam giới cho thấy nam giới thường ưa thích các chương trình định hướng hành động, các chương trình thời sự - chính trị giúp họ nâng cao hiểu biết, còn phụ nữ thường hướng đến những chương trình ca nhạc, thời trang và phim truyện có tính chất giải trí nhiều hơn.
- Hình ảnh chung về nam giới và nữ giới xuất hiện trên truyền hình.
- Về hình thức xuất hiện: 95.2% khán giả thấy hình ảnh nữ giới trẻ đẹp xuất hiện nhiều, trong khi chỉ có 79.2% khán giả thấy nam giới trẻ đẹp xuất hiện nhiều trên truyền hình..
- Về vai trò giới: nữ giới thường xuất hiện nhiều nhất với hình ảnh của người làm công việc nội trợ (giặt giũ, nấu ăn.
- chăm sóc gia đình (cho con ăn, chăm người ốm.
- Nữ giới ít xuất hiện trong hình ảnh làm người lãnh đạo hoặc tham dự các cuộc họp.
- Nam giới xuất hiện nhiều ở cương vị làm lãnh đạo và tham dự các kỳ họp.
- Nam giới ít xuất hiện trên truyền hình với hình ảnh của người làm nội trợ hoặc chăm sóc gia đình..
- Vai trò giới xuất hiện nhiều trên truyền hình qua nhận định của khán giả nữ.
- Vai trò giới xuất hiện nhiều trên truyền hình qua nhận định của khán giả nam.
- Thực tế này cho thấy qua lăng kính của truyền thông, công việc gia đình và công việc xã hội của nam giới và nữ giới bị phân biệt rõ ràng.
- Điều mà khán giả nhận thấy trên truyền hình là mỗi khi nữ giới xuất hiện thì họ dường như gắn liền với công việc gia đình (đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc chồng con.
- và hiếm khi họ được xuất hiện như những người năng động, giỏi giang, quyết đoán, có lý trí và làm việc ở những lĩnh vực công nghệ cao..
- Nếu nữ giới thường xuyên thấy hình ảnh của giới mình làm công việc chăm sóc gia đình và nội trợ còn nam giới thường xuyên thấy hình ảnh của giới mình đi dự họp và làm lãnh đạo thì khuôn mẫu giới truyền thống đã và sẽ không ngừng được duy trì thông qua sóng truyền hình.
- 2.1 Hình ảnh nam giới và nữ giới trên chương trình Thời sự.
- Loại hình công việc: Nam giới thường đảm nhận các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật hoặc là biên tập viên chính, người sản xuất chương trình, phóng viên trực tiếp đi tới các “điểm nóng” để thu thập tin tức.
- còn nữ giới chủ yếu làm các công việc của người dẫn chương trình, biên tập viên hoặc phát thanh viên..
- Vị trí công việc: Đa số nữ giới chỉ đạt được những vị trí trung bình trong bậc thang chức vụ hoặc là những nhà quản lý cấp thấp.
- Đạt đến những vị trí cao như Trưởng ban, Phó Giám đốc hay Giám đốc của đài truyền hình luôn là nam giới..
- Thời gian làm việc: các biên tập viên, phát thanh viên nữ có xu hướng gắn bó với một chương trình lâu dài.
- Ngược lại, các phóng viên, biên tập viên là nam giới thường thay đổi công việc hoặc được cất nhắc lên các vị trí khác cao hơn, mà công việc ở Tiểu ban Thời sự chỉ là một “bước đệm” trong sự nghiệp của họ..
- 2.2 Hình ảnh nam giới và nữ giới trên chương trình “Hãy chọn giá đúng”.
- Những người chơi là nữ giới bị coi là kém thông minh, không tự tin và dễ thay đổi trong khi đoán giá các sản phẩm.
- Còn người chơi là nam giới được đánh giá là tích cực hơn, “đẳng cấp” hơn nhờ phản ứng linh hoạt, chính xác và kiên định với câu trả lời của mình.
- 2.3 Hình ảnh nam giới và nữ giới trên chương trình “Ai là triệu phú”.
- 2.4 Hình ảnh nam giới và nữ giới trên chương trình phim truyện.
- Phim truyền hình Mỹ và Châu âu: Các nhà làm phim có xu hướng xây dựng những bộ phim có tính nữ quyền, thể hiện tiếng nói của nữ giới.
- Những vấn đề trong phim là những vấn đề của thế giới phụ nữ, của phụ nữ với xã hội, với cuộc sống mà họ đang đối mặt hàng ngày..
- Phim truyền hỡnh Chõu Á: nhân vật nữ mang những nét đặc trưng của phụ nữ á Đông như dịu dàng, nhu mì, nhút nhát, phụ thuộc, yếu ớt hoặc nhỏ nhặt, ghê gớm, xảo quyệt, mưu mô, tàn nhẫn.
- Các nhân vật nam thường xuất hiện với tính cách độc lập, mạnh mẽ, thực tế, dũng cảm, tự tin và chủ động....
- Phim truyền hình Việt Nam: Nhân vật nữ sống cam chịu đến tội nghiệp, luôn phải chấp nhận thiệt thòi, ít phản kháng, ít đấu tranh cho cuộc sống bản thân.
- Nhân vật nam thường là người giỏi giang, có nhiều quyền lực và là trụ cột trong gia đình….
- 2.5 Hình ảnh nam giới và nữ giới trên.
- chương trình quảng cáo.
- Hình ảnh Nam.
