« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá


Tóm tắt Xem thử

- Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực.
- xác định rõ quan hệ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước về thực chất là quan hệ lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát.
- Trên cơ sở tổng hợp số liệu qua nhiều nguồn xác thực, luận văn đã đánh giá đúng thực trạng kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Đông Sơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực từ năm 2010-2013.
- Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số quan điểm chỉ đạo và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của cấp uỷ trong cơ chế kiểm soát quyền lực tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá..
- Kiểm soát quyền lực.
- Kiểm tra giám sát.
- Nhà nước là hình thức tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội.
- Quyền lực chính trị của nhà nước thuộc về một thiểu số giai cấp thống trị, được thực hiện bằng một bộ máy với một lớp người chuyên làm chức năng cưỡng chế và quản lý xã hội theo đường lối của giai cấp thống trị xã hội..
- Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, do nhân dân uỷ quyền, nhưng nhà nước, thông qua các cán bộ công quyền, không phải là thánh thần và cũng có thể mắc sai lầm, vì vậy phải kiểm tra, kiểm soát để tránh lạm quyền.
- Nếu phân công, phối hợp mà không có kiểm soát thì sẽ không hiệu quả..
- Kiểm soát quyền lực nhà nước là một hệ thống những cơ chế được thực hiện bởi nhà nước và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nước đúng mục đích, hiệu quả.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của quyền lực nhà nước.
- kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp.
- kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- kiểm soát những người thực thi quyền lực nhà nước và có thể kiểm soát từ bên trong và bên ngoài nhà nước..
- Trong xã hội dân chủ, kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện từ cả bên trong và bên ngoài nhà nước.
- Kiểm soát từ bên trong là sự kiểm soát do nhà nước thực hiện, kiểm soát từ bên ngoài nhà nước là sự kiểm soát của xã hôi thông qua các đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, phương tiện truyền thông và nhân dân..
- Đối với các nước áp dụng cơ chế tam quyền phân lập, có sự phân chia rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng cơ chế “kiềm chế - đối trọng” giữa ba quyền trên.
- Bên cạnh đó, trong hệ thống chính trị đa đảng, sự kiểm soát quyền lực nhà nước còn được thực hiện bởi các đảng đối lập.
- Do vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước bằng đảng chính trị ngoài sự kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng còn có sự giám sát của đảng đối lập đối với đảng cầm quyền trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước..
- Ở Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- quyền lực nhà nước là thống nhất trong đó có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp..
- Điều đó có nghĩa là, chúng ta không áp dụng cơ chế phân quyền, trong khi đó, cơ chế kiểm soát trong bộ máy nhà nước vẫn chưa được định hình rõ nét trên thực tế.
- Mặt khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị và xã hội.
- Do đó, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay từ bên trong nhà nước và từ bên ngoài xã hội, đặc biệt bằng đảng chính trị đang là vấn đề có tính cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn..
- Như vậy, khi đảng chính trị duy nhất cầm quyền, lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối nhà nước và xã hội thì cơ chế kiểm soát quyền lực, hệ thống kiểm soát quyền lực.
- Để kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước thì phải kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng.
- Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị của đảng thì phải làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ đảng.
- Công tác kiểm tra, giám sát của đảng là kiểm tra chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của đảng.
- kiểm tra, giám sát việc cụ thể hoá của nhà nước.
- kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên thực hiện chủ trương, đường lối đó.
- Vì vậy, vấn đề cốt lõi để kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta là cần phải thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của đảng trong nội bộ đảng..
- Đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát của Đảng là những chức năng lãnh đạo của Đảng.
- Do đó, các cấp uỷ thường xuyên kiểm tra giám sát Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình thông qua các tổ chức đảng, thông qua cán bộ, đảng viên, thông qua việc ban hành các chương trình phối hợp kiểm tra, giám sát giữa Ủy ban Kiểm tra các cấp với các cơ quan thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, với các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước..
- Trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo..
- Kiểm tra của Đảng là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.Tuy nhiên, nó chỉ trở thành hiện thực khi được các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh.
- Hơn nữa, việc nhìn nhận vai trò kiểm tra giám sát của Đảng hiện nay cũng đang gây tranh luận và có nhiều ý kiến khác nhau, cho.
- Trong những năm vừa qua, công tác kiểm tra giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đạt được những thành tích quan trọng, góp phần tích cực phục vụ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện đã đề ra.
- Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát chưa được nhận thức đầy đủ, đúng đắn.
- nhiều cấp uỷ Đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra công tác giám sát trong Đảng và giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của Đảng, nhà nước, cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm, chưa đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng Đảng trong tình hình mới.
- chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát chưa cao.
- sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm được phát hiện và khắc phục.
- chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực.
- một số Uỷ ban Kiểm tra, cán bộ làm công tác kiểm tra còn lúng túng, bị động cả về nhận thức và phương thức tổ chức thực hiện.
- Trước thực trạng trên đòi hỏi Huyện uỷ Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá cần phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo và hiệu quả tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực..
