« Home « Kết quả tìm kiếm

Hình thức và bộ máy nhà nước


Tóm tắt Xem thử

- Hình thức và bộ máy nhà nước.
- Hình thức nhà nước.
- Khái niệm hình thức nhà nước.
- Hình thức nhà nước được hiểu là những cách thức tổ chức và phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
- Khái niệm hình thức nhà nước có hai vấn đề cơ bản:.
- Thứ hai, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước (được gọi là chế độ chính trị)..
- Sự khác nhau này thể hiện cách thức tổ chức, thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở trung ương hay nói cách khác là sự khác nhau về hình thức chính thể..
- Ngược lại, ở Việt Nam, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không thể có những quy định khác nhau về cùng một vấn đề, không có hệ thống cơ quan nhà nước riêng, độc lập với bộ máy nhà nước.
- Đây chính là hai mô hình khác nhau về tổ chức quyền lực nhà nước theo cấu trúc lãnh thổ..
- Ở một số nhà nước, việc quyết định những vấn đề nhất định được thực hiện bằng cách hỏi ý kiến nhân dân và hình thức cao hơn, để nhân dân bỏ phiếu trực tiếp quyết định và nhà nước phải thực hiện các quyết định đó..
- Toàn quyên quyết định và loại trừ sự tham gia của nhân dân hay tôn trọng và tổ chức cho nhân dân tham gia vào công việc nhà nước là hai cách thức, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước khác nhau, đối lập nhau..
- Tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước ở trung ương hay còn gọi là hình thức chính thể có ba nội dung cơ bản:.
- (i) Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương;.
- (ii) Mỗi quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương;.
- (iii) Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương..
- (i) Quyền lực nhà nước trung ương được hình thành như thế nào?.
- Thứ nhất: Cách thức, trình tự tổ chức quyền lực nhà nước trung ương Thông thường, quyền lực nhà nước ở trung ương được tổ chức thành ba loại: quyền lập pháp, quyển hành pháp và quyển tư pháp dựa trên cách thức phân loại chức năng nhà nước ở Chương I của giáo trình này.
- Bầu và bầu cử là việc nhiều người hoặc toàn dân lựa chọn và trao quyền cho một hoặc một số người giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước.
- Bổ nhiệm là việc chọn một hoặc một số người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
- Về trình tự thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước:.
- Trình tự thiết lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương là nói đến các bước, các giai đoạn của quá trình thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương.
- Loại thứ hai, việc thiết lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương độc lập với nhau, việc thiết lập cơ quan này không ảnh hưởng tới việc thiết lập cơ quan khác.
- Thứ hai: Mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương Theo nội dung và vị trí của các chủ thể, quan hệ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương có thể chia thành hai loại cơ bản..
- Ví dụ: Quốc hội Việt Nam là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền thành lập và bất tín nhiệm chính phủ, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
- Thứ ba: Sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực nhà nước ở trung ương - Sự tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan nhà nước bằng bầu cử và cách thức xác định kết quả cũng rất khác nhau.
- Như vậy, cách thức, số lượng tham gia của nhân dân vào việc tổ chức bộ máy nhà nước thông qua bầu cử là một nội dung của khái niệm chính thể..
- Hình thành nên các cơ quan nhà nước như thế nào, những cơ quan này vận hành ra sao và cách thức thực hiện quyền lực trong mối quan hộ với nhân dân (hình thức chính thể) là những nội dung đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội..
- Cách phân loại hình thức chính thể phổ biến hiện nay dựa trên nguồn gốc quyền lực nhà nước và sự tham gia của nhân dân vào quyền lực nhà nước..
- Quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của Nhà nước dược tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế..
- Cộng hòa là hình thức theo đó quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định..
- Ví dụ: Nhà nước trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam là quân chủ tuyệt đối, Vương quốc Anh là quân chủ đại nghị, Nhật Bản là quân chủ lập hiến..
- Cách phân loại hình thức chính thể cộng hòa hiện đại dựa trên vị trí, vai trò và mối quan hộ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương chia thành ba loại cơ bản: cộng hòa tổng thống.
- hoặc lịch sử hình thành quốc gia, hầu hết các nhà nước được cấu thành từ những phần lãnh thổ với những bộ máy quản lí tại những bộ phận lãnh thổ đó..
- Ví dụ: Lịch sử hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kì tạo nên các tiểu bang trong nhà nước liên bang, nhưng với Việt Nam, việc chia toàn bộ quốc gia thành các tỉnh, thành phố và các cấp nhỏ hơn xuất phát từ yếu tố địa lí, văn hóa, cư dân, trình độ phát triển kinh tế với mục đích quản lí xã hội nhằm phát triển đồng đều và bình đẳng giữa những khu vực, bộ phận khác nhau..
