« Home « Kết quả tìm kiếm

Hướng dẫn đánh giá thường xuyên môn âm nhạc (phần 1) – Góc học tập


Tóm tắt Xem thử

- HƯỚNG DÂN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN CÁC MÔN HỌC / HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC.
- HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN MÔN ÂM NHẠC.
- Kĩ thuật đánh giá thường xuyên quá trình học tập môn Âm nhạc ở tiểu học.
- mục tiêu của mỗi bài học, và của mỗi hoạt động giáo dục để tiến hành việc ĐGTX cho HS tiểu học..
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình hoạt động của bài học..
- Đánh giá vì sự tiến bộ của HS tức là đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, đánh giá để phát triển học tập của HS.
- Yêu cầu GV phải sử dụng thông tin và kết quả kiểm tra đánh giá để giúp nâng cao hoạt động giảng dạy cũng như phát triển năng lực cho HS..
- GV nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS, chỉ ra cho HS biết chỗ đúng hay chưa đúng, cách sửa chữa và động viên kịp thời đối với những HS còn nhút nhát, mặc cảm, tự ti… hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức vào bài học và vào các hoạt động khác..
- Trong suốt quá trình dạy học (từng tuần, từng tháng, từng chủ đề) GV lên kế hoạch và thiết kế các hoạt động dạy học cho phù hợp, kịp thời điều chỉnh các hoạt động để có thể khích lệ HS, nhận sự phản hồi từ HS, từ đó phân loại HS, mức tiến bộ và xếp loại học tập của HS..
- Trong thiết kế hoạt động dạy học, GV thiết kế các hoạt động nhằm tạo cơ hội và hình thành thói quen cho HS được tự tin, khẳng định bản thân, biết tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
- Đặc biệt là cha mẹ HS được khuyến khích trao đổi, nhận xét, đánh giá con em mình sau các hoạt động trên lớp.
- Sự tham gia đánh giá từ phía cha mẹ, gia đình của HS là kênh thông tin quan trọng gắn kết giáo dục giữa nhà trường và gia đình giúp cho HS được khích lệ kịp thời trong học tập, rèn luyện bản thân và tham gia các hoạt động trong và ngoài trường..
- Một số kĩ thuật thường sử dụng để đánh giá thường xuyên môn Âm nhạc 2.1.
- Đánh giá dựa trên quan sát.
- Quan sát là phương pháp chủ đạo đáp ứng được việc đánh giá liên tục sự tiến bộ về năng lực và phẩm chất của HS.
- Quan sát sử dụng mọi lúc, mọi nơi, có chủ định hoặc ngẫu nhiên - Sử dụng độc lập hoặc có thể kết hợp với các kĩ thuật khác.
- Khai thác được thông tin về tinh thần, thái độ,hành vi của HS - Quan sát cần có mục tiêu và đưa ra kết luận phải có minh chứng..
- Đánh giá của GV -HS tự đánh giá.
- -HS đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng) 2.2.
- Đánh giá thông qua kiểm tra ngắn.
- Kiểm tra miệng để nêu vấn đề, đánh giá mức độ đạt yêu cầu so với mục tiêu đề ra ( vốn kiến thức, kinh nghiệm đã có) thường thực hiện trên một nhóm nhỏ HS .
- Đánh giá dựa trên bài tập thực hành.
- Thông qua các hoạt động thực hành của HS.
- Đánh giá dựa trên tương tác nhóm.
- GV đánh giá HS thông qua các hoạt động tương tác nhóm..
- VD: Các nhóm lên trình diễn một bài hát kết hợp với các hoạt động như múa phụ họa, gõ đệm.
- GV đánh giá cách trình diễn và phối hợp tương tác của nhóm HS..
- Ví dụ một số kĩ thuật sử dụng để đánh giá thường xuyên trong môn Âm nhạc.
- Quan sát.
- Để theo dõi cả lớp hoặcmột/nhóm học sinh GV chú ý đến những hành vi của HS khi làm việc theo cặp, theo nhóm (sự tương tác, tranh luận, chia sẻ các suy nghỉ, biwwur lộ cảm xúc….
