« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạt chất deltamethrin và hiện tượng vểnh mang ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)


Tóm tắt Xem thử

- HOẠT CHẤT DELTAMETHRIN VÀ HIỆN TƯỢNG VỂNH MANG Ở TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei).
- Deltamethrin, Litopenaeus vannamei, Penaeus monodon, vểnh mang.
- Experimental shrimps with an average body weight of g/individual were set up with 5 treatments (in triplicate) at deltamethrin concentrations of and 25% LC 50 .
- Shrimps exposed to deltamethrin concentrations 5%, 10% and 15% LC 50 had lower mortality than those exposed to of 20% and 25% LC 50 and displayed gill covers flared up .
- Thí nghiệm được tiến hành để xác định khả năng gây vểnh mang của hoạt chất deltamethrin ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
- Tôm thí nghiệm có trọng lượng trung bình khoảng g/con được bố trí với 5 nghiệm thức (lặp lại 3 lần) ở nồng độ deltamethrin và 25% LC 50 .
- Tôm tiếp xúc với deltamethrin bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi bổ sung deltamethrin vào bể thí nghiệm.
- Tôm tiếp xúc với nồng độ deltamethrin 5%, 10% và 15%.
- LC 50 có tỉ lệ chết thấp hơn các nghiệm thức nồng độ deltamethrin 20% và 25% LC 50 và có biểu hiện vểnh mang.
- Kết quả phân tích mô bệnh học ghi nhận tôm vểnh mang có cấu trúc mô mang và gan tụy bình thường, không có biến dạng trên các sợi mang sơ cấp và thứ cấp cũng không có thay đổi về cấu trúc của gan tụy..
- Hoạt chất deltamethrin và hiện tượng vểnh mang ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
- Thuốc trừ sâu hoạt chất deltamethrin được sử dụng rộng rãi không những trong lĩnh vực trồng trọt.
- Hoạt chất này thuộc nhóm cúc tổng hợp và thường gây chết sinh vật ở nồng độ thấp và nồng độ dưới ngưỡng gây chết ảnh hưởng bất lợi đến sinh lý và sinh hoá sinh vật (Das and Mukherjee, 2003).
- (2010), nồng độ deltamethrin 1%, 10% và 50% LC 50-96 giờ (ở độ mặn 25‰) không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng làm tăng tỉ lệ tôm chết và kéo dài chu kỳ lột xác của tôm..
- (2015) xác định độ độc mãn tính của cypermethrin (hoạt chất cùng nhóm cúc tổng hợp với deltamethrin) ghi nhận tôm có sự biến đổi là tế bào máu tập trung xung quanh vùng gan tụy và một số thay đổi về cấu trúc của ống gan tụy ở ngày thứ 10 và 20 sau khi tiếp xúc với cypermethrin ở nồng độ thấp (10-60% LC 50.
- Hoạt chất deltamethrin cũng được xác định là có ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10 ngày cho tôm tiếp xúc với deltamethrin ở nồng độ 20%, 40% và 60% LC 50 nhưng không ghi nhận được dấu hiệu hoại tử hay dấu hiệu bệnh lý trên gan tụy của tôm thí nghiệm do ảnh hưởng của deltamethrin (Nguyễn Hồng Sơn và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2015).
- Trong nghiên cứu này, kết quả ghi nhận được về hiện tượng vểnh mang ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng khi tiếp xúc với nồng độ deltamethrin thấp hơn 20% LC 50 trong thời gian dài được trình bày nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất deltamethrin trong nuôi tôm..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Hệ thống thí nghiệm.
- Thí nghiệm được thực hiện tại trại thực nghiệm, Bộ môn Bệnh học Thuỷ sản, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Nước dùng trong thí nghiệm có độ mặn 15‰.
- được khử trùng bằng chlorine (30 ppm) và sục khí liên tục để loại bỏ chlorine trước khi bố trí thí nghiệm và trong suốt thời gian thí nghiệm..
- 2.2 Tôm thí nghiệm.
- Tôm thẻ chân trắng và tôm sú PL15 được ương trong hệ thống tuần hoàn tại Bộ môn Bệnh học Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Đến khi tôm đạt kích cỡ trung bình khoảng g/con thì bố trí thí nghiệm.
- Sau khi bố trí vào các bể thí nghiệm, tôm được thuần dưỡng 3 ngày rồi mới tiến hành thí nghiệm..
- 2.3 Bố trí và theo dõi thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với 6 nghiệm thức (NT) cho mỗi đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng (mật độ bố trí 30 tôm/bể).
- Các nghiệm thức bố trí gồm 1 nghiệm thức đối chứng (không có deltamethrin và 5 nghiệm thức ở nồng độ lần lượt là và 25% nồng độ gây chết 50% cá thể thí nghiệm (trị số LC 50 ) của hoạt chất deltamethrin (0,010 mg/L đối với tôm sú.
- 0,001 mg/L đối với tôm thẻ chân trắng) đã được xác định trong nghiên cứu đã công bố cũng với các loài tôm và deltamethrin như trong thí nghiệm này (Nguyễn Hồng Sơn và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2015)..
