« Home « Kết quả tìm kiếm

HọC HợP TáC GIữA HọC SINH VớI CộNG ĐồNG- MộT KIểU HọC HợP TáC CầN ĐƯợC QUAN TÂM TRONG DạY HọC


Tóm tắt Xem thử

- HỌC HỢP TÁC GIỮA HỌC SINH VỚI CỘNG ĐỒNG- MỘT KIỂU HỌC HỢP TÁC CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM.
- TRONG DẠY HỌC.
- Ngày nay, hợp tác là phong cách làm việc đặc trưng của thời đại.
- Trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học ở trường đại học, chúng ta đã và đang cố gắng tạo điều kiện cho sinh viên làm quen với phong cách này thông qua nội dung dạy học.
- Việc tổ chức cho sinh viên hợp tác theo nhóm đã trở nên khá phổ biến trong dạy học và khi nói đến dạy học hợp tác là người ta thường nghĩ ngay tới việc dạy học theo nhóm.
- Tuy nhiên, trong dạy học, để tạo điều kiện cho sinh viên làm quen và phát triển tối đa các kỹ năng hợp tác, ngoài kiểu hợp tác nói trên, chúng ta cần quan tâm tới một kiểu hợp tác khác, đó là hợp tác giữa học sinh với cộng đồng..
- Từ khóa: học hợp tác, hợp tác giữa học sinh với cộng đồng.
- Vì vậy, thông qua nội dung dạy học, ngoài việc được trang bị kiến thức chuyên môn, học sinh cần được trang bị khả năng làm việc và giao tiếp với cộng đồng..
- Để có thể trang bị cho học sinh khả năng đó, các mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về học hợp tác giữa học sinh với cộng đồng và nghiên cứu thực nghiệm sư phạm để thấy được sự khả thi của nó trong hoàn cảnh cụ thể..
- Tìm đọc các tài liệu về phương pháp dạy học hợp tác để tìm ra lý luận về dạy học hợp tác.
- Đối chiếu lý luận vào thực tiễn trong học tập và công tác để tìm ra các ví dụ về dạy học hợp tác và thấy được tính thực tế của nó..
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên lớp Sư phạm Vật lý K28, môn Đánh giá giáo dục- Vật lý..
- Phương pháp nghiên cứu: Tạo môi trường hợp tác và tổ chức hợp tác giữa sinh viên và giáo viên phổ thông cho một buổi học..
- Quan sát buổi học hợp tác..
- Điều tra thái độ của sinh viên đối với buổi học hợp tác bằng bảng câu hỏi..
- Dưới đây là phương pháp tạo môi trường hợp tác và tổ chức hợp tác..
- 2.3 Tạo môi trường hợp tác và tổ chức hợp tác 2.3.1 Sự chuẩn bị từ giáo viên và khách mời Lựa chọn nội dung hợp tác:.
- Sinh viên đã học xong lý thuyết, rất cần trao đổi cụ thể với giáo viên phổ thông để được học kinh nghiệm thực tế về cách đặt câu hỏi kiểm tra miệng, cách ra đề kiểm tra và cách đánh giá kết quả học tập môn Vật lý ở trường trung học phổ thông (2 tiết)..
- Tìm thành viên trong cộng đồng để mời hợp tác:.
- Gặp gỡ và trao đổi về nội dung hợp tác: Khách mời được thông báo để chuẩn bị nội dung cần trao đổi với lớp - thực tế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Vật lý của học sinh ở trường trung học phổ thông.
- Trao cho khách mời một số đề kiểm tra vấn đáp nửa cấu trúc tiêu biểu mà sinh viên đã soạn..
- Trao đổi cách làm việc với lớp: Giảng viên chỉ giới thiệu chương trình làm việc, khách mời sẽ trực tiếp điều khiển lớp theo nội dung đã thỏa thuận, đồng thời trả lời các câu hỏi của sinh viên..
- 2.3.2 Sự chuẩn bị từ sinh viên.
- Thông báo nội dung sẽ hợp tác (như đã thỏa thuận với giáo viên khách mời) và đề nghị sinh viên chuẩn bị công việc về phía mình (ra các câu hỏi kiểm tra vấn.
- Theo dõi diễn tiến, đôi khi phải gợi ý, hướng dẫn và động viên sinh viên để sự hợp tác diễn ra thuận lợi..