- Như vậy, hình thức cấu trúc là việc nhà nước được cấu thành từ những đơn vị hành chính lãnh thổ như tiểu bang, tỉnh, thành phố.
- Ví dụ: Có nên chia thành các tiểu bang có chủ quyền độc lập hay chia thành các đơn vị hành chính như tỉnh, thành phố không có chủ quyền? Có thể nói, hình thức cấu trúc được hiểu là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương..
- Nhà nước liên bang: Những nhà nước liên bang điển hình như Hợp chúng quốc Hoa Kì được chia thành 50 tiểu bang với những hộ thống pháp luật, bộ máy nhà nước độc lập với nhau và độc lập với bộ máy nhà nước trung ương.
- CHLB Đức gồm 16 tiểu bang với những cơ quan nhà nước độc lập với chính quyền trung ương.
- Như vậy, nhà nước liên bang được cấu trúc từ các nhà nước thành viên (tiểu bang) với sự độc lập nhất định thể hiện bằng việc có hệ thống pháp luật riêng, bộ máy quản lí riêng.
- Các nhà nước tiểu bang có mức độ độc lập với nhà nước liên bang, có chủ quyền..
- Nhà nước đơn nhất: Nhà nước đơn nhất là hình thức tổ chức quyền lực nhà nước theo đó chủ quyền tập trung vào chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, vùng có thể có thẩm quyền ở những mức độ nhất định nhưng thẩm quyền này do chính quyền trung ương cho phép và về lí thuyết, chính quyển trung ương có thể giải tán chính quyền vùng và địa phương..
- Ví dụ: Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam không thể có Hiến pháp riêng, không thể có bộ máy quản lí độc lập mà nó hoàn toàn phụ thuộc vào bộ máy nhà nước trung ương.
- Tóm lại, hình thức nhà nước cấu trúc theo lãnh thổ có hai mô hình cơ bản là nhà nước theo chế độ liên bang và nhà nước đơn nhất.
- Cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào, có vì nhân dân hay không, quyền lực này có thuộc về nhân dân hay không, có do nhân dân hay không là một trong những nội dung của khái niệm chế độ chính trị..
- Chế độ chính trị có thể được hiểu là những cách thức, phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước.
- Nếu như hình thức chính thể và hình thức cấu trúc cho ta biết quyền lực nhà nước được tổ chức theo hình thức nào thì khái niệm chế độ chính trị cho ta biết quyền lực đó được thực hiện như thế nào, theo cách nào..
- Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước dân chủ được hiểu là cách thức thực hiện quyền lực theo đó có tổ chức cho sự tham gia của nhân dân vào việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước..
- Nếu Quốc hội cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, đánh giá trong suốt quá trình xây dựng pháp luật, cách thức thực hiện quyền lực lập pháp của Quốc hội thì việc thực hiện quyền lực nhà nước này được coi là có dân chủ hay chế độ chính trị dân chủ..
- Phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước phi dân chủ là phương pháp ngăn cản, loại trừ sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước và đời sống chính trị.
- Quyền lực nhà nước được thực hiện một cách chuyên chế và độc đoán..
- Bộ máy nhà nước.
- Khái niệm bộ máy nhà nước.
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước..
- Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương..
- Ví dụ: Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam ở trung ương gồm có Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy nhà nước thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả.
- Có thể nói, các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước chính là cơ sở kiến trúc nên toàn bộ máy nhà nước, tạo ra sự khác biệt giữa bộ máy nhà nước này với bộ máy nhà nước khác..
- Ví dụ: Bộ máy nhà nước tư sản tổ chức theo nguyên tắc phân quyền..
- Trong khi đó, bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất..
- Ví dụ: Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất có quyền tổ chức ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và có quyền giám sát tối cao..
- Mỗi cơ quan nhà nước đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng khi các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng riêng của mình là nhằm góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước..
- Điều này có nghĩa ba cơ quan này đang góp phần thực hiện chức năng của Nhà nước là chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Như vậy, vai trò của bộ máy nhà nước là nhằm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước..
- Ví dụ: Để nhà nước thực hiện được chức năng trấn áp thì phải tổ chức ra các cơ quan như: quân đội, nhà tù, cảnh sát.
- để nhà nước quản lí giáo dục, y tế thì phải tổ chức các cơ quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo....
- Cơ quan nhà nước - bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước.
- Mặc dù các cơ quan nhà nước khác nhau có vị trí, tính chất, chức năng và thẩm quyền khác nhau.
- Tuy nhiên, tất cả các cơ quan nhà nước đều có các đặc điểm chung giống nhau và nhờ đó có thể phân biệt cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị và các tổ chức khác trong xã hội.
