« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa


Tóm tắt Xem thử

- Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.
- Hoạt động giám sát.
- Hội đồng Nhân dân.
- Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng trong đó có Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là yêu cầu khách quan và tất yếu.
- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hoạt động của HĐND các cấp có thực quyền là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
- Với hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND thì chức năng giám sát có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
- Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND..
- HĐND các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
- Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng..
- HĐND cấp huyện là cấp trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã.
- Hoạt động của HĐND cấp huyện có những đặc điểm của HĐND cấp tỉnh, cấp xã và có những nét đặc trưng riêng.
- Hoạt động của cấp xã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc củng cố, sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và nâng cao đời sống nhân dân..
- Cấp huyện là cấp trung gian giữa chính quyền tỉnh với chính quyền cấp xã.
- Trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở nước ta, giai đoạn từ năm 1945 đến 1962, cấp kỳ và cấp huyện không có HĐND.
- Từ năm 1962 đến nay, HĐND được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền địa phương với xu hướng đề cao vị trí chính trị, pháp lý của HĐND.
- Tuy nhiên, tổ chức cũng như hoạt động của HĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu còn hạn chế trong bộ máy nhà nước.
- Do vậy có ý kiến không cần thiết phải có HĐND vì hoạt động của nó hình thức, làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, tốn kém và thời gian qua chúng ta đã thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 67 huyện, 32 quận, 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Sau một thời gian thực hiện thí điểm tại các địa phương trên, hoạt động của bộ máy chính quyền và các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương nơi làm thí điểm đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng nảy sinh những hạn chế, đặc biệt là trong công tác giám sát..
- Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..
- Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định [33]..
- Vấn đề đặt ra hiện nay cho chúng ta là phải tăng cường củng cố, kiện toàn HĐND, nhất là HĐND cấp huyện để HĐND hoạt động thực chất hơn và ngày càng có hiệu lực, hiệu quả tương xứng với vị trí, vai trò của HĐND như Hiến pháp đã khẳng định..
- Trong thực tiễn hoạt động nói chung, hoạt động giám sát nói riêng của HĐND cấp huyện thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, mang tính hình thức, cách thức tổ chức giám sát chưa khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá trình giám sát còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn đến làm giảm hiệu quả giám sát..
- Việc nghiên cứu lý luận về hoạt động giám sát của HĐND các cấp nói chung, của HĐND cấp huyện nói riêng là nhu cầu cấp thiết.
- Đặc biệt việc đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở đó, đưa ra quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động giám sát của HĐND càng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
- Chính vì thế, tôi đó lựa chọn đề tài: "Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa".
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu các qui định của pháp luật về khái niệm, đặc điểm, vai trò hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện.
- Luận văn đi sâu vào trọng tâm là phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó tìm ra các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế.
- mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND nói chung.
- Gần đây có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND:.
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đỗ Thị Phương “Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hải Dương” (năm 2009);.
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Tô Thị Hồng Lê “Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Lai Châu” (năm 2013);.
- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Liên “Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn hiện nay” (năm 2011);.
- Đề tài nghiên cứu khoa học của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa “Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Thường trực HĐND các cấp ở Thanh Hóa”.
- Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Hải Long “Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND” (năm 2012).
- Các đề tài dưới nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giám sát của HĐND, như: chủ thể giám sát, đối tượng giám sát, hình thức giám sát, nhưng chủ yếu liên quan đến hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh hoặc Thường trực HĐND các cấp..
- Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với tính chất là một đề tài độc lập, đi sâu nghiên cứu thực tiễn, để đánh giá mặt được, mặt chưa được, qua đó đưa ra được những giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện theo Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND và được giới hạn trong thực tiễn hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa từ đầu nhiệm kỳ đến nay..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về HĐND, chức năng giám sát của HĐND..
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa cho việc nâng cao nhận thức và kiến thức pháp lý về hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện nói chung, ở tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
- qua đó đưa ra được các quan điểm và giải pháp đổi mới hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa..