- Hình ảnh nam giới và nữ giới trong cuộc sống.
- Trong gia đình.
- Tại nơi làm việc.
- quyết định.
- Hỉnh ảnh nam giới và nữ giới.
- 3.1 Phân công lao động trong gia đình.
- Công việc của vợ Công việc của chồng.
- 6h Dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho gia đình Ngủ.
- 3.2 Vai trò giới của vợ và chồng trong gia đình.
- Phân công lao động trong gia đình ở thành thị của phụ nữ và nam giới không thay đổi so với vai trò giới truyền thống và thực tế này dựa trên những quan niệm giới có tính chất khuôn mẫu..
- Ngoài công việc ở cơ quan, phụ nữ ở khu vực thành thị vẫn phải tự mình làm các công việc nhà và ít khi nhận được sự giúp đỡ của chồng..
- Những gia đình có độ dài hôn nhân càng lớn thì sự tham gia của người phụ nữ vào công việc nội trợ càng giảm.
- Đặc biệt khi có những biến đổi trong thành phần hộ gia đình như con cái trưởng thành, bố mẹ đến tuổi nghỉ hưu thì công việc nội trợ của người vợ sẽ được chia sẻ nhiều hơn.
- Tuy nhiên người thay thế họ để làm những công việc nội trợ lại là một người phụ nữ khác.
- 3.3 Quyền quyết định trong gia đình.
- Các công việc cần quyết định Vợ quyết.
- Mối quan hệ trong gia đình họ hàng .
- Các công việc cần quyết định.
- Việc phát triển kinh tế gia đình .
- Công việc chi tiêu trong gia đình .
- Công việc mua bán hàng ngày .
- 3.4 Hình ảnh nam giới và nữ giới tại nơi làm việc.
- 97,7% ý kiến cho rằng phụ nữ nghỉ hưu sớm có lợi cho sức khoẻ và có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình - Cơ hội tuyển dụng: 68.5% cho rằng cả nam và nữ đều có cơ hội được làm việc như nhau.
- 31.5% ý kiến còn lại cho rằng nam giới có nhiều cơ hội được tuyển dụng hơn nữ giới.
- Không có một ý kiến nào trong mẫu nghiên cứu quan niệm nữ giới có nhiều cơ hội hơn nam giới trên thị trường lao động.
- Người được trả lương cao hơn cho cùng một công việc 72.3 27.7.
- ảnh hưởng của hình ảnh về nam giới và nữ giới trên truyền hình với việc thực hiện các vai trò giới.
- Những hình ảnh có tính khuôn mẫu giới trên truyền hình củng cố các quan niệm truyền thống về giới ở người xem..
- Những khuôn mẫu về vai trò giới vẫn tiếp tục tồn tại trong đời sống gia đình và tại nơi làm việc của những khách thể được nghiên cứu..
- Thực tế này phù hợp với những gì mà họ được nghe và được nhìn thấy hàng ngày từ truyền hình.
- Thông qua truyền hình, nam giới và nữ giới đã tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết để thực hiện các vai giới tương ứng với sự trông đợi của xã hội..
- Phần lớn những người được điều tra đều ít nhiều nhận ra những khuôn mẫu giới chứa đựng trên truyền hình.
- Tuy nhiên, họ cho rằng việc sử dụng những hình ảnh giới có tính khuôn mẫu như hiện nay có tác dụng giữ gìn và bảo tồn “văn hoá truyền thống”.
- Phần lớn mọi người không nhận ra việc sử dụng các hình ảnh đó là một sự lạm dụng và bất công đối với nữ giới, cũng như làm tăng thêm gánh nặng phải “thành đạt”, “giỏi giang” hay “mạnh mẽ” cho nam giới..
- Hình ảnh nam giới và nữ giới xuất hiện trên truyền hình vẫn tuân theo những quan niệm và khuôn mẫu về vai trò giới truyền thống, bất chấp thực tế xã hội đã có nhiều thay đổi..
- Hình ảnh nữ giới được miêu tả với nhiều nét tiêu cực hơn so với nam giới.
- Có một mối quan hệ thuận chiều giữa những hình ảnh về nam giới và nữ giới xuất hiện trên truyền hình với việc thực hiện các vai trò giới trong cuộc sống của người xem..
- Với ý nghĩa đó, truyền hình thay vì là một công cụ tuyên truyền cho bình đẳng giới lại vô tình được sử dụng để củng cố những thái độ và định kiến giới đang tồn tại..
- Đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của đài truyền hình cần được cung cấp những kiến thức cơ bản về khoa học giới nhằm tránh tình trạng truyền thông vô tình trở thành công cụ tuyên truyền cho bất bình đẳng giới..
- Đối với từng chương trình truyền hình cụ thể cần có sự cải tiến và đổi mới về nội dung cũng như hình thức nhằm hướng tới sự tuyên truyền cho bình đẳng giới.
- Các chương trình quảng cáo cần thay đổi về hình thức, tránh trường hợp lạm dụng thân thể người phụ nữ.
- Thay vì sử dụng hình ảnh các người mẫu thì nên sử dụng các hình ảnh hoạt hình hay hình ảnh sản phẩm để thay thế..
- Cần thay đổi các quan niệm giới có tính khuôn mẫu của bản thân mỗi người phụ nữ và nam giới.
- ở đây, truyền hình với chức năng xã hội hoá của mình đóng vai trò quan trọng để thực hiện công tác truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của khán giả xem truyền hình.