- Cảm ơn lớp đã chuẩn bị và tham gia hợp tác tốt..
- Ghi nhận sự phản hồi của sinh viên và giải đáp thắc mắc vào buổi học sau đó..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3.1 Sơ lược về học hợp tác.
- Có những quan niệm khác nhau về học hợp tác.
- Theo Jan Beenakker (2004) và Lê Thị Tuyết Mai (2005), học hợp tác là việc học trong đó học sinh được yêu cầu làm việc theo những nhóm nhỏ để phát huy tối đa việc học tập của bản thân họ và của các thành viên khác trong nhóm.
- Lê Phước Lộc (2004), khi viết về phương pháp dạy học hợp tác cũng thể hiện rằng dạy học hợp tác là dạy học theo nhóm.
- Hiện nay, khi nói đến dạy học hợp tác, phần lớn người ta hiểu là như vậy.
- Tuy nhiên, cũng có thể hiểu dạy học hợp tác theo nghĩa rộng hơn..
- Krajcik et al (2003), hợp tác trong học tập là sự cố gắng chung về trí tuệ của học sinh, bạn bè, giáo viên và những thành viên khác trong cộng đồng..
- Theo quan niệm này, học hợp tác không những thể hiện giữa các học sinh với nhau mà còn thể hiện giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với nhiều nhân vật khác trong địa phương, phụ huynh – những người có chức năng công việc liên quan đến nội dung học và hoạt động của nhà trường.
- Như vậy, trong dạy học, để tạo điều kiện cho học sinh hợp tác tối đa, người giáo viên không những phải biết cách tổ chức dạy học nhóm mà đôi khi còn phải biết đóng vai trò như một thành viên của nhóm (hợp tác học sinh – giáo viên) và đặc biệt là biết tìm chủ đề để tạo điều kiện cho học sinh hợp tác với cộng đồng.
- Krajcik et al (2003) đã nêu lên những ưu điểm nổi bật của học hợp tác:.
- Môi trường học hợp tác tạo ra nhiều vùng phát triển gần chồng chéo để học sinh giúp đỡ nhau.
- Việc học hợp tác có hiệu quả hơn so với các kiểu học khác trong việc phát triển những thành tựu, sự hiểu biết và nâng cao khả năng giải quyết vấn đề..
- Học hợp tác khuyến khích học sinh trở thành người học tự quản và tự tạo động cơ..
- Học hợp tác có khuynh hướng giảm bớt sự lo lắng về việc học..
- Học hợp tác giúp học sinh phát triển những kỹ năng cần thiết cho đời sống thực tế, đó là khả năng cùng làm việc với người khác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin, kỹ năng phân tích, tổng hợp….
- Chúng ta đã khá quen thuộc với kiểu hợp tác giữa các học sinh với nhau trong các nhóm.
- Đối với hai kiểu hợp tác khác - hợp tác giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với cộng đồng, chúng ta dường như đã ít nói tới và kéo theo là ít sử dụng chúng trong dạy học.
- Dưới đây, xin trao đổi về kiểu hợp tác giữa học sinh với cộng đồng..
- 3.2 Hợp tác giữa học sinh với cộng đồng.
- 3.2.1 Lý luận về hợp tác giữa học sinh với cộng đồng.
- Krajcik (2003), trong sự hợp tác giữa học sinh với cộng đồng, học sinh làm việc với cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, bà con, những “chuyên gia” mà các em biết qua thày giới thiệu hoặc qua các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực học tập cần thiết…, bằng cách gặp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư gửi qua đường bưu điện, thư điện tử,… để chia sẻ, học hỏi các thông tin nghiên cứu..
- Ông cũng đã giới thiệu rất nhiều dạng của sự hợp tác này.
- Ví dụ, học sinh có thể gọi điện đến một cơ quan nông nghiệp hoặc một nhà nông học để hỏi về một loại sâu, bướm mới được phát hiện.
- Nếu có một vị khách mời tới lớp học để mô phỏng một khái niệm, thảo luận một vấn đề hay trả lời những câu hỏi của học sinh thì điều đó lại càng kích thích sự học tập của học sinh hơn.
- Vậy là, những thành viên trong cộng đồng có thể trở thành những cố vấn cho học sinh, hợp tác với học sinh để giải quyết vấn đề..