- Khi giao nhiệm vụ cho cả lớp, hoặc nhóm, giáo viên quan sát xem học sinh đã sẵn sàng chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ học tập (tài liệu, dụng cụ học tập.
- Đứng gần quan sát xem học sinh này đang tập trung vào việc học hay chưa? Có thể em đang làm việc riêng, hoặc còn chưa hiểu nhiệm vụ được giao..
- Đến tận nhóm học sinh đang học để quan sát chung cả nhóm, xem học sinh nào đang gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ gì..
- Phân tích và phản hồi Ví dụ nhận định qua quan sát:.
- Quan sát thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác hoặc tư thế không bình thường, người lắc lư bất ổn, có thể là dấu hiệu học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ..
- Khi học sinh nhìn thẳng, dõi theo giáo viên, có cử chỉ muốn nói điều gì đó thì tùy từng tình huống có thể suy đoán là học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ và muốn được chuyển hoạt động tiếp theo hoặc muốn hỏi giáo viên..
- Học sinh nào chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, chưa hợp tác với nhóm..
- Học sinh đã thực hiện xong, thực hiện đúng nhiệm vụ hoặc những điều học sinh còn cảm thấy chưa rõ, chưa yên tâm….
- Sử dụng kết quả và phản hồi sau khi quan sát:.
- Các thông tin quan sát là cơ sở để giáo viên đưa ra các quyết định tác động, động viên, giúp đỡ kịp thời học sinh trong học tập.
- Sự can thiệp giúp đỡ có thể tiến hành ngay sau khi thu được thông tin quan sát, hoặc ghi lại trong Nhật kí đánh giá của giáo viên để đưa ra quyết định giúp đỡ, can thiệp sau.
- SGK4, tiết 3, trang 6),GV có thể quan sát và đưa ra những tư vấn, hướng dẫn HS trong khi quan sát HS thực hiện bài học:.
- Với HS chưa hát được giai điệu nhưng đúng lời ca, GV động viên HS cùng lắng nghe các bạn để hát được giai điệu bài hát..
- Khi thấy học sinh đang gặp khó khăn khi hát không được giai điệu của bài hát, giáo viên có thể hỏi: Em thấy khó ở chỗ nào? Em có cần Cô hoặc muốn bạn nào có thể giúp em không?.
- Giai điệu của bài hát rất hay, em lắng nghe và hát cùng các bạn nhé.
- Đánh giá trên bài tập thực hành, tương tác nhóm của học sinh Khi HS hát, gõ đệm, múa phụ họa, GV quan sát và đưa ra ý kiến của mình.
- Tham khảo kết quả tự đánh giá và đánh giá của nhóm học sinh..
- Khi học sinh phát biểu về một vấn đề, giáo viên có thể đề nghị nhóm bạn cùng học hoặc bạn của nhóm khác có nhận xét về phát biểu đó.
- Học sinh có thể đưa ra ý kiến bảo vệ quan điểm và cuối cùng giáo viên gợi ý để học sinh tự thống nhất những quan điểm chung về vấn đề đó hoặc để các em được bảo lưu các ý kiến khác nhau và coi đó là những nhiệm vụ cần tiếp tục tìm hiểu, giải quyết sau..
- Tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh.
- Ví dụ: Dựa vào thông tin phụ huynh cung cấp về tình trạng sức khỏe, vận động cơ thể hay hạn chế về ngôn ngữ, GV sẽ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ một cách linh hoạt, không cứng nhắc, đem lại sự tự tin và hứng thú học tập, chủ động của HS..
- HS biết tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
- hiểu được ý nghĩa câu chuyện - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, tiết tấu, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát..
- HS biết tên, xuất xứ, tác giả và nội dung, thuộc lời ca, giai điệu bài hát.
- hiểu được ý nghĩa câu chuyện..
- HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, tiết tấu, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu bài hát..
- Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động hát:.
- Các Kĩ thuật đánh giá có thể sử dụng:.
- -Thông qua hoạt động luyện tập - Thông qua hoạt động thực hành.