- Từ những nhận thức trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện ủy để kiểm soát quyền lực nhà nước ở Đông Sơn hiện nay là vấn đề thực sự có ý nghĩa..
- Cho nên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề: “Hoạt động kiểm tra giám sát của cấp ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực - qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với mong muốn làm sáng tỏ thêm vấn đề trên, góp phần tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm quá trình kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn, Thanh Hoá trong cơ chế kiểm soát quyền lực, nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, giải pháp đảm bảo kiểm soát quyền lực trong giai đoạn hiện nay..
- Trong những năm qua, vấn đề kiểm tra, giám sát của Đảng và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, vấn đề kiểm soát quyền lực được các cấp uỷ Đảng và nhiều nhà nghiên cứu lý luận quan tâm, trao đổi, đề cập ở những góc độ khác nhau thông qua các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, sách chuyên khảo, bài viết trên các tạp chí nghiên cứu, tham luận tại các hội thảo khoa học của các nhà lý luận, nhà quản lý..
- Thời gian gần đây, các tạp chí nghiên cứu như: Tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lập pháp, Nhà nước và pháp luật, Luật học, Quản lý nhà nước, Tổ chức nhà nước.
- đã đăng nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước..
- Một số luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia (cũ), Đại học Quốc gia, Đại học Luật Hà Nội.
- cũng đã đề cập đến vấn đề về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước dưới các gốc độ tiếp cận của luật học, chính trị học, hành chính học....
- Các công trình nghiên cứu trên đã hệ thống, khái quát lại những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Các nghiên cứu này cũng đã đánh giá thực trạng công tác kiểm soát quyền lực ở Việt Nam, công tác kiểm tra của Đảng ở một số địa phương, ngành, đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra giám sát của Đảng, kiểm soát quyền lực ở Việt Nam..
- Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn vấn đề kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở địa bàn huyện Đông Sơn.
- Do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các tài liệu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong cơ chế kiểm soát quyền lực trong giai.
- Nghiên cứu lý luận kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực và thực tiễn kiểm tra giám sát của Huyện uỷ, Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Đông Sơn từ năm 2010-2013 nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực, đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Huyện uỷ, hiệu quả kiểm soát quyền lực ở Đông Sơn hiện nay..
- Nghiên cứu, hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát của Đảng, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực..
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra từ công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn..
- Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn trong giai đoạn hiện nay và kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra giám sát của Huyện uỷ Đông Sơn..
- Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kiểm tra giám sát của Huyện uỷ, trong cơ chế kiểm soát quyền lực qua thực tiễn huyện Đông Sơn, Thanh Hoá..
- Luận văn tập trung nghiên cứu công tác kiểm tra, giám sát của Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ trong giai đoạn 2010-2013..
- Luận văn vận dụng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quyền lực Nhà nước, kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra giám sát của Đảng để giải quyết các vấn đề mà luận văn đã đề ra..
- Bước đầu làm rõ vai trò, vị trí của công tác kiểm tra giám sát của Đảng trong cơ chế kiểm soát quyền lực ở huyện Đông Sơn hiện nay..
- Hệ thống hóa được những chủ trương của Huyện uỷ Đông Sơn về việc thực hiện kiểm tra, giám sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực từ năm 2010 đến năm 2013.
- Ban Chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quyết định số 46 – QĐ/TW, ngày về ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI, Hà Nội..
- Ban Chấp hành Trung ương (2012), “Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2010), Quy chế làm việc của Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ khoá XXIII, nhiệm kỳ Đông Sơn..
- Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đông Sơn (2010), Quy chế phối hợp giữa Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban Tổ chức Huyện uỷ, Thanh tra huyện, Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện, Viện kiểm sát, Toà án nhân dân huyện và Văn phòng Huyện uỷ trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, Đông Sơn..
- Ban Thường vụ Huyện uỷ Đông Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra,giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng từ năm 2010 đến năm 2013, Đông Sơn..
- C.Mác – Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị pháp lý Beclin..
- Lương Thanh Cường (2013), “Luận bàn về kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí quản lý nhà nước, (209), tr.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2004), “Hạn chế quyền lực Nhà nước”, Nxb Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2012), “Hiến pháp phải là văn bản kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Kiểm sát, (18)..
- Nguyễn Hữu Đống (2005), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực Nhà nước và kiểm soát quyền lực ở nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.
- Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Huyện uỷ Đông Sơn (2013), “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ huyện và cơ sở ở Đảng bộ huyện Đông Sơn giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020”, Đông Sơn..
- Phạm Thu Lan (2013), “Nét mới trong kiểm soát quyền lực”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (5), tr.
- Đinh Văn Mậu (2009), “Kiểm soát quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (165), tr.
- Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lưu Văn Quảng (2008), “Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Dương Bá Thành (2004), “Thực thi quyền lực Nhà nước và một số vấn đề về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.
- Đào Trí Úc (2014), “Hiến pháp năm 2013 tạo ra những yếu tố mới của sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Đại biểu nhân dân..
- Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2013), Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, (tài liệu tập huấn nghiệp vụ), Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội..
- V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trịnh Thị Xuyến (2008), “Kiểm soát quyền lực nhà nước – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.