« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam.
- Làm rõ khái niệm, nhận diện đúng bản chất về hoạt động đánh giá tác động pháp luật trên cơ sở nhìn nhận kinh nghiệm quốc tế và thực tế cách hiểu ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Đánh giá một cách toàn diện về thể chế hiện hành đang điều chỉnh hoạt động đánh giá tác động cũng như thực trạng tổ chức thi hành chế định RIA ở nước ta sau 3 năm thi hành.
- Đề xuất một số các giải pháp, cơ chế nhằm cải thiện tình hình thực thi hoạt động đánh giá tác động RIA ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Keywords.Đánh giá tác động pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam.
- Lịch sử pháp luật.
- Đánh giá tác động kinh tế xã hội về một đạo luật (Regulatory Impact Assessment - gọi tắt là RIA), là một khái niệm mới ở Việt Nam, được tiếp thu từ quy trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của các quốc gia tiên tiến trên thế giới..
- Với ý nghĩa chung nhất, RIA là phương pháp đánh giá chi phí, lợi ích của những tác động có thể xảy ra đối với các nhóm trong xã hội, các khu vực hoặc toàn bộ xã hội và nền kinh tế từ sự thay đổi chính sách hoặc pháp luật, được thực hiện trong quá trình làm luật, sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật hoặc ban hành chính sách mới [32]..
- nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh tác động của các giải pháp, từ đó cung cấp.
- “Lần đầu tiên RIA được áp dụng trên thế giới là vào giữa những năm 1970 tại Mỹ dưới thời Tổng thống Ford do có lo ngại về gánh nặng quy định pháp luật đè lên vai xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Lúc đầu, người ta chỉ chú ý phân tích tác động đối với doanh nghiệp, sau đó mới chú ý đánh giá tác động đến chủ thể khác.
- Khi xem xét sự cần thiết ban hành văn bản, RIA được tiến hành để xác định các phương án, so sánh tác động của chúng, từ đó xác định phương án tối ưu;.
- Trong quá trình soạn thảo dự thảo phương án đã được lựa chọn, RIA được tiến hành để phân tích xem mục đích ban hành có đạt được một cách tối ưu trong dự thảo hay không.
- các nhóm chịu sự điều chỉnh của văn bản có dễ dàng thực thi, tuân thủ không.
- mức độ mà văn bản làm giảm hoặc tăng gánh nặng đối với các nhóm chịu sự điều chỉnh của văn bản đó;.
- Sau khi văn bản được ban hành, RIA được thực hiện để đánh giá tác động thực tế của một văn bản đang có hiệu lực so với các tác động được dự tính để xác định văn bản đó đạt được mục tiêu đề ra không, có cần sửa đổi không, sửa đổi ở mức nào [57]….
- Việc đề xuất, thông qua chính sách là quyết định chính trị thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo mà không phải nhiệm vụ của các chuyên gia thực hiện việc đánh giá tác động của văn bản”[18]..
- Theo kinh nghiệm của nhiều nước, RIA được thực hiện song song với việc nêu sáng kiến lập pháp, lập quy và được lồng ghép vào quy trình xác lập chính sách của các bộ, ngành… hoặc chủ thể khác khi đề xuất xây dựng luật và văn bản của Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu các kết quả của RIA khi ra quyết định có ban hành văn bản điều chỉnh chính sách đó hay không.
- Việc đề xuất, thông qua chính sách là quyết định chính trị thuộc về cơ quan chủ trì soạn thảo, Chính phủ, Quốc hội (theo các giai đoạn khác nhau), mà không phải là nhiệm vụ của các chuyên gia thực hiện đánh giá tác động của văn bản..
- Bản chất của RIA là việc xem xét, đánh giá các đề xuất chính sách quản lý khi được thể chế hoá thành quy phạm pháp luật.
- Tính chịu trách nhiệm – người, cơ quan có thẩm quyền ban hành phải chịu trách nhiệm đối với văn bản được ban hành và trước nhân dân.
- Chịu trách nhiệm trước các đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định và người có thẩm quyền trao quyền ban hành quy định..
- Có mục tiêu - tập trung vào vấn đề chính sách cần giải quyết và giảm thiểu các tác động không mong muốn..
- Tại Việt Nam, trước đây theo quy định tại Điều 22 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 mới chỉ quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dự báo tác động kinh tế - xã hội của văn bản.
- Nội dung của dự báo nhiều trường hợp mang tính hình thức và tính chủ quan của cơ quan đề nghị xây dựng Luật, pháp lệnh...Tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp Việt Nam, yêu cầu về đánh giá tác động kinh tế - xã hội được quy định trong một đạo luật - Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
- Theo đó, đánh giá tác động pháp luật của văn bản được thực hiện ở hai giai đoạn: (1) giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản (luật, pháp lệnh, nghị định).
- (2) giai đoạn soạn thảo văn bản.
- Việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của một đạo luật là một yêu cầu bắt buộc, là một khâu trong quy trình xây dựng pháp luật.