- Thông qua lời nói, khích lệ, động viên 3.2 Hoạt động Kể chuyện âm nhạc Các Kĩ thuật đánh giá có thể sử dụng:.
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS.
- Hoạt động 1: Dạy hát.
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả và nội dung bài -HS lắng nghe và quan sát.
- Lưu ý hướng dẫn HS hát đúng những chỗ nửa cung trong bài hát.
- Gợi ý cho HS nhận xét về 4 tiết nhạc giống nhau trong bài hát.
- Nhận xét.
- Hát kết hợp gõ đệm:.
- Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp:.
- -HS lắng nghe.
- -Quan sát GV thưc hiện mẫu -HS hát kết hợp gõ đệm (cả lớp, nhóm, cá nhân).
- Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng hát Đào Thị Huệ..
- GV cho HS quan sát tranh ảnh minh họa - Đọc hoặc kể cho HS nghe.
- Bạn nào có thể kể lại câu chuyện cho cả lớp?.
- Quan sát tranh ảnh.
- -HS kể lại câu chuyện.
- -Có thể tóm tắt câu chuyện theo ý mình.
- -Lắng nghe và ghi nhớ -HS tự đánh giá.
- Một số ví dụ về nhận xét thường xuyên qua lời nói giúp học sinh tự tin và tìm thấy niềm vui ở môn học Âm nhạc..
- 4.1 Hoạt động học hát:.
- GV lắng nghe, quan sát các hoạt động của HS để kịp thời chỉnh sửa ngay những chỗ chưa đúng..
- Trong quá trình tổ chức các hoạt động.
- GV quan sát HS và có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em hát rất hay, cô khen cả lớp.
- GV có thể viết nhận xét vào một số vở: Em hát được giai điệu và lời ca, cô khen .
- Em gõ đệm theo bài hát rất tốt, cần phát huy hơn nữa.
- Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:.
- Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả với giáo viên:.
- Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Bạn gõ đệm theo nhịp, phách đúng rồi + Bạn chưa gõ đệm được theo tiết tấu 4.2 Hoạt động Kể chuyện âm nhạc VD:.
- VD: Em hãy quan sát tranh để kể lại câu chuyện nhé..
- GV quan sát HS và có thể nhận xét: Hôm nay cô thấy các em đã hiểu được nội dung câu chuyện và kể lại rất hay, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn chưa tập chung lắng nghe và chưa trả lời được câu hỏi của cô, cô mong giờ học sau các em sẽ làm được, làm tốt hơn hôm nay .
- Em đã tự tin hơn khi cùng các bạn tham gia các hoạt động ở lớp, cố lên em nhé..
- d) Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá.
- Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, ôn tập: trao đổi, chia sẻ về hoàn cảnh gia đình.
- tính cách học sinh, cách động viên con em mình tham gia nhiều hơn nữa các hoạt động âm nhạc ở cộng đồng..
- Được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động: quan sát HS học tập, khuyến khích, động viên hướng dẫn con chủ động trong học tập..
- Trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện (lời nói, viết thý): Cháu rất hay kể với bố mẹ về học âm nhạc và rất hứng thú với môn học này.
- GV căn cứ vào các kĩ thuật ĐGTX trên đây để đưa ra nhận xét từng học sinh theo các mức: Hoàn thành tốt.
- Học sinh A đã hát thuộc lời ca, đúng cao độ và trường độ, hát rõ lời, đúng tư thế khi hát.
- Học sinh B đã hát thuộc giai điệu lời ca, hát tương đối rõ lời, đúng tư thế khi hát, biết vỗ tây theo nhịp bài hát, biết thể hiện bài hát kết hợp một số đông tác phụ họa đơn giản theo bài hát, tích cự tham gia trong giờ học hát: tuy nhiên hát đôi chỗ chưa đúng được cao độ, trường độ, hát chưa rõ lời nhưng được giáo viên sửa một số lần và đã hoàn thành tương đối theo yêu cầu của giáo viên, chăm chỉ trong giờ học.
- hát còn rụt rè nhút nhát nhưng đã nhiều lần giáo viên hỗ trợ và sửa sai học sinh vẫn không hoàn thành được