« Home « Kết quả tìm kiếm

Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá


Tóm tắt Xem thử

- Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự.
- Luật hình sự.
- Hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tố tụng hình sự.
- Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy hệ thống hình phạt được quy định phong phú và đa dạng, có sự kế thừa bổ sung và hoàn thiện qua từng thời kỳ.
- Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành là kết quả của nhiều lần sửa đổi, bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành các loại hình phạt của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án..
- Trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, các hình phạt có ý nghĩa quyết định và góp phần phát huy được vai trò tích cực là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội đến tội phạm.
- Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển toàn diện của đất nước trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và qua thực tiễn áp dụng, nhiều quy định về hình phạt trong đó hệ thống hình phạt nói chung và hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng của Bộ luật hình sự năm 1999, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế (như chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt cải tạo không giam giữ, điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ chưa được quy định chặt chẽ và hợp lý, đồng thời cần bổ sung quy định của Bộ luật hình sự với nội dung tăng tính cưỡng chế của hình phạt cải tạo không giam giữ, cũng như tương quan giữa hình phạt này với án treo....
- Một số tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra vướng mắc, lúng túng và có không ít trường hợp còn áp dụng chưa thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự trong hoạt động xét xử của Tòa án các cấp.
- Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng, do chưa đánh giá hết vai trò, chức năng, công dụng của hình phạt cải tạo không giam giữ trong cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, nên các Tòa án còn ít quan tâm áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, khi áp dụng còn có trường hợp không đúng, vi phạm nội dung điều kiện, phạm vi áp dụng hình phạt cải tạo.
- không giam giữ hoặc vận dụng chế định án treo.
- Tất cả những vấn đề này là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hình phạt cải tạo không giam giữ trong áp dụng và thi hành..
- Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.
- Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm.
- Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm.
- Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm.
- Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành về hình phạt cải tạo không giam giữ và thực tiễn áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để chúng tôi lựa chọn đề tài "Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa".
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Do hình phạt có vị trí, vai trò quan trọng trong luật hình sự, nên ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về hình phạt và hệ thống hình phạt, trong đó có hình phạt cải tạo không giam giữ..
- Vấn đề hình phạt đã được nhiều chuyên gia ở nước ngoài nghiên cứu như: H.L.A.
- v.v… Còn ở Việt Nam, khoa học luật hình sự là một trong những ngành khoa học pháp lý phát triển nhất so với các ngành khoa học pháp lý khác, do đó xét riêng về hình phạt, cho thấy có nhiều công trình nghiên tiêu biểu ở các cấp độ khác nhau..
- Cấp độ luận văn thạc sĩ thực hiện ở Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) có các đề tài của các tác giả Nguyễn Văn Vĩnh, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1996.
- Vũ Lai Bằng, Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 1997.
- Đặng Đức Thạo, Hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2001.
- Hay ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề tài của Lê Khánh Hưng, Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010.
- Nguyễn Văn Cảnh, Hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010.
- Còn ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tài của các tác giả Nguyễn Sơn, Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà Nước và Pháp luật, Hà Nội, 2003, Phạm Văn Beo, Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội 2007;.
- Trịnh Quốc Toản, Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
- Lê Văn Cảm, Chương thứ 7 - Hình phạt và biện pháp tư pháp, trong Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia.
- Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001.
- Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
- Đặng Quang Phương (chủ nhiệm đề tài), Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả của các biện pháp tư pháp và các hình phạt không phải là tù và tử hình, Hà Nội, 1996.
- Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học đề cập đến hình phạt như: GS.TSKH.
- Lê Văn Cảm, Hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8/2000.
- Một số vấn đề cơ bản về hình phạt, Tạp chí Công an nhân dân, số 5/2001.
- Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007.
- Trịnh Tiến Việt, Thực trạng các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, số 1/2009.
- Võ Khánh Vinh, Những đòi hỏi của nguyên tắc công bằng đối với việc quy định hệ thống chế tài ở Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1993;.
- Trần Văn Độ, Một số vấn đề về hình phạt cải tạo không giam giữ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1995.
- Nguyễn Mạnh Kháng, Hình phạt - Một số vấn đề lý luận, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2000.
- Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề về hình phạt quản chế trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, số 1/2004.
- Về hình phạt cấm cư trú trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2004 và Về hình phạt tiền trong luật hình sự một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/2003.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản và trực diện về hình phạt chính và hình phạt bổ sung, còn đối với riêng hình phạt cải tạo không giam giữ, nhìn một cách tổng thể chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, với tư cách là một hình phạt chính quan trọng trong hệ thống hình phạt trong luật hình sự Việt Nam.
- Vì vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài "Hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa".
- Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình phạt cải tạo không giam giữ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:.
- a) Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về hình phạt cải tạo không giam giữ như: Khái niệm hình phạt cải tạo không giam giữ, đặc điểm của hình phạt cải tạo không giam giữ, vai trò của hình phạt cải tạo không giam giữ;.
- b) Khái quát sự phát triển của hình phạt nói chung, hình phạt cải tạo không giam giữ nói riêng trong lịch sử pháp luật hình sự nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay để rút ra những nhận xét, đánh giá;.
- c) Nghiên cứu những quy định cụ thể về hình phạt cải tạo không giam giữ trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, từ đó rút ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục;.
- d) Phân tích thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án các cấp tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó;.
- đ) Đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định về hình phạt cải tạo không giam giữ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh hình phạt cải tạo không giam giữ trong luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án các cấp tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định (Bộ luật hình sự Việt Nam) và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về hình phạt này trong thực tiễn..
- Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án các cấp tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong 11 năm .
- Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học.
- để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng những vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn này..
- Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm khoa học về hình phạt, cũng như về hình phạt cải tạo không giam giữ để xây dựng nên khái niệm hình phạt cải tạo không giam giữ, bảo đảm tính chính xác, khoa học, đồng thời chỉ ra các đặc điểm cơ bản của hình phạt cải tạo không giam giữ..
- Luận văn còn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hình phạt cải tạo không giam giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cũng như phân tích tình hình áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ của Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 11 năm chỉ ra các hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Trên cơ sở này, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ..
- Đặc biệt, luận văn còn làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các nhà làm luật Việt Nam và các nhà hoạt động thực tiễn trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ, cũng như làm tư liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự tại các cơ sở đào tạo luật trong cả nước..
- Chương 1: Những vấn đề chung về hình phạt cải tạo không giam giữ theo luật hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Hình phạt cải tạo không giam giữ theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa..
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về hình phạt cải tạo không giam giữ..
- Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lê Cảm Hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam", Dân chủ và pháp luật, (8), tr.
- Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Lê Cảm Một số vấn đề cơ bản về hình phạt", Công an nhân dân, (4), tr.
- Lê Văn Cảm Chương thứ bảy - Hình phạt và biện pháp tư pháp", Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10 quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội..
- Trần Văn Độ Quan niệm mới về hình phạt", Trong chuyên đề: Bộ luật hình sự:.
- Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Chính sách xử lý tội phạm trong luật hình sự Việt Nam.
- Học viện Tư pháp (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Trần Minh Hưởng (2007), Tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội..
- Dương Tuyết Miên Bàn về mục đích của hình phạt", Luật học, (3), tr.
- Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội..
- Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội..
- Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa Thống kê xét xử án hình sự tại Thanh Hóa từ 2003 đến tháng 9 năm 2013, Thanh Hóa..
- Tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 04/8 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2010), Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 02/12 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Hà Nội..
- Trịnh Quốc Toản (2010) Các hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý (1995), Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.