« Home « Kết quả tìm kiếm

Hồ Chí Minh khởi dựng đại học văn khoa hà nội


Tóm tắt Xem thử

- HỒ CHÍ MINH KHỞI DỰNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA HÀ NỘI HỒ CHÍ MINH KHỞI DỰNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA HÀ NỘI PGS.
- LÊ MẬU HÃN Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Cần phải nâng cao nền văn học Việt Nam cho xứng đáng với một nước độc lập và để theo kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu”.
- Hồ Chí Minh Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
- Nước Việt Nam tự do, độc lập đã ra đời.
- Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, công bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng.
- dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập.
- Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
- Vận mệnh độc lập tự do của dân tộc vừa mới giành được đã đứng trước nguy cơ mất còn.
- Muốn giữ vững được quyền tự do, độc lập, phải giương cao khẩu hiệu “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, phát huy động lực vĩ đại của dân tộc trên nền tảng của chế độ mới, con người mới, văn hoá giáo dục mới… Vì vậy, kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc.
- Xây dựng nền giáo dục dân tộc, dân chủ, đào tạo nhân tài là một nhiệm vụ rất khó khăn của Chính phủ do những hậu quả vô cùng nặng nề của nền giáo dục nô dịch của thực dân Pháp để lại trên đất nước ta.
- Vì vậy ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định phải thực hiện nhiệm vụ chống giặc dốt, khai mở các trường phổ thông, tạo dựng một nền giáo dục đại học dân tộc dân chủ để đào tạo cho Tổ quốc một đội ngũ trí thức, nhân tài có khả năng tiến kịp bước các nước tiên tiến trên hoàn cầu.
- Nền giáo dục mới của nước Việt Nam kế thừa gì khi tiếp quản các trường cao đẳng và đại học của thực dân Pháp để lại? Tháng 5-1906, Toàn quyền P.Beau đã ký Nghị định về việc thành lập Đại học Đông Dương nhằm mục đích đào tạo một tầng lớp “tân học”, “thượng lưu”, “trí thức”, có thể thay thế người Pháp giữ các chức vụ thứ yếu trong các công sở của chúng để đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa vì lợi ích tối đa cho đế quốc Pháp.
- Hơn một năm sau khi có quyết định, ngày Đại học Đông Dương mới khai giảng được với một số sinh viên ít ỏi và cũng chỉ dạy được một năm rồi phải ngừng lại.
- Đến cuối năm 1917, Toàn quyền Albert Sarraut đã quyết định cải cách giáo dục lần thứ hai bằng việc ban hành bộ “Học chính tổng quy”, một số trường cao đẳng tiếp tục được thành lập.
- trường cao đẳng Sư phạm (10-1917) hoạt động đến niên khoá thì ngừng tuyển sinh năm thứ nhất, sau đó đã đình giảng đến năm 1945.
- Trường cao đẳng Nông lâm (1938) hoạt động đến tháng 3-1945.
- trường Cao đẳng Công chính (4-1925) hoạt động đến tháng 3-1945.
- trường Cao đẳng Thương mại (1928) hoạt động đến năm 1932 thì ngừng hẳn.
- trường Cao đẳng Khoa học đến năm 1941 mới được thành lập do Chính phủ Pháp quyết định bằng một Sắc lệnh nhằm chuẩn bị cho sinh viên học thi lấy chứng chỉ Lý – Hoá - Sinh (PCB) và bằng cử nhân khoa học.
- Còn Đại học khoa học xã hội và nhân văn thì không có? Nhắc lại tóm tắt về mục đích và việc tổ chức đào tạo của Đại học Đông Dương ở trên có thể nói lên được bản chất của nền giáo dục đại học của Pháp ở Đông Dương là một nền giáo dục nô dịch thuộc địa, chứ không phải để “chăm lo đến sự tiến bộ của cả dân tộc An Nam”, mở mang trí tuệ, phát triển tư tưởng và càng không thể ngộ nhận rằng đây là một trong những nguồn cung cấp chủ yếu các thế hệ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Với quan điểm phủ định biện chứng, Chính phủ quyết định trên cơ sở cải tổ và sử dụng các trường Đại học, Cao đẳng cũ, phát triển thêm một số trường Đại học nhằm tạo dựng một nền giáo dục đại học mới của dân tộc.
- Đó là một nhiệm vụ rất khó khăn về cơ sở trường lớp, về tài chính, đội ngũ giáo sư và trước yêu cầu kháng chiến kiến quốc, sinh viên tỏ ý muốn hoãn việc khai giảng để có thể ra làm việc phục vụ Tổ quốc.
- Tại phiên họp ngày Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã báo cáo với Hội đồng Chính phủ, Mỹ nói sẽ bắt buộc quân đội Tưởng phải chuyển quân đang đồn trú ra khỏi trường đại học.
- Chính phủ nên cho mở lại gấp trường đại học nhưng cần phải có nhiều tiền, cần có giáo viên… Hồ Chủ tịch chỉ thị phải thông cao “Chính phủ sắp mở cửa lại trường đại học” Hội đồng Chính phủ đã thảo luận, nhất trí quyết định đến ngày các trường đại học sẽ mở cửa lại và sẽ mở trường Đại học văn khoa.
