« Home « Kết quả tìm kiếm

HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI Ở THẬP KỶ THỨ 2 CỦA THẾ KỶ XXI


Tóm tắt Xem thử

- HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI Ở THẬP KỶ THỨ 2 CỦA THẾ KỶ XXI.
- Hà Nội là trung tâm khoa học và giáo dục của cả nước, nơi tập trung nhiều bảo tàng, trường đại học, cơ quan nghiên cứu khoa học, là nơi tiếp nhận đầu tiên và trước hết nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong suốt hơn 100 năm qua.
- Thế nhưng đến nay, Hà Nội mặc dù đã có nhiều bảo tàng nhưng lại thiếu sự đa dạng về loại hình, chỉ thiên về bảo tàng lịch sử - xã hội mà chưa có bảo tàng về khoa học - nơi giới thiệu và phổ biến các kiến thức về khoa học và kỹ thuật.
- Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, trên thế giới, các bảo tàng khoa học ngày càng có xu thế phát triển nhanh chóng.
- Người ta có thể đặt tên chúng là bảo tàng hay trung tâm, công viên khoa học nhưng đều hoạt động theo hướng bảo tàng về khoa học, về kỹ thuật.
- Loại hình bảo tàng này vừa sử dụng hiện vật gốc, vừa tạo ra các thiết bị, mô hình có khả năng vận hành để lý giải một cách khoa học về các hiện tượng, sự vật, các thành tựu khoa học, kỹ thuật của con người.
- Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Bảo tàng khoa học và kỹ thuật có phải là nhu cầu của Hà Nội không? Bảo tàng tương lai đó sẽ là một bảo tàng mang tính chất như thế.
- Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam..
- nào: một bảo tàng chuyên về một lĩnh vực khoa học cụ thể, một bảo tàng mang tính chất lịch sử, truyền thống chung chung, một bảo tàng giới thiệu những thành tựu khoa học của thế giới được ứng dụng ở Việt Nam hoặc tại Hà Nội, hay một bảo tàng về các nguyên lý khoa học được ứng dụng trong cuộc sống...?.
- Cùng với sự phát triển của hệ thống bảo tàng nói chung thì hệ thống bảo tàng khoa học thế giới cũng rất phát triển.
- Bảo tàng khoa học đầu tiên được khởi xướng từ nước Anh.
- Đó là Bảo tàng Lịch sử Khoa học (The Museum of the History of Science) thuộc Trường Đại học Oxford.
- Bảo tàng này nổi lên ở thế kỷ XVII bởi một thể chế mới với triết lý thực nghiệm: trong bảo tàng có một phòng thí nghiệm, việc giảng dạy và hoạt động trình diễn khoa học được thực hiện ngay tại bảo tàng.
- Năm 1924, các bộ sưu tập của bảo tàng này được Lewis Evans trao cho Trường Đại học Oxford như một quà tặng và nó chính thức trở thành Bảo tàng Lịch sử Khoa học thuộc Trường Đại học Oxford.
- Hiện tại, Bảo tàng Lịch sử Khoa học vẫn trực thuộc Trường Đại học Oxford.
- Đại học Harvard (Mỹ) có lẽ là trường đại học có hệ thống các bảo tàng khoa học phong phú nhất gồm 10 bảo tàng nhỏ như: Bảo tàng Lịch sử Khoa học.
- Bảo tàng Deutsches ở Munich (Đức) được coi là một bảo tàng khoa học có tầm ảnh hưởng khá lớn.
- Bảo tàng thành lập năm 1903, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bavanrian.
- Bảo tàng giới thiệu về các nhà khoa học Đức và thế giới có những đóng góp.
- lớn cho khoa học thông qua các bộ sưu tập dụng cụ dùng trong nghiên cứu khoa học..
- 502 HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI....
- Bảo tàng đã tạo ra một môi trường mà ở đó mọi người có thể làm quen và tìm hiểu tiến trình khoa học và công nghệ thông qua các bộ dụng cụ thí nghiệm được sử dụng trong từng lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Ở Philadelphia, Mỹ có một bảo tàng khoa học chuyên trưng bày và giới thiệu về các nguyên lý khoa học được ứng dụng trong cuộc sống, từ truyền thống đến hiện đại.
- Ở Washington DC có bảo tàng khoa học mang tên Bảo tàng Hàng không và Không gian.
- Ở đó thiên về giới thiệu các thành tựu khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ..
- Bảo tàng Khoa học Quốc gia Gwacheon - Bảo tàng khoa học lớn nhất Hàn Quốc.
- Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc và tỉnh Gyeonggi đã chi 450 triệu đô la để xây dựng bảo tàng này trong thời gian 2,5 năm.
- Bảo tàng Khoa học Quốc gia Gwacheon còn được gọi là bảo tàng sống vì tại đây du khách có thể cùng trải nghiệm với các hiện vật được trưng bày.