- Để mở rộng sự hợp tác ra khỏi bốn bức tường của lớp học, Joseph S.
- Giáo viên có thể động viên học sinh giới thiệu cha mẹ, hàng xóm, bà con của các em - những người có chuyên môn về lĩnh vực mà các em đang học - để có thể mời tới lớp hoặc tạo tiền đề cho việc liên lạc, trao đổi thông tin..
- Giáo viên có thể trực tiếp mời những “chuyên gia” mà mình biết đến trao đổi với học sinh về một chủ đề có liên quan..
- Dùng điện thoại, máy fax, thư điện tử, trang web để kết nối học sinh với cộng đồng..
- Ngoài ra, ông còn đề nghị rằng giáo viên cũng cần thành lập môi trường lớp học trong đó khuyến khích sự hợp tác.
- Giúp học sinh hiểu rằng giáo viên và sách giáo khoa không phải là nguồn kiến thức duy nhất trong lớp học – học sinh có thể học lẫn nhau và học từ người khác trong cộng đồng..
- Giáo viên cần phân chia thời gian trên lớp để có thời gian dành cho các thành viên trong cộng đồng tới lớp nói chuyện và cho học sinh trao đổi với họ..
- Giáo viên giúp học sinh hiểu được rằng những thành viên trong cộng đồng, với những vai trò khác nhau, có thể đóng vai trò “cố vấn” trong việc dạy họ học..
- Thông qua việc hợp tác với cộng đồng, học sinh sẽ nhận ra rằng kiến thức mà các em học ở trường học có liên quan đến những vấn đề trong thế giới thực.
- Họ không những học được kiến thức khoa học mà còn học được cả về con người và nghề nghiệp, học cả cách giao tiếp với người khác trong mối quan hệ hợp tác.
- 3.2.2 Một số ví dụ về học hợp tác giữa học sinh với cộng đồng.
- Kiểu dạy học hợp tác đã và đang được quan tâm trên thế giới.
- Đối chiếu lý luận về dạy học hợp tác vào thực tiễn học tập và công tác của mình, tôi nhận thấy các ví dụ dưới đây là biểu hiện của dạy học hợp tác..
- Các giờ học của sinh viên đại học tại Đại học bang Michigan – Hoa Kỳ (năm 2004), trong đó, người điều khiển buổi học là những vị khách mời có chuyên môn liên quan đến chủ đề học của sinh viên (giáo viên phổ thông hoặc giảng viên có kinh nghiệm trong trường cho các giờ phương pháp giảng dạy)..
- Việc học hợp tác này cũng đã được quan tâm nhiều trong chương trình Linkage Grant (LG), đó là chương trình hợp tác về giáo dục giữa Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ với Đại học bang Michigan – Hoa Kỳ.
- “Có bao giờ thầy (cô) yêu cầu sinh viên nói chuyện với các thành viên trong cộng đồng như là một yêu cầu của môn học không?”..
- Cảm nhận được lợi ích của sự hợp tác giữa học sinh với cộng đồng trong dạy học, tôi đã cố gắng tìm cơ hội để thử nghiệm nó ở môn học mà tôi giảng dạy.
- Tôi đã tìm cơ hội để giao nhiệm vụ cho sinh viên tìm kiếm thông tin cho bài học từ cộng đồng và trao đổi với các thành viên trong cộng đồng.
- Tóm tắt dưới đây sẽ nói về một buổi học hợp tác giữa sinh viên với giáo viên phổ thông bằng hình thức mời giáo viên tới lớp..
- 4.1 Ghi nhận sơ bộ một số kỹ năng hợp tác đã được phát triển ở sinh viên Qua quá trình diễn ra buổi học hợp tác nói trên, tôi nhận thấy một số kỹ năng của sinh viên tiến bộ rõ rệt so với các giờ học bình thường:.
- Kỹ năng lựa chọn và ra quyết định: Sinh viên đã hợp tác với nhau trong từng nhóm để quyết định chọn lựa một bài tiêu biểu trong Sách giáo khoa Vật lý phổ thông cho việc ra câu hỏi kiểm tra vấn đáp nửa cấu trúc.
- Kỹ năng lắng nghe, ghi chép, phát hiện vấn đề và trình bày: Sinh viên đã lắng nghe một cách cẩn thận, ghi chú những gì giáo viên phổ thông và các bạn của mình trình bày, từ đó phát hiện ra vấn đề cần trao đổi.