- Chương 1: Khái niệm, vai trò, đặc điểm hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện..
- Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa từ đầu.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND huyện ở tỉnh Thanh Hóa..
- Ban Pháp chế HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo thẩm tra các Báo cáo của UBND thành phố và các cơ quan tư pháp trình tại kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố Thanh Hóa khóa XX, số 144/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Chủ tịch Chính phủ lâm thời (1945), Sắc lệnh số 63/SL về tổ chức các Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính..
- Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 255/SL về cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban kháng chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp..
- Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 254/SL về tổ chức chính quyền nhân dân trong thời kỳ kháng chiến..
- Nguyễn Sỹ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, NXBTư Pháp, Hà Nội..
- Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa (2014), Báo cáo kết quả giám sát về "Việc thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2012 và 6 tháng đầu năm số 56/BC-ĐĐBQH ngày Thanh Hóa..
- Vũ Đức Đán (2003), “Tăng cường hoạt động giám sát của HĐND”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (9), tr.
- Bùi Xuân Đức (2004), “Tăng cường hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các đoàn thể nhân dân và nhân dân đối với bộ máy nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr.29-36..
- Trần Ngọc Đường (2009), “Một số suy nghĩ về nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (7.
- Hội đồng nhân dân thành phố Thanh Hóa Sổ Biên bản kỳ họp HĐND nhiệm kỳ Thanh Hóa..
- Tô Văn Huyên (2014),“Hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật (263), tr.26- 29..
- Phạm Ngọc Kỳ (2007), Quyền giám sát của HĐND và kỹ năng giám sát cơ bản, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Hải Long (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội..
- Quốc hội (1962), Luật tổ chức HĐND và UBHC các cấp, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Quốc hội (1989), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Quốc hội (1994), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Quốc hội (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Dương Quang Tụng (2001), Bàn về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Trong sách:.
- "Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Phạm Hồng Thái Một số vấn đề về vị trí, tính chất của HĐND", Tạp chí Quản lý nhà nước, (9), tr.8-12..
- Lưu Trung Thành (2004), “Hoạt động giám sát của HĐND”, Tạp chí Luật học, (4), tr55- 60..
- Lê Minh Thông (2002), “Một số quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay”, Nghiên cứu lập pháp, (8), tr.25-34..
- Thường trực HĐND huyện Hà Trung (2013), Báo cáo việc thực hiện giám sát và ban hành các kiến nghị giám sát của HĐND huyện năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, số 31/BC- HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND huyện Ngọc Lặc (2012), Báo cáo kết quả giám sát của Thường trực HĐND, số 56/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2012), Báo cáo rút kinh nghiệm công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khoa XX, số 66/BC-TT.HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2012), Thông báo kết luận của Chủ tịch HĐND thành phố về rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 3 HĐND thành phố Khóa XX, số 12/BC- HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo rút kinh nghiệm kỳ họp thứ 7 và những nhiệm vụ trọng tâm của HĐND thành phố Thanh Hóa từ nay đến cuối năm 2013, số 89/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo tình hình hoạt động của.
- HĐND thành phố năm 2013, chương trình hoạt động năm 2014, số 132/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2013), Báo cáo về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát của HĐND thành phố trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, số 115/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa (2014), Tài liệu Hội nghị giao ban Thường trực HĐND, Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thành phố Thanh Hóa (2014), Báo cáo việc thực hiện giám sát của HĐND năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013, số 01/ BC- HĐND ngày Thanh Hóa..
- Thường trực HĐND thị xã Bỉm Sơn (2013), Báo cáo việc thực hiện giám sát của HĐND năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, số 22/BC-HĐND ngày Thanh Hóa..
- Đào Trí Úc Quan niệm về giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước và các cơ chế thực hiện giám sát", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6), tr.4..
- Đào Trí Úc (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), Quy chế hoạt động của HĐND các cấp, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2001), Kỷ yếu Hội thảo nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Hà Nội.