- Được xây trên diện tích đất rộng 243.970m2, Bảo tàng Khoa học Quốc gia Gwacheon với quy mô.
- Nằm cách Thủ đô Bangkok 15km, Bảo tàng Khoa học Quốc gia Thái Lan được xây dựng từ năm 1995 nhưng bắt đầu mở cửa cho khách tới tham quan từ năm 2000.
- Bảo tàng Khoa học Công nghệ Quốc gia Thái Lan gồm 5 công trình là Bảo tàng Khoa học.
- Bảo tàng hoạt động theo phương thức phi lợi nhuận với mục đích nâng cao nhận thức của người dân Thái Lan về khoa học công nghệ.
- hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh như: Hội trại khoa học nhằm rèn luyện cho học sinh.
- kỹ năng hoạt động khoa học.
- Phòng thí nghiệm là nơi học sinh làm quen với khám phá khoa học.
- Sân khấu khoa học… nhằm thu hút thanh thiếu niên quan tâm đến hoạt động khoa học6..
- Nga có kế hoạch thành lập Viện Bảo tàng Khoa học do sáng kiến của Tổng thống Dmitri Medvedev.
- Bảo tàng Khoa học và Công nghiệp Chicago là một trong những viện bảo tàng khoa học lớn nhất thế giới, ở đây có 35.000 hiện vật và một khu trưng bày trải nghiệm các phát kiến khoa học rộng gần 14 mẫu Anh.
- đều nhằm làm khoa học sống động hơn cho trẻ em mọi lứa tuổi8..
- Từ thực tế hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam.
- Ở Việt Nam, Bảo tàng Yersin (ở Nha Trang) là bảo tàng đầu tiên và duy nhất cho đến nay trưng bày về một nhà khoa học, đó là nhà vi trùng học Pháp đã dành cả cuộc đời nghiên cứu khoa học tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho y học.
- Việt Nam chưa hề có một bảo tàng khoa học và cũng chưa có nơi nào lưu giữ, nghiên cứu về cuộc đời và những đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam.
- Với mong muốn lưu giữ và bảo tồn di sản của các nhà khoa học Việt Nam, tháng 9/2008, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam được thành lập với nhiệm vụ:.
- Nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn tiểu sử, các tư liệu, hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước..
- Thông qua hồ sơ các nhà khoa học tiến tới giới thiệu, trưng bày về cuộc đời của các nhà khoa học hoặc lịch sử phát triển một hay nhiều ngành khoa học nào đó ở nước ta..
- Xây dựng cơ sở tư liệu, dữ liệu phục vụ trực tiếp hay trên mạng công tác nghiên cứu, học tập, và những ai quan tâm tới di sản của các nhà khoa học..
- Bảo tàng tương lai này sẽ là bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam..
- Quan điểm tiếp cận của Trung tâm và Bảo tàng các nhà khoa học tương lai này là:.
- Tiếp cận cuộc sống đời thường của các nhà khoa học gắn liền với bối cảnh cụ thể.
- 504 HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI....
- Tiếp cận cả văn hoá vật thể và phi vật thể thông qua tiểu sử và các tài liệu thuộc nhiều loại khác nhau của các nhà khoa học..
- nghiên cứu, sưu tầm khẩn cấp đối với những nhà khoa học cao tuổi, sức khoẻ yếu.
- nghiên cứu sưu tầm khẩn cấp những di sản của các nhà khoa học đã qua đời mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp còn lưu giữ..
- Quan điểm tiếp cận cả các nhà khoa học trong nước lẫn các nhà khoa học người.
- đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam..
- Xây dựng website giới thiệu dữ liệu về các nhà khoa học Việt Nam..
- Bắt đầu thực hiện vào tháng 2/2009, đến nay, Trung tâm đã tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tài liệu hiện vật của 150 nhà khoa học đã và đang sinh sống ở Hà Nội.
- Mong muốn của Trung tâm là xây dựng được một trung tâm lưu trữ các bộ sưu tập về tiểu sử, cuộc đời của các nhà khoa học Việt Nam và một bảo tàng khoa học giới thiệu sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học Việt Nam thông qua việc giới thiệu, trưng bày những di sản của các nhà khoa học.
- Một bảo tàng khoa học và kỹ thuật xuất phát từ tiềm năng của Hà Nội.
- Nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm, thực hành các vấn đề về khoa học kỹ thuật để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của các tầng lớp học sinh, sinh viên và thