« Home « Kết quả tìm kiếm

HỘI NHẬP VÀ VĂN HOÁ KINH DOANH VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- HéI NHËP Vµ V¡N HO¸ KINH DOANH VIÖT NAM.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh vừa là mục tiêu, vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong xu hướng phát triển gia nhập WTO và toàn cầu hoá hiện nay.
- Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức rõ những hạn chế, bất cập trong văn hoá kinh doanh Việt Nam, từ đó tìm ra hướng đi cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam để có thể tích cực, chủ động trong hội nhập, đảm bảo xây dựng một nền văn hoá kinh doanh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI..
- Văn hoá kinh doanh - Hành trang để hội nhập 1.1.
- Khái niệm văn hoá kinh doanh.
- Khái niệm văn hoá.
- Ở một mức độ nhất định, văn hoá.
- Với cách tiếp cận về văn hoá như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó..
- Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh.
- Văn hoá kinh doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm và động cơ trong kinh doanh..
- Văn hoá kinh doanh - Yếu tố quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế Văn hoá kinh doanh của mỗi dân tộc được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó.
- Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì văn hoá kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia..
- Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, trong một thế giới cạnh tranh đầy sôi động như ngày nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh của quốc gia, hơn lúc nào hết, chúng ta phải có khả năng thích ứng, tự hoàn thiện để hợp tác, hội nhập và nắm bắt thời cơ một cách kịp thời.
- Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp nói chung cần phải ý thức tạo dựng cho mình một nền tảng văn hoá kinh doanh..
- Tham gia hội nhập, mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh và giành được phần thắng trong cạnh tranh.
- Văn hoá kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp cho doanh nghiệp, doanh nhân đạt được mục tiêu..
- Chính văn hoá kinh doanh là đầu mối quan trọng làm nên sự khác biệt của doanh.
- Khi đã tham gia hội nhập cạnh tranh thị trường thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lúc này về thực chất là cạnh tranh về văn hoá kinh doanh.
- Song điều quan trọng hơn là việc tạo dựng văn hoá kinh doanh mang sắc thái Việt Nam mới chính là con đường ngắn, hiệu quả phù hợp với xu thế và phát triển chung trong kinh doanh và cạnh tranh.
- Cái mà các doanh nghiệp của chúng ta cần không chỉ có năng lực cạnh tranh hơn, mà cả có văn hoá hơn..
- Thêm nữa, một nền văn hoá kinh doanh tiên tiến còn là điều kiện tiên quyết để chúng ta xây dựng thành công cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
- Từ đó, các doanh nghiệp mới có thể phát huy được vai trò của mình, đóng góp quan trọng vào quốc sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế..
- Những bất cập của văn hoá kinh doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập Thực tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không ít doanh nghiệp Việt Nam đã trưởng thành, trụ vững và phát triển mạnh mẽ, mà nguyên nhân sâu xa chính là do các doanh nghiệp này đã và đang coi trọng xây dựng văn hoá kinh doanh cho mình.
- Tuy nhiên, hiện còn không ít cấp lãnh đạo, doanh nghiệp và doanh nhân chưa nhận thức được vai trò, động lực của văn hoá kinh doanh trong hội nhập nên trong quá trình kinh doanh đã bộc lộ những bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Dưới đây là một số bất cập chính của văn hoá kinh doanh Việt Nam trong tiến trình hội nhập:.
- Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung.
- Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất và kinh doanh ở quy mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường;.
- theo báo cáo mới nhất của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì chúng ta chưa có doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới.
- Những doanh nghiệp hàng.
- đầu Việt Nam cũng chỉ mới tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển.
- chỗ ấy, cháy chỗ nào thì dập chỗ đó”, cẩu thả trong ký kết và thực hiện hợp đồng đang tồn tại và tỏ ra không phù hợp với môi trường kinh doanh văn minh, hiện đại.
- Một hạn chế lớn khác đã bộc lộ rõ nét trong văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp khi hội nhập là sự hạn chế về tầm nhìn cũng như khát vọng của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
- Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài hạn tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ - như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán - mà quên đi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi..
- Nhưng thực tế, không ít doanh nghiệp lại không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh với nhau.
- Xét về khía cạnh liên kết hợp tác của các doanh nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh để cùng phát triển và theo nguyên tắc cùng có lợi, tính cộng đồng của doanh nhân Việt Nam còn quá rời rạc và ở mức thấp, thể hiện ở ngay trong phạm vi một ngành nghề, một địa phương và rộng hơn là trong phạm vi cả nước.
- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam đã kết hợp với các doanh nghiệp trong nước để tận dụng hình ảnh thương hiệu của họ trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam.
- Trong điều kiện hiện nay, hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài là một cách tốt để doanh nghiệp tồn tại và có khả năng cạnh tranh..
- Nhiều doanh nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, cho các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán.
- Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào năng lực.
- Đa phần các nhà kinh doanh của chúng ta dường như hiển nhiên công nhận mối quan hệ này tốt hay xấu có tính chất quyết định tới thành bại..
- Trong này có phần trách nhiệm của Nhà nước và cũng có phần của các doanh nghiệp.
- Đây chính là một khía cạnh của văn hoá kinh doanh ở cấp độ xã hội..
- Buôn bán phải giữ chữ "Tín", đó chính là văn hoá trong kinh doanh được bắt nguồn từ khi hình thành thị trường.
- Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ "Tín", hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài..
- ồ ạt vào kinh doanh ở Việt Nam..
- cũng khiến doanh nghiệp Việt Nam đang mất nhiều cơ hội chen chân được vào những thị trường khó tính.
- Một bài học đau đớn về văn hoá kinh doanh vẫn còn đó từ sự kiện các doanh nghiệp chế biến điều, năm 2006.
- Khi giá nhân điều chế biến của thế giới lên quá cao, một số doanh nghiệp điều của Việt Nam đã đơn phương huỷ hợp đồng khiến cho các đối tác nước ngoài bị thiệt hại rất nhiều.
- Việc một số doanh nghiệp không giữ chữ "Tín".
- không chỉ ảnh hưởng đến riêng doanh nghiệp đó mà còn khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị "mang tiếng"..
- Ngoài những bất cập, trở ngại trên, trong văn hoá kinh doanh của người Việt Nam, nhiều thói quen, cung cách làm ăn cũ, lạc hậu, tuỳ tiện vẫn đang tồn tại, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tính sáng tạo, sẵn sàng hợp tác chưa định hình rõ nét.
- Sự gian dối trong kinh doanh vẫn còn tồn tại, không ít những doanh nhân thẳng thắn bộc lộ, "buôn bán thật thà thì chỉ có ăn cám", vì thế họ tìm mọi cách trốn lậu, phi pháp, lách luật để làm ăn.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam đáp ứng các yêu cầu hội nhập.
- Từ những rào cản, những bất cập trên, có thể đề xuất một số giải pháp cho vấn đề hội nhập và văn hoá kinh doanh Việt Nam trong những năm tiếp theo là:.
- Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế.
- Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt các thông lệ và quy chuẩn.
- Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếu của văn hoá kinh doanh.
- Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn khó có thể được coi là có văn hoá trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh.
- Khi hội nhập, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp sẽ phải thay đổi thích nghi với các quy trình kinh doanh mới, được chuẩn hoá.
- "xung đột văn hoá".
- trong nội bộ doanh nghiệp.
- Khi tham gia WTO và kinh doanh trong "thế giới phẳng", các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo "luật chơi".
- Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn cho hội nhập như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường.
- Văn hoá kinh doanh của người Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính bản thân mình.
- Hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh giao lưu văn hoá, các nhà kinh doanh chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình giao lưu văn hoá nói chung và xây dựng văn hoá kinh doanh nói riêng.
- Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hoá vào công tác kinh doanh.
- Điều đó có nghĩa là chủ thể - người làm kinh doanh - phải thực sự là những doanh nhân văn hoá.
- Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế khốc liệt..
- với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của mình ra toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra.
- Ngày nay, tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam phải là tầm nhìn có tính toán căn cơ dài hạn, có chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, không thể chỉ làm ăn nhỏ lẻ, thậm chí.
- “đánh quả”, làm mất uy tín của sản phẩm và của doanh nghiệp..
- Nếu không có tư duy và tầm nhìn toàn cầu thì doanh nhân Việt Nam không thể nào đưa ra chiến lược cho công ty và xây dựng một guồng máy quản lý cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập.
- Tầm nhìn toàn cầu sẽ có khát vọng toàn cầu và từ khát vọng lớn đó sẽ tạo ra được các doanh nghiệp lớn tương xứng..
- Khi hội nhập, yếu tố sáng tạo - đổi mới là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới, khi sáng tạo có nghĩa là “đi những con đường người khác chưa đi, làm những việc mà người khác chưa làm” thì cũng có nghĩa là sự rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên, và bao giờ cũng đi liền với mạo hiểm.
- Người ta đã nói về sự phá sản của các doanh nghiệp thua lỗ là “sự tàn phá sáng tạo” để thông qua đó các nguồn lực xã hội, kể cả những doanh nhân đó sẽ được chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả hơn..
- Để doanh nhân tăng cường tố chất sáng tạo - đổi mới, phải phát triển các cơ sở đào tạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh doanh nói chung và cung cấp cho các nhà kinh doanh những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp.
- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh.
- Nền kinh tế hội nhập chỉ thành công khi doanh nghiệp, doanh nhân được giải phóng, được tập trung đầu óc trí tuệ của mình cho tư duy sáng tạo, cho việc tìm và nắm bắt cơ hội, cho sự thành công của sự nghiệp kinh doanh.
- Để doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch trong chính sách để hạn chế nảy sinh tiêu cực.
- phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo rằng ai đi ngược lại văn hoá kinh doanh ấy sẽ phải chịu tổn thất về mặt kinh tế nhiều hơn so với những ai tôn trọng và bảo vệ nó..
- Doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cải tạo môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan.
- tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia làm nền tảng cho việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành kinh tế và nhất là của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan nhà nước là hết lòng chăm lo cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trong cuộc chiến..
- Các doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình được văn hoá kinh doanh ngoài sự nỗ lực nội tại cũng đòi hỏi môi trường kinh doanh phải được đảm bảo với hệ thống pháp luật nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi và những người thực thi phải nghiêm minh.
- Đáng tiếc là hiện nay vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu một môi trường kinh doanh thông thoáng, hệ thống pháp luật công khai minh bạch dễ thực thi với tình trạng cố bám giữ “quyền quản lý” càng nhiều càng tốt và một nền hành chính “hành dân là chính”..
- Hiện nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hội nhập quốc tế.
- Cần bổ sung, ban hành thêm các văn bản pháp luật để tạo hành lang kinh doanh cho doanh nghiệp thông thoáng.
- Trong các văn bản nên có các hình thức chế tài hay định hướng về yếu tố đạo lý kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp và các điều mang tính phổ quát đối với doanh nghiệp quốc tế hiện nay..
- Phải xây dựng một hệ thống pháp lý bền vững nhưng đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi kinh doanh từ khu vực căn bản nhất của nền kinh tế là lĩnh vực ngân hàng, tài chính đến mũi nhọn của nền kinh tế như công nghiệp và đến sức sống của nền kinh tế là kinh doanh..
- Xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn bởi nó chưa trở thành hệ thống và phổ biến ở nước ta.
- Để hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam dựa trên những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại, phải biết tiếp thu, chọn lọc những giá trị tích cực từ những nền văn hoá kinh doanh hiện đại của các nước trên thế giới để áp dụng phù hợp cho riêng mình, để biến chúng thành lợi thế cho mình.
- Hơn lúc nào hết, văn hoá kinh doanh Việt Nam cần được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng lên tầm chiến lược, coi như một "tài sản vô hình".
- Xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam chính là nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng, củng cố lại nội lực, tạo tư thế mới làm tiền đề và điểm tựa cho việc hội nhập của mỗi doanh nghiệp..
- [2] Dương Thị Liễu (chủ nhiệm) và nnk, Báo cáo tổng hợp đề tài Văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp ở Hà Nội, lưu trữ Phòng Quản lý khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2004..
- [5] Đỗ Minh Cương, Văn hoá kinh doanh và Triết lý kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội tr..
- [8] Nguyễn Hoàng Ánh, “Văn hoá kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, tạp chí Hoạt động khoa học, Hà Nội, số 3, 2005, tr.
- [9] Nguyễn Trần Bạt, “Xây dựng nền văn hoá kinh doanh”, tạp chí Khoa học &.
- [10] Nguyễn Thanh Hà, “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong môi trường hội nhập”, tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 3, 2007, tr.
- [11] Nguyễn Thị Mùi, “Văn hoá kinh doanh: yếu tố phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 16, 2007, tr.
- [14] Việt Tuấn, “Luật cạnh tranh: Tạo dựng văn hoá kinh doanh”, tạp chí Thuế Nhà nước, Hà Nội, số 8, 2005, tr