« Home « Kết quả tìm kiếm

Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại TAND quận Hai Bà Trưng – thành.
- phố Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật dân sự.
- Luật dân sự.
- Hợp đồng vay tài sản.
- Tranh chấp tài sản.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Hoạt động của Tòa án được xác định là trung tâm có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp và là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử các loại án nói chung và án dân sự nói riêng.
- Hoạt động xét xử trong những năm gần đây cho thấy các vụ án dân sự ngày càng tăng về số lượng và tính chất ngày càng phức tạp, trong đó có các loại án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản..
- Quan hệ vay tài sản là một loại quan hệ dân sự diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội.
- Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được tự do, sản xuất, kinh doanh theo quy định pháp luật và không bị hạn chế về vốn, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việc vay vốn diễn ra giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức và đặc biệt là giữa cá nhân, tổ chức với các tổ chức tín dụng, Ngân hàng đang là một loại án diễn ra phổ biến hiện nay trong tổng số các vụ án dân sự mà Tòa án thụ lý, giải quyết.
- Những tranh chấp về lãi suất, phương thức thanh toán diễn ra theo sự tăng lên về số lượng và giá trị của các hợp đồng vay ngày càng lớn.
- Hiện nay, việc giải quyết các tranh chấp về dân sự của Tòa án đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết được những mâu thuẫn trong các quan hệ dân sự.
- Hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án được ban hành đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý và có tính giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.
- Là một trong những Tòa án lớn, có số lượng án nhiều nhất trong hệ thống Tòa án thủ đô, số lượng vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản ở TAND quận Hai Bà Trưng trong những năm qua có xu hướng ngày càng tăng.
- Mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp cũng khác nhau nên việc giải quyết loại án này gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng như những khó khăn từ khách quan mang lại.
- Tuy nhiên, quá trình giải quyết TAND quận Hai Bà.
- Trưng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào việc giải quyết số lượng án và nâng cao tỷ lệ giải quyết của đơn vị và của toàn ngành.
- Thông qua việc giải quyết vụ án đã góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, giữ gìn kỷ cương pháp luật, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
- Đồng thời, thông qua việc giải quyết án, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh trong lĩnh vực dân sự vay tài sản, còn phổ biến, tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân..
- Ngoài ra, qua thực tiễn giải quyết án vay tài sản sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể..
- Bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự vẫn còn những thiếu sót như có những vụ án còn để tồn đọng, kéo dài, vi phạm thời hạn tố tụng, có những vụ án còn bị sửa, hủy, đặc biệt có những vụ án bị hủy nhiều lần, kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.
- Do vậy, với mong muốn nghiên cứu và phân tích những tồn tại để đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm góp phần giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản ở TAND quận Hai Bà Trưng nói riêng và ngành TAND nói chung trong thời gian gần, tác giả đã chọn đề tài "Hợp đồng vay tài sản qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng".
- làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết án về hợp đồng vay tài sản nói riêng đã được các nhà khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu.
- Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: “Hợp đồng vay tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, của Bùi Kim Hiếu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2007.
- “Hợp đồng vay tài sản theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ Luật học, của Nguyễn Hương Lan, Khoa luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012.
- Với đề tài này, tác giả đã nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng vay tài sản, trong đó đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận và nội dung các quy định pháp luật, qua đó chỉ ra các bất cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Hay như, một số giáo trình, sách khoa học như "Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của Luật Dân sự", của TS.
- "Giáo trình Luật Dân sự", Tập 2, của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2006.
- Ngoài ra, phải kể đến một số bài báo trên các tạp chí chuyên nghành như bài viết “Một số vấn đề bảo lãnh trong hợp đồng vay tài sản”, của Dương Quốc Thành, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2004.
- "Cần sửa đổi, bổ sung một số điều về hợp đồng vay tài sản", của Nguyễn Minh Oanh, Tạp chí Luật học, số Một số vướng mắc trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản liên quan đến trả lãi và lãi suất", của Trần Văn Biên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2001.
- "Hậu quả pháp lý của hợp đồng vay tài sản bị vô hiệu một phần", của Thanh Thủy, Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao .
- “Một số ý kiến góp ý cho các quy định của Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) về hợp đồng vay tài sản", của Trần Văn Biên - Viện Nhà nước và pháp luật .
- Về chế định hợp đồng vay tài sản", của Trần Văn Biên, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 9/2004.
- “Có thỏa thuận phạt nhiều lần về một vi phạm, thỏa thuận lãi chồng lãi trong hợp đồng vay tài sản, hợp đồng tín dụng không.