- Sau đó, trong buổi hợp tác với giáo viên, sinh viên đã phải đặt câu hỏi, tranh luận với giáo viên về những chỗ chưa có sự thống nhất.
- Sinh viên đã phát triển được kỹ năng dùng từ trong giao tiếp.
- Khi thấy giáo viên khách mời có yêu cầu quá cao đối với học sinh phổ thông trong các câu hỏi kiểm tra, không giống như trong lý thuyết về cách đặt câu hỏi kiểm tra, sinh viên đã biết tế nhị khi trao đổi.
- sinh viên đã nói “ Các câu hỏi của thầy rất hay và đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, tuy nhiên, so với lý thuyết về thang nhận thức Bloom mà chúng em đang học thì hình như chưa có câu hỏi cho mức độ biết, vì đây là câu hỏi cần phải có cho học sinh yếu.
- Đây là kỹ năng rất cần thiết trong tranh luận để có sự hợp tác tốt, nhất là đối với những người cần được tôn trọng..
- 4.2 Thái độ của sinh viên đối với buổi học hợp tác.
- Lê Thị Mỹ Trúc (2005) đã làm một cuộc điều tra sơ bộ về thái độ của sinh viên đối với buổi học hợp tác này bằng bảng câu hỏi và đã thu được kết quả sau:.
- Sinh viên hưởng ứng buổi học hợp tác, thích nghe giáo viên phổ thông nói chuyện (giáo viên phổ thông): 87,1.
- Sinh viên đồng ý ý nghĩa thực tế Phổ thông của buổi làm việc với giáo viên phổ thông: 96,8.
- Sinh viên học tập được nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ mà giáo viên đã tích luỹ được trong công tác kiểm tra – đánh giá: 98,4.
- Sinh viên nhận thấy cần tổ chức các buổi học hợp tác tương tự: 100.
- 95,2 % sinh viên cho rằng giữa lý thuyết và thực tiễn có sự khác biệt.
- Việc nghiên cứu lý luận cho thấy dạy học hợp tác có nhiều ưu điểm nổi bật.
- Học hợp tác giữa học sinh với cộng đồng là một kiểu học hợp tác cũng có đầy đủ các ưu điểm đó.
- Thông qua kết quả nghiên cứu từ thực nghiệm sư phạm, đối với một buổi học hợp tác, một số kỹ năng cần thiết cho đời sống thực tế của sinh viên đã được ghi nhận là có tiến bộ rõ rệt.
- Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu nhỏ, chỉ đối với một buổi học, kết quả nghiên cứu thực nghiệm sư phạm chưa mang lại đầy đủ bằng chứng để minh họa cho những ưu điểm khác của dạy học hợp tác giữa học sinh với cộng đồng như lý luận đã thể hiện.
- Việc mời giáo viên phổ thông tới lớp trong phần thực nghiệm sư phạm đã thể hiện một cách tạo môi trường hợp tác trong số các cách mà phần lý luận đã giới thiệu.
- Điều này cũng thể hiện tính khả thi của việc tạo môi trường hợp tác trong hoàn cảnh của chúng ta.
- Kết quả thu được từ thực nghiệm cũng đã phản ánh rằng sinh viên nhiệt tình hưởng ứng kiểu học hợp tác giữa sinh viên với giáo viên phổ thông vì những lợi ích mà kiểu học này mang lại.
- Đây là một sự động viên, cổ vũ rất lớn cho người làm công việc thử nghiệm phương pháp học hợp tác giữa học sinh với cộng đồng vì tính khả thi của nó..
- Hợp tác giữa học sinh với cộng đồng là một kiểu học cần được quan tâm trong dạy học, không riêng gì cho sinh viên khoa Sư phạm.
- Cán bộ giảng dạy chúng ta nên tìm cơ hội trong nội dung dạy học của mình để tổ chức dạy học hợp tác với cộng đồng, nâng cao chất lượng dạy học ở Trường ta.
- Dạy học hợp tác ở Khoa Sư phạm.
- Kỷ yếu hội nghị tổng kết 8 năm hợp tác nghiên cứu khoa học giáo dục giữa Khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ với các trường đại học Hà Lan.
- Lý luận dạy học.
- Bước đầu tìm hiểu phương pháp dạy học hợp tác