- Hội đồng dự định sẽ mở trường Chính trị xã hội để thay trường Đại học Luật đang chuẩn bị cải tổ.
- Ngày chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng về kháng chiến và kiến quốc, nêu rõ về văn hoá phải “mở đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới… kiến thiết nền văn hoá mới theo ba nguyên tắc: Khoa học hoá, đại chúng hoá, dân tộc hoá”.
- Sắc lệnh số 146/SL đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là “nền giáo dục duy nhất đặt trên ba nguyên tắc căn bản, đại chúng hoá, dân tộc hoá, khoa học hoá và theo tôn chỉ phụng sự lí tưởng quốc gia và dân chủ” (Việt Nam dân quốc công báo, số 314, ngày .
- Chính phủ đã lập Đại học vụ do Nguyễn Văn Huyên làm giám đốc và Nguỵ Như Kon Tum làm Phó giám đốc.
- Tiếng Việt được dùng để giảng dạy tại các trường Đại học – Cao đẳng.
- Việc lựa chọn, bổ nhiệm Giám đốc, giáo sư, giảng viên cũng được Chính phủ bàn định, kể cả nếu cần có thể mời giáo sư ngoại quốc vào dạy.
- Ngày Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ra Nghị định bắt đầu từ ngày sẽ khai giảng tại Hà Nội những trường Đại học và Cao đẳng: Đại học Y, Dược, Nha khoa.
- Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Mỹ thuật, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Canh nông, Cao đẳng Thú y.
- Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội (Ban Đại học tức là trường Đại học) do ông Đặng Thai Mai giữ chức Giám đốc.
- Cùng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Hội đồng cố vấn học chính có nhiệm vụ: nghiên cứu chương trình cải cách nền giáo dục cũ và xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã ký Sắc lệnh cho trường Đại học Việt Nam một quỹ tự trị do ông Giám đốc Đại học vụ làm Chủ tịch.
- Ngày Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục đã ký Nghị định mở ở trường Đại học một lớp về Chính trị xã hội để thay trường Đại học luật khoa cũ phải cải tổ lại để thành lập một Đại học Luật mới.
- Lớp học này đào tạo trong một thời hạn hai năm những cán bộ chuyên môn có thể bổ nhiệm làm viên chức cao cấp trong Bộ ngoại giao và các cơ quan hành chính quốc gia.Trước mắt lớp học này tạm phụ thuộc vào trường Đại học Văn khoa và do một viên Tổng thư ký trông nom.
- Thực hiện các quyết định của Chính phủ, Bộ Quốc gia giáo dục, trực tiếp là Đại học vụ đã khẩn trương chuẩn bị tổ chức lễ khai giảng khoá học đầu tiên các trường Đại học mới của nước Việt Nam độc lập tự do.
- Ngày tại cơ sở của Đại học Đông Dương trước đây tại 19 Lê Thánh Tông Hà Nội, lễ khai giảng khoá học đầu tiên của các trường Đại học mới - Đại học Quốc gia Việt Nam dưới chế độ Dân chủ Cộng hoà đã được tổ chức.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến chủ toạ buổi lễ và một số quan khách đại diện cho các phái bộ Đồng minh ở Hà Nội cũng đã được mời đến dự.
- Khai giảng nền Đại học mới của Việt Nam trong đó có năm trường Đại học: Y khoa, Khoa học, Văn khoa, Chính trị xã hội, Mỹ thuật là một dịp để các giáo sư và sinh viên tỏ rõ cho thế giới biết rằng trong thời giờ nghiêm trọng của tiền đồ Tổ quốc lúc bấy giờ “dân tộc Việt Nam, ngoài công cuộc đấu tranh bằng xương máu trên chiến địa cũng nỗ lực tham gia vào công cuộc tiến triển văn hoá nhân loại.
- Chúng tôi muốn rằng nền Đại học mới này là một lực lượng mạnh trong những lực lượng chiến đấu của dân tộc Việt Nam.
- Chúng tôi muốn nó là một thành luỹ để trường kỳ kháng chiến phục hồi hoàn toàn lãnh thổ và giải phóng tinh thần cho dân tộc.
- Chúng tôi là một dân tộc có nghìn năm lịch sử độc lập và đã tự gây nên một nền văn minh đặc sắc ven bể Thái Bình Dương này”.
- Với một tầm nhìn đúng đắn về vị trí của khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc để giữ vững quyền độc lập tự do của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định khởi dựng trường Đại học văn khoa và giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hoè và Giám đốc Đại học vụ Nguyễn Văn Huyên chịu trách nhiệm khẩn trương đưa Đại học văn khoa đi vào hoạt động ngay từ niên khoá đầu tiên dưới chính thể Dân chủ Cộng hoà.
- Đại học Văn khoa không chỉ thực hiện một nhiệm vụ rất cần thiết là đào tạo một số giáo viên cho ban văn khoa ở bậc trung học mà còn có nhiệm vụ cơ bản đặc biệt quan trọng là đào tạo một đội ngũ có trình độ cơ bản, vững bền về khoa học xã hội và nhân văn để tham gia vào những cuộc khảo cứu và phát minh trong mọi ngành Triết học, Xã hội, Văn học, Lịch sử, Địa lý của nước nhà và góp phần vào sự phát triển văn hoá của nhân loại.