- của Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2013 và số 1/2014.
- “Vướng mắc trong việc giải quyết yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán trong hợp đồng dân sự và thương mại ở Việt Nam”, Nguyễn Thanh Tùng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 21/2013.
- “Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay tiền”, Đoàn Đức Lương, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 20/2013.
- “Những bất cập trong quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục giao kết hợp.
- đồng điện tử và một số giải pháp đề xuất”, Đặng An Thanh, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2014..
- Qua nghiên cứu những công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, các tác giả chủ yếu khai thác một số khía cạnh pháp lý của hợp đồng vay tài sản.
- Chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ trong việc giải quyết hợp đồng vay tài sản trên một địa bàn cụ thể.
- Việc làm rõ vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại một địa bàn cụ thể cần phải được xác định và nghiên cứu để làm nổi bật những đặc thù trong quan hệ vay tài sản tại một địa bàn lớn của thành phố Hà Nội như quận Hai Bà Trưng là cần thiết.
- Vì đây là một trong những quận nội thành có dân số đông nhất, có nhiều các doanh nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại lớn, nhiều hộ làm ăn cá thể, tiểu thương phát triển mạnh … Cùng với sự tăng trưởng về các sản phẩm do lao động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận cũng phát triển, nhu cầu về vốn tăng cao, vì vậy quan hệ vay tài sản cũng không ngừng gia tăng về số lượng, giá trị cũng như tính phức tạp.
- Nhận thức được tính phức tạp của quan hệ vay tài sản nói chung và việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trưng nói riêng nên việc nghiên cứu đề tài này là hết sức quan trọng và cần thiết..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, nội dung các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản và việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại TAND quận Hai Bà Trưng.
- Nguyên nhân và những bất cập trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử và góp phần giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại Tòa án ngày một tốt hơn..
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét, nghiên cứu về hợp đồng vay tài sản và việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trưng trong 05 năm gần đây, trong đó đi sâu phân tích nguyên nhân của những tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục..
- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
- Mục đích của luận văn: Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định hợp đồng vay tài sản, đưa ra những kiến nghị có tính ứng dụng cao trong hoạt động xét xử của Tòa án, góp phần nâng cao chất lượng xét xử liên quan đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng và cả nước nói chung..
- Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây:.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của chế định hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam..
- Nghiên cứu tranh chấp thực tế đã phát sinh qua thực tiễn giải quyết của TAND quận Hai Bà Trưng để làm rõ những điểm còn bất cập của pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh hợp đồng vay tài sản hiện nay..
- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hợp đồng vay tài sản..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản..
- Phương pháp nghiên cứu: Để có được kết quả trình bày trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Những đóng góp mới về khoa học của luận văn.
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, làm rõ những đặc thù của loại án này tại TAND quận Hai Bà Trưng..
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động giải quyết tranh chấp.
- về hợp đồng vay tài sản ở TAND quận Hai Bà Trưng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo cho hoạt động giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản ở TAND quận Hai Bà Trưng ngày càng hiệu quả, đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp.
- Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản đồng thời là cơ sở sửa đổi, bổ sung chế định pháp luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2005, góp phần nâng cao chất lượng xét xử nói chung trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Về mặt khoa học, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy khoa học pháp lý nói chung và đào tạo chức danh tư pháp nói riêng..
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần phục vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng xét xử của TAND trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, đặc biệt trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại TAND quận Hai Bà Trưng..
- Mặt khác, nội dung luận văn có thể góp phần xây dựng kỹ năng nghề nghiệp của người Thẩm phán trong việc nghiên cứu, giải quyết các loại án dân sự trong đó có án kiện về tranh chấp hợp đồng vay tài sản..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương:.
- Chương 1: Khái niệm chung về hợp đồng vay tài sản và sơ lược một số nét về Quận Hai Bà Trưng – thành phố Hà Nội..
- Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản của TAND quận Hai Bà Trưng.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản.
- Các Mác (1973), Tư bản, quyển 1, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Chính phủ (2006), Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10 hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội..
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội..
- Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
- Quốc hội (2005), Luật Giao dịch điện tử, Hà Nội..
- Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội 8.
- Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội..
- Quốc hội (2011), Bộ luật Tố tụng Dân sự sửa đổi, bổ sung, Hà Nội 10.
- Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
- Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2009, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2010, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2011, Hà Nội.
- Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2012, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2013, Hà Nội..
- Triệu Quốc Mạnh (2000), Pháp luật và dân luật đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân..
- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Hà Nội..
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh quản lý Ngoại hối, Hà Nội.