- Thuốc bảo vệ thực vật DECIS 2,5EC (hoạt chất deltamethrin 25g/L) (Bayer, Đức) được sử dụng cho thí nghiệm bằng cách pha với nước muối tiệt trùng thành dung dịch có nồng độ hoạt chất 1g/L, sau đó cho vào bể thí nghiệm theo từng nồng độ thử nghiệm.
- Nước trong bể thí nghiệm được thay 3 ngày/1 lần (mỗi lần thay 30% lượng nước trong bể)..
- Sau mỗi lần thay nước, hoạt chất được bổ sung để duy trì nồng độ thí nghiệm ban đầu..
- Thí nghiệm được theo dõi trong thời gian 60 ngày từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật..
- Tôm vểnh mang được thu để lấy mang và khối gan tụy cố định trong dung dịch Davidson’s AFA trong khoảng 48 giờ, sau đó chuyển sang cồn 70o (Lightner, 1996).
- Mẫu sau khi được cắt tỉa định hướng thì xử lý qua các giai đoạn khử nước với các nồng độ cồn tăng dần, làm trong bằng xylen, sau đó tẩm trong paraffin và sáp ong nóng chảy.
- Sự khác biệt về tỉ lệ tôm chết tích lũy giữa các nghiệm thức thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phép kiểm định T (ở mức ý nghĩa P<0,05) bằng phần mềm Microsoft Excel..
- 3.1 Tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng và tôm sú qua 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin.
- Tôm bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi bổ sung deltamethrin vào bể thí nghiệm.
- Tôm ở các nghiệm thức deltamethrin 20% và 25% LC 50 có tỉ lệ chết cao hơn ở các nghiệm thức có nồng độ deltamethrin 5%, 10% và 15% LC 50 (Hình 1 và 2).
- Tỉ lệ sống sau 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin của tôm thí nghiệm ghi nhận được ở Bảng 1..
- Bảng 1: Tỉ lệ sống của tôm thí nghiệm sau 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin.
- Nồng độ hoạt chất deltamethrin.
- LC 50.
- Tỉ lệ sống.
- Tôm thẻ.
- chân trắng Tôm sú.
- Hình 1: Tỉ lệ sống.
- của tôm thẻ qua 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin ở các nồng độ khác nhau.
- Hình 2: Tỉ lệ sống.
- của tôm sú qua 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin ở các nồng độ khác nhau.
- 3.2 Dấu hiệu bệnh lý.
- Biểu hiện bệnh lý ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú tiếp xúc với deltamethrin tương tự nhau, gồm:.
- Các dấu hiệu ghi nhận được tương tự như tôm sú vểnh mang thu từ ao nuôi tôm ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh năm 2017 (Hình 3A và 3B)..
- Hình 3: (A và B): Tôm sú vểnh mang thu từ ao nuôi.
- (C và D) tôm thẻ vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin.
- (E và F) tôm sú vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin.
- Mũi tên chỉ mang tôm vểnh ra.
- Tôm thẻ chân trắng vểnh mang sau 12-13 ngày tiếp xúc với deltamethrin ở các nghiệm thức deltamethrin là 5%, 10% và 15% LC 50 .
- Tỉ lệ tôm thẻ chân trắng vểnh mang ở các nồng độ deltamethrin 5% và 15% LC 50 là 4,4±1,9%.
- Tỉ lệ vểnh mang ở nồng độ deltamethrin 10% LC 50 là 5,6±1,9%.
- Tôm sú cũng vểnh mang ở các nghiệm thức có nồng độ deltamethrin là 5%, 10% và 15% LC 50 .
- Tôm vểnh mang xuất hiện sau 21-11 ngày tiếp xúc.
- với deltamethrin.
- Tỉ lệ tôm vểnh mang ở nồng độ deltamethrin 5% LC 50 là 6,7±3,3%.
- Tỉ lệ tôm vểnh mang ở các nồng độ deltamethrin là 10% và 15%.
- LC 50 là 7,8±1,9% (Bảng 2).
- Thời gian tôm sú vểnh mang sau khi tiếp xúc với deltamethrin lâu hơn tôm thẻ chân trắng nhưng tỉ lệ tôm sú vểnh mang cao hơn tôm thẻ chân trắng.
- Tôm sú và tôm thẻ chân trắng tiếp xúc với các nồng độ deltamethrin 20% LC 50 và 25% LC 50 có tỉ lệ chết cao nhưng không có biểu hiện vểnh mang..
- Bảng 2: Tỉ lệ vểnh mang ở tôm sú và tôm thẻ tiếp xúc với deltamethrin Tôm thí nghiệm Nồng độ deltamethrin Ngày sau khi tiếp xúc.
- với deltamethrin Tỉ lệ tôm vểnh mang.
- 5% LC 50.
- 10% LC 50.
- 15% LC 50.
- 20% LC 50.
- 25% LC 50.
- Tôm sú.