- Về thực chất, hoạt động đánh giá tác động kinh tế - xã hội đề cập trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ở Việt Nam chính là đánh giá tác động pháp luật (RIA) mà nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng trong hoạt động xây dựng pháp luật của họ.
- Trong thực tiễn thi hành quy định nói trên của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, trừ việc đánh giá tác động pháp luật (RIA) đã được tiến hành một cách khá bài bản.
- trong quá trình xây dựng hai Dự án Luật là Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp mới (ban hành 2005) thì đối với đại đa số các dự án luật còn lại, việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội mới chỉ được tiến hành một cách hình thức, sơ sài..
- Phần ánh giá tác động kinh tế- xã hội trong Bản thuyết minh đề nghị xây dựng Luật của đa số các Bộ, Ngành hoặc tổ chức khác đều mới chỉ dừng ở mức sơ lược, thiếu các luận cứ khoa học và thực tiễn được nghiên cứu và phân tích một cách thấu đáo trên cơ sở kết quả các điều tra và tham vấn công phu với những tài liệu, số liệu rõ ràng, chính xác khoa học để chứng minh cho những chính sách pháp lý của một dự án luật và các phương án khác nhau trong quá trình hình thành dự án luật đó.
- Việc hỏi ý kiến những đối tượng chịu tác động trực tiếp của luật tuy có thực hiện nhưng nhiều lúc chỉ là hình thức, không đạt hiệu quả cao” [5]..
- Một là, thiếu nhận thức một cách thống nhất, đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa, vai trò, nội dung của hoạt động đánh giá tác động kinh tế xã hội đối với toàn bộ quá trình xây dựng một dự án Luật (bắt đầu từ khi đưa ra sáng kiến lập pháp và cho đến khi đạo luật được ban hành);.
- Hai là, chúng ta thiếu quy trình, phương pháp và kỹ năng để thực hiện hoạt động đánh giá tác động kinh - tế xã hội đối với một đạo luật một cách có hiệu quả..
- Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi chúng ta đang tiến hành sửa đổi luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thống nhất thì vấn đề chất lượng của các báo cáo đánh giá tác động pháp luật là một trong 4 vấn đề chính mà Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất quan tâm.
- Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật và các giải pháp để đảm bảo các quy định đó được thực thi trên thực tế là điều hết sức cần thiết, do đó tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam” nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình..
- Hoàn thiện các quy định về đánh giá tác động pháp luật là một vấn đề quan trọng hiện nay đặt ra trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quy trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam.
- Đây là công trình nghiên cứu nhằm đánh giá một cách tổng thể hệ thống pháp luật hiện hành cũng như tình hình thực thi các quy định về đánh giá dự báo tác động luật ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Theo đó, công trình nghiên cứu mang tính thực tiễn và ứng dụng trong bối cảnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động trong Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất..
- Liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài viết tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, trong đó, có các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Bộ Tư pháp – UNDP, Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, (NXB Tư pháp, 2011).
- Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 2008.
- GTZ, Thực hiện hiệu quả quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt Nam;.
- Nguyễn Thị Thanh Tâm, Luận văn thạc sỹ, Đánh giá tác động của pháp luật trong.
- hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.....
- Một số công trình có đề cập đến các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đánh giá dự báo tác động pháp luật hoặc đã tiến hành đánh giá thực tiễn thi hành chế định RIA qua việc chấm điểm, rà soát các báo cáo RIA đã được công bố....Tuy nhiên, trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang tiến hành đánh giá tổng kết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 và tiến tới xây dựng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất thì vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến chế định RIA là một vấn đề quan trọng, có tính thời sự.
- Theo đó, tác giả đã lựa chọn đề tài này nhằm nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện thể chế hiện hành điều chỉnh về đánh giá tác động pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động pháp luật và đưa các quy định này vào thực tiễn một cách có hiệu quả..
- Mục tiêu của đề tài: Hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật..
- Những vấn đề chung về đánh giá tác động pháp luật và việc đưa quy định đánh giá tác động pháp luật vào Việt Nam..
- Thực trạng pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật tại Việt Nam..
- -Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đánh giá tác động pháp luật trong thời gian qua tại Việt Nam..
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng pháp luật..
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật..
- Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật, thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của Đề tài..
- Số liệu thống kê từ Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Viện Khoa học Pháp lý của Bộ Tư pháp,…..
- Đây là một trong những công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về đánh giá tác động pháp luật, những vấn đề lí luận và thực tiễn đối với Việt Nam một cách tương đối toàn diện và có hệ thống..
- Luận văn làm rõ khái niệm, nhận diện đúng bản chất về đánh giá tác động pháp luật trên cơ sở nhìn nhận kinh nghiệm quốc tế và thực tế cách hiểu ở Việt Nam trong thời gian qua.
- Bên cạnh đó, Luận văn còn đánh giá một cách toàn diện về thể chế hiện hành đang điều chỉnh đánh giá tác động pháp luật cũng như thực trạng tổ chức thi hành.
