« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH.
- 1.1.1 Khái niệm, bản chất du lịch.
- 1.1.2 Vai trò của du lịch.
- 1.2 PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH.
- Khái niệm, đặc điểm của pháp luật trong lĩnh vực du lịchError! Bookmark not defined..
- Nội dung, hình thức của pháp luật trong lĩnh vực du lịchError! Bookmark not defined..
- Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực du lịch.
- KHÁI NIỆM, YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH.
- Khái niệm, yêu cầu và điều kiện hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch.
- Tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch.
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH.
- Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH.
- Giai đoạn từ khi ban hành Luật Du lịch 2005 đến nayError! Bookmark not defined..
- ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH HIỆN NAY.
- Đánh giá pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở một số nội dung cơ bản.
- NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ, BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Đáp ứng yêu cầu khách quan của việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.
- Đáp ứng yêu cầu hội nhập của pháp luật trong lĩnh vực du lịch Việt Nam với khu vực và thế giới.
- Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới .
- MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAYError! Bookmark not defined..
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Hoàn thiện hình thức của pháp luật trong lĩnh vực du lịchError! Bookmark not defined..
- Hoàn thiện nội dung của pháp luật trong lĩnh vực du lịchError! Bookmark not defined..
- Ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu của con người trong thế giới hiện đại và trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của kinh tế thế giới.
- Đối với nhiều quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương.
- Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council –WTTC) đã công bố du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp.
- Du lịch đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, nhiều nước lấy tiêu chí du lịch của dân cư như là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng cuộc sống.
- Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu sẽ đạt 1,6 tỷ lượt vào năm 2020, trong đó Đông Á – Thái Bình Dương là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tỷ lệ 6,5% hàng năm trong giai đoạn từ .
- Đây là cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh trong giai đoạn mới..
- Với đường bờ biển dài, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống lịch sử lâu đời Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển du lịch.
- Với vai trò là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn chú trọng phát triển du lịch.
- Ngay khi thực hiện công cuộc Đổi mới, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua ngày 27/6/1991 chủ trương “Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch” [21, tr 166].
- Đồng thời, du lịch được coi là một trong các ngành mũi nhọn “Trong quá trình thực hiện chiến lược sẽ xác định rõ thêm những sản phẩm mũi nhọn trong các ngành và lĩnh vực nêu trên và tùy theo khả năng mới về vốn, công nghệ và thị trường mà một số ngành và sản phẩm khác có thể trở thành mũi nhọn như điện tử - tin học, vật liệu mới, du lịch.
- Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và phát triển ngành dịch vụ du lịch đã được Đảng và Nhà nước tập trung chỉ đạo tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI như sau: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế.
- Hình thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
- Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước.
- Việc này cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với ngành dịch vụ du lịch, để du lịch thực sự phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn..
- Sau 55 năm xây dựng và phát triển, ngành du lịch nước ta có sự phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn: khách quốc tế đến du lịch ở Việt Nam tăng hơn 30 lần, khách du lịch nội địa tăng gấp 35 lần so với năm 1990;.
- doanh thu từ du lịch năm 2000 là 17,4 ngàn tỷ đồng, năm 2013 là 200 ngàn tỷ đồng tăng 11,5 lần và năm 2014 con số này là 230 ngàn tỷ đồng tăng 15% so với năm 2013.
- thị trường du lịch không ngừng được mở rộng, việc xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam năng động, thân thiện và hòa bình ngày càng thành công trong lòng bạn bè quốc tế.
- Tuy nhiên, ngành du lịch nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế: so với các nước trong khu vực lượng khách quốc tế đến với Việt Nam còn thấp (giữ khoảng cách khá xa so với một số nước trong khu vực: năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 7.572 ngàn lượt, trong khi khách quốc tế đến Malaysia là 10.810 ngàn lượt,.
- đóng góp của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta chưa thực sự vượt trội so với các ngành khác.
- chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và quốc tế…[4].
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch (Luật Du lịch năm 2005.
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2007/NĐ-CP.
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
- Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch…) đã trở thành công cụ hữu ích cho Chính phủ, các cấp, các địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
- Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, Luật Du lịch 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung: một số nội dung trong Luật Du lịch 2005 chưa hợp lý hoặc một số điều khoản được quy định trong Luật chỉ mang tính ước vọng, không có tính khả thi nên không thể triển khai thực hiện.
- có những quy định trong Luật Du lịch sau nhiều năm vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện.
- bên cạnh đó nhiều quy định pháp luật du lịch chưa đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan… Trong một chừng mực nhất định, các quy định pháp luật hiện hành về du lịch vừa thiếu lại vừa thừa, tính hệ thống không cao gây khó khăn cho việc thực thi, chậm đi vào cuộc sống.
- Thực trạng này đặt ra yêu cầu khách quan trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về du lịch..
- Ban Bí thư (1994), Chỉ thị số 46-CT/TW ngày về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội..
- Ban cán sự Đảng Chính phủ (2015), Báo cáo nghiên cứu đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
- Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Báo cáo WT/ACC/VNM/48 ngày của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam , Hà Nội..
- Ban kinh tế Trung ương (2015), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển du lịch, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Xu hướng chung phát triển bảo hiểm du lịch, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội..
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020..
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch, Hà Nội..
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Báo cáo tổng kết 7 năm thi hành Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội..
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lưu hành nội bộ, Hà Nội..
- Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (2012), Hội thảo về Luật Du lịch ngày Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, Hà Nội..
- Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (2015), Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Carson L Jenkins – Chuyên gia tư vấn chính sách du lịch Dự án EU (2013), Một số nhận xét về Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Lưu hành nội bộ, Tổng cục Du lịch..
- Chính phủ (1993), Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội..
- Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới..
- Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam (VIETTRAVEL) (2015), Những khó khăn cần tháo gỡ các cho doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Quốc gia Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2006), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa..
- PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan – Bộ Xây dựng (2015), Du lịch Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Trần Du lịch - Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội (2015), Một vài suy nghĩ về giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Tạp chí Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 7/2015..
- Thạc sĩ Trần Thị Mai Phước (2015), Pháp luật Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội..
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội..
- Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2015), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Tiến sĩ Luật học Trịnh Đăng Thanh (2005), Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2005..
- Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo kết quả công tác năm 2014, Lưu hành nội bộ, Hà Nội..
- Đoàn Thị Thắm (2013), Thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các trường du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luận văn thạc sĩ Du lịch..
- PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam (2015), Thế giới hiện đại và xu hướng phát triển của du lịch, những vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội..
- Tổ chức Du lịch thế giới (2013), Hiểu biết về du lịch: Các thuật ngữ cơ bản, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội..
- Tổng cục Du lịch (2014), Số liệu thống kê doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn vietnamtourism.gov.vn..
- Tổng cục Du lịch (2015), Số liệu thống kê khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2015, vietnamtourism.gov.vn..
- Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2010), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động Hội nhập quốc tế, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội..
- Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2015), Những dấu mốc trên chặng đường 55 năm phát triển, Tạp chí Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 7/2015..
- Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Du lịch (2010), Du lịch Việt Nam trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày, Hà Nội..
- Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch (2010), Thực trạng hoạt động, xu hướng và chính sách phát triển hệ thống cơ sở lưu trú dịch vụ du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày, Hà Nội..
- Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch (2010), Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động lữ hành của Việt Nam trong thời gian tới, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày, Hà Nội.