- Quan sát mô mang của những mẫu tôm vểnh mang thấy được những vật chất bắt màu hồng đậm của thuốc nhuộm Haematoxylin và Eosin bên trong mang, các phiến mang có hình lông chim giữa các phiến mang có một khoảng không gọi là các khe mang, các tế bào máu hình cầu bắt màu tím đậm của thuốc nhuộm phân bố khắp sợi mang (Hình 4).
- Mô mang có cấu trúc bình thường không thấy bất kỳ một biến dạng bất thường hay khối u trên sợi mang sơ cấp và sợi mang thứ cấp..
- Hình 4: Mô mang của tôm vểnh mang (nhuộm Haematoxylin và Eosin, 20X và 40X) không có biến dạng bất thườngtrên sợi mang sơ cấp và thứ cấp.
- chỉ sợi mang thứ cấp Gan tụy là cơ quan quan trọng của tôm, giữ nhiều.
- Gan tụy nằm trong vỏ giáp đầu ngực và chùm lên dạ dày thành một khối hơi tròn dễ nhận dạng, chiếm khối lượng lớn trong vỏ đầu ngực (2-6% trọng lượng cơ thể).
- Quan sát mô gan tụy tôm vểnh mang ghi nhận gan tụy có nhiều ống tiểu quản, mỗi ống đều có xoang dạng “hình sao” ở mặt cắt ngang còn nguyên vẹn.
- Trên các ống tiểu quản gan tụy có rất nhiều tế bào B (không bào lớn), tế bào F (hình bầu dục bắt màu đậm của thuốc nhuộm, thường xuất hiện ở mép ngoài của ống), tế bào R (giống như những không bào nhỏ, thường tập trung thành đám).
- Như vậy, mô gan tụy tôm vểnh mang với cấu trúc ống bình thường, không có dấu hiệu bong tróc của tế bào biểu mô vào trong lòng ống, cũng không có sự xuất hiện tế bào máu trong lòng ống đây là đặc điểm của một mô gan tụy khỏe (Hình 5)..
- Hình 5: Mặt cắt ngang mô gan tụy của tôm vểnh mang có lòng ống “hình sao” nguyên vẹn vớiđầy đủ các tế bào B, F và R (mũi tên).
- Hiện tượng tôm vểnh mang được nhiều người cho là một bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, xuất hiện đầu tiên ở các hộ nuôi tôm sú ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
- Qua khảo sát của Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh, người dân có các ao nuôi bị thiệt hại cho biết tôm nuôi có các triệu chứng là mang tôm vểnh ra và cong lên không khép lại được, để lộ các tơ mang ra bên ngoài, làm tơ mang dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm làm tôm bị suy yếu và chết (FICEN, 2017)..
- Trong một bản tin của Viện nghiên cứu trung tâm về nuôi trồng thủy sản nước lợ (thuộc Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ) (CIBA, 1995) có đề cập đến biểu hiện mang tôm sú vểnh ra và bị mòn như là một trong rất nhiều dấu hiệu bệnh lý của bệnh do vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Vibrio sp.
- Tuy nhiên, do không phải là một bài báo khoa học và bản tin không trích dẫn rõ nguồn tham khảo nên chưa thể làm căn cứ để khẳng định vểnh mang là do vi khuẩn Vibrio gây ra..
- (2018) đã thực hiện một khảo sát từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2017 ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở bang Andhra Pradesh (Ấn độ) nhằm phân tích mối liên quan giữa các các biện pháp quản lý ao nuôi tôm và nguyên nhân gây tôm vểnh mang..
- Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy có mối quan hệ giữa mật độ thả, các thông số chất lượng nước ao và sự hiện diện của tôm vểnh mang nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học xác định tác nhân gây vểnh mang ở tôm..
- Trong nghiên cứu này, tôm sú và tôm thẻ chân trắng (trong điều kiện phòng thí nghiệm) đều biểu hiện vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin ở nồng độ thấp.
- Tuy nhiên, cần phải thực hiện các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu cơ chế gây vểnh mang của deltamethrin cũng như khả năng gây vểnh mang của các yếu tố khác deltamethrin..
- Tôm sú và tôm thẻ chân trắng g/con có biểu hiện vểnh mang sau một thời gian tiếp xúc với hoạt chất deltamethrin ở nồng độ 5%, 10% và 15% LC 50 .
- Thời gian tôm sú vểnh mang sau khi tiếp.
- xúc với deltamethrin lâu hơn tôm thẻ chân trắng nhưng với tỉ lệ vểnh mang cao hơn..
- Các nội dung nghiên cứu trong bài báo này được thực hiện từ nguồn kinh phí của đề tài “Xác định nguyên nhân tôm vểnh mang và biện pháp phòng trị” (Hợp đồng số: 16/HĐ-SKHCN do Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Trà Vinh cấp kinh phí..
- Sớm làm rõ nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh vểnh mang ở Trà Vinh..
- Nghiên cứu khả năng gây độc mãn tính và và hội chứng gan tụy của các thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Đồng bằng sông Cửu long.
- Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Decis lên điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng tôm sú (Penaeus monodon).
- Nghiên cứu khả năng gây độc cấp tính và hội chứng gan tụy do cypermethrin gây ra đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở đồng bằng sông Cửu long