- Nguyễn Văn Huyên, Giám đốc Đại học vụ, ngày luật gia Vũ Đình Hoè, Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục đã ký nghị định công bố chương trình đào tạo ở bậc đại học và sau đại học của Ban Văn khoa đại học.
- Văn khoa đại học dạy các môn học sau: 1- Triết học Đông phương.
- 4- Văn chương Việt Nam bằng Việt văn và Hán văn.
- Sinh viên học để thi tốt nghiệp đại học phải có bằng tốt nghiệp tú tài, bằng cao đẳng sư phạm hoặc bằng trung học.
- Thời gian học ít nhất là 3 năm và phải dự thi tốt nghiệp 4 môn chuyên môn và một ngoại ngữ sẽ được cấp bằng Văn khoa đại học.
- Sinh viên nào thi tốt nghiệp một trong 4 chuyên khoa: Triết học, Việt học, Hán học, Sử - Địa dư học thì được cấp bằng Văn chuyên khoa đại học và có thể bổ đi dạy các trường Trung học.
- Những sinh viên đã tốt nghiệp khoa văn đại học hoặc văn chuyên khoa đại học được quyền xin thi để được cấp bằng Văn khoa bác sĩ (tiến sĩ).
- Những sinh viên đó phải tìm chọn hai vấn đề để khảo cứu và phải được Hội đồng giáo sư Văn khoa đại học chuẩn y.
- Luận án thứ nhất phải là một khảo cứu về Triết học, Văn chương, Xã hội, Sử ký hay Địa dư.
- Luận án thứ hai cũng là một khảo cứu về một vấn đề Triết học, Văn chương, Xã hội, Sử ký hay Địa dư hoặc có thể là xuất bản (dịch và giải thích) một cuốn sách hay một văn liệu bằng Hán văn hay Việt văn đã biên tập từ thế kỷ XIX trở về trước ở Việt Nam hay ở Trung Hoa.
- Luận án phải được trình ông Giám đốc Văn khoa đại học đề cử một hay hai giáo sư chuyên môn xem xét có đủ điều kiện để trình ra Hội đồng đánh giá hay không.
- Nếu được các giáo sư đồng ý thì Giám đốc Văn khoa đại học đề nghị ông Giám đốc Đại học vụ ký cho phép in luận án.
- Văn khoa đại học có thể tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp Văn khoa cao học các chuyên khoa Triết lý, Sử ký - Địa dư, Văn chương.
- Thí sinh văn khoa cao học phải ghi tên vào học để thi ít nhất là 6 tháng và qua 3 môn thi theo chương trình của chuyên ngành trong đó có một luận án khảo cứu về một vấn đề khoa học thuộc chuyên ngành và nộp cho Hội đồng giáo sư Văn khoa đại học ít ra là 6 tháng trước khi thi… Cùng với việc hoạch định chương trình đào tạo, trong nhiều phiên họp do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, Chính phủ đã xem xét chọn mời các giáo sư và giảng viên cho văn khoa đại học.
- Căn cứ vào ý kiến của Chính phủ ngày Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục đã ra Nghị định cử các giáo sư Văn khoa gồm: Cao Xuân Huy dạy triết lý Đông phương, Hồ Hữu Tường dạy Xã hội, Nguyễn Đức Nguyên (Hoài Thanh) dạy Văn chương Việt Nam, Đặng Thai Mai dạy Văn chương Trung Hoa, Nguyễn Mạnh Tường dạy Văn chương Tây phương, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử ký còn Đào Duy Anh, Cù Huy Cận, Ngô Xuân Diệu, Trần Văn Giáp, Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Bao, Đoàn Phú Tứ sẽ dạy những vấn đề đặc biệt trong chương trình đào tạo của Văn khoa đại học.
- Giám đốc Văn khoa đại học sẽ thảo luận và thống nhất với các giáo sư và các giảng viên về nội dung, số giờ cần dạy ngay từ năm đầu tiên.
- Chế độ ưu đãi về lương của các giáo sư và giảng viên cũng được Chính phủ quy định cụ thể.
- Việc chọn mời các giáo sư tài năng về các khoa học xã hội và nhân văn ngay từ năm đầu của trường dưới chế độ dân chủ cộng hoà có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của Văn khoa đại học Việt Nam.
- Sau khi chương trình và đội ngũ giáo sư được công bố, khá nhiều người đã đến trường ghi tên học chính thức và học dự thính… Sự ra đời của Đại học Văn khoa ngày tại Hà Nội mang tầm vóc lịch sử như một trường Đại học mang tên Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam..
- Hồ Chí Minh.
- Xem Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB CTQG.H 1995, tập I, tr.7..
- Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB CTQG.
- Văn kiện Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2000, tập 8, tr 28 � Nguyễn Văn Huyên: Diễn văn đọc tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Việt nam ngày Báo Nhân dân ngày 31-12-2001