- Cơ quan nhà nước có một số đặc điểm cơ bản sau:.
- Thứ nhất, cơ quan nhà nước là tổ chức không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.
- Có thể nói rằng, các cơ quan nhà nước là những tổ chức chuyên làm nhiệm vụ quản lí xã hội và không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế như các doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
- Mặc dù giống với các tổ chức khác là cơ quan nhà nước cũng thực hiện sự quản lí đối với con người nhưng cơ quan nhà nước không trực tiếp sản xuất ra của cải phục vụ cho con người như lúa gạo, quần áo.
- Tuy nhiên, thông qua các hoạt động của mình, các cơ quan nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức khác tham gia vào quá trình sản xuất..
- Thứ hai, cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước đổ thực hiện quyền lực nhà nước.
- Các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương đều đại diện cho nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.
- Tính quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước thể hiện ở chỗ, các quyết định của cơ quan nhà nước được ban hành trên cơ sở ý chí đơn phương của mình và có tính chất bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan..
- Ví dụ: Bản án hình sự của Tòa án có tính bắt buộc đối với người bị kết án, hay quyết định xử phạt hành chính của cơ quan hành chính nhà nước có tính bắt buộc đối với chủ thể vi phạm hành chính..
- Các quyết định của cơ quan nhà nước được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.
- Dĩ nhiên, không phải thực hiện mọi quyết định của cơ quan nhà nước đều cán đến cưỡng chế nhà nước mà trước hết các quyết định này được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của đối tượng.
- cơ quan nhà nước nhưng không có nghĩa là xuất phát từ ý chí chủ quan, tuỳ tiện của các cơ quan nhà nước mà phải dựa trên cơ sở pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội..
- Thứ ba, cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động của mình trong phạm vi thẩm quyền của mình trên cơ sở pháp luật quy định.
- Mặc dù tất cả các cơ quan nhà nước đều có quyền lực nhà nước nhưng mỏi cơ quan có được quyền lực nhà nước trong một giới hạn nhất định và giới hạn đó được gọi là thẩm quyền.
- Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền riêng của mình, các cơ quan nhà nước khác nhau sẽ có thẩm quyền khác nhau..
- Thẩm quyền của cơ quan nhà nước được xác định thông qua các quy định trong các văn bản pháp luật.
- Trong các yếu tố của thẩm quyền cơ quan nhà nước thì quan trọng nhất là quyền ban hành quyết định pháp luật.
- Các cơ quan nhà nước chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm quyền của mình, trong phạm vi đó, các cơ quan nhà nước hoạt động một cách độc lập, chủ động và sáng tạo.
- Việc thực hiện thẩm quyền đối với các cơ quan nhà nước vừa là quyền, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ, không phụ thuộc vào ý muốn, sự xét đoán riêng của bản thân các cơ quan hay bất kì người lãnh đạo nào..
- Tóm lại, có thể hiểu rằng, cơ quan nhà nước là một tổ chức mang quyền lực nhà nước, được thành lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong phạm vi luật định..
- Các thiết chế cơ bản trong bộ máy nhà nước của các quốc gia trên thế giới ngày nay.
- Ở hầu hết các quốc gia, hiến pháp quy định nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại.
- Về nguyên tắc, nguyên thủ quốc gia là đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của Nhà nước.
- Thông thường, nguyên thủ quốc gia là một cá nhân đứng đầu nhà nước.
- Ví dụ: Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao là nguyên thủ theo quy định của Hiến pháp Liên bang Xô viết năm 1977, hoặc thiết chế Hội đồng Nhà nước củng là nguyên thủ theo quy định Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam.
- Mức độ thực quyền của nguyên thủ quốc gia phụ thuộc vào mô hình chính thể của Nhà nước..
- Nguyên thủ là người đứng đầu nhà nước nên cũng được giao quyền thống lĩnh lực lượng vũ trang.
- Ở các nhà nước tư sản ngày nay, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện nên Nghị viện còn được gọi là cơ quan lập pháp.
- Nhìn chung, thẩm quyền của Chính phủ thể hiện trong các lĩnh vực sau: Về hoạch định chính sách, Chính phủ có thẩm quyền khởi xướng và hoạch định các chính sách đối ngoại và đối nội của Nhà nước.
- về quản lí nhà nước, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quản lí cao nhất của Nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Phần lớn chính phủ của các nhà nước tư sản nắm giữ quyền thi hành án..
- Để bảo đảm cho thẩm phán độc lập khi thực hiện nhiệm vụ của mình, pháp luật các nước tư sản thường đưa ra các quy định mang tính nguyên tắc như: Thẩm phán không thể là người thuộc các tổ chức chính trị (các đảng phái chính trị), tổ chức kinh tế hay thuộc bất kì cơ quan nhà nước nào khác