- chế định RIA ở nước ta sau 3 năm thi hành từ đó đề xuất một số các giải pháp, cơ chế nhằm cải thiện tình hình thực thi hoạt động đánh giá tác động RIA ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Luận văn được thực hiện trong bối cảnh Bộ Tư pháp đang trong quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất và tác giả cũng đã được tham dự các buổi hội thảo, buổi họp của Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất.
- Theo đó, những phát hiện, ý kiến của tác giả cũng kịp thời phản ánh, bày tỏ quan điểm cá nhân liên quan đến chế định đánh giá tác động pháp luật trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản ở Việt Nam.
- Do đó, việc thực hiện công trình nghiên cứu sẽ góp phần tích cực, hiệu quả hơn khi công trình đánh giá một cách tổng thể, có hệ thống, logic về đánh giá tác động pháp luật sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên qua đến chế định RIA..
- Các kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo về luật học và phần nào có ý nghĩa đối với cán bộ làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật để tìm hiểu, vận dụng để xây dựng quy định và thực thi đánh giá tác động pháp luật..
- Những vấn đề chung về đánh giá tác động pháp luật..
- Pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam..
- Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả đánh giá tác động pháp luật ở Việt Nam..
- Adiran chippindale – Australia (2012), Đánh giá tác động pháp luật của Australia, Hội thảo đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, UNDP (2011), Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định đánh giá tác động văn bản quy phạm pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Tờ trình - Một số định hướng lớn trong xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật - hợp nhất, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2012), Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất, Hà Nội..
- Chính phủ (2007), Tờ trình số 102/TTr-CP ngày của Chính phủ về dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội..
- GTZ (2007), Thực hiện hiệu quả quy trình đánh giá dự báo tác động pháp luật tại Việt Nam, Hà Nội..
- Tham luận RIA và việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày Hà Nội..
- Dương Thị Thanh Mai (2012), Kỳ vọng, thực trạng thách thứ trong việc thực hiện RIA tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, Hội thảo “Đánh giá tác động pháp luật kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”, Viện Quản lý kinh tế trung ương năm 2012, Hà Nội..
- Dương Thị Thanh Mai, Dương Bạch Long (2012), Chế định RIA trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp, Số thông tin Khoa học Pháp lý, năm 2012, Hà Nội..
- MOJ-UNDP-VNCI- STAR – VIET NAM (2008), Báo cáo đánh giá tác động Dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, Hà Nội..
- Ngô Hải Phan (2012), Đánh giá tác động và chất lượng thể chế nhìn từ kiểm soát thủ tục hành chính, tham luận tại buổi họp Tổ biên tập Dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hợp nhất ngày Hà Nội..
- Scott Jacobs (2012), Kết hợp chất lượng văn bản và rà soát thủ tục hành chính trong Bộ Tư pháp, Hội thảo về công tác xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày Hà Nội..
- Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh (2009), Đánh giá tác động pháp luật – kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật ngày Hà Nội..
- USAI, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Tài liệu tập huấn về đánh giá tác động và lấy ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội..
- USAID, Bộ Tư pháp, VNCI (2009), Xây dựng khung thể chế phục vụ đánh giá tác động văn bản - Tài liệu hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách, Hà Nội..
- Viện Khoa học Pháp lý (2012), Chế định RIA Trong luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Số thông tin Khoa học Pháp lý (12)..
- Viện Khoa học Pháp lý (2013), Đánh giá tác động của chế định RIA trong Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008, Đề án Khoa học cấp Bộ năm 2013..
- Viện Nghiên cứu Chính sách, pháp luật và Phát triển (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh – thực trạng và giải pháp, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội..
- Viện Quản lý kinh tế trung ương (2009), Áp dụng phương pháp “đánh giá tác động pháp luật” (RIA) để nâng cao chất lượng quy định pháp luật ở Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội..
- VNCI (2011), Tình hình thực hiện đánh giá tác động pháp luật RIA tại VIệt Nam giai đoạn Hà Nội..
- Ngô Quang Vịnh, Đặng Quang Vinh VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội..
- Ngô Quang Vịnh, VNCI (2012), Chia sẻ một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức tập huấn, thực hiện hoạt động đánh giá tác động pháp luật, Hội thảo Khoa học “Hoạt động đánh giá tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học Pháp lý ngày 1/2/2013, Hà Nội..
- Báo cáo đánh giá các điểm mạnh và yếu của Luật Doanh nghiệp và kiến nghị bổ sung, sửa đổi.
- Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo Luật Nuôi con nuôi..
- Báo cáo đánh giá tác động dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
- Báo cáo đánh giá tác động dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh và các tài liệu kèm theo.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá 18 năm thực hiện pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh tại một số địa phương.
- Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA – Bài đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 30/8/2011.
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
- và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Trong bài viết “Đánh giá tác động pháp luật (RIA): Cần nhận thức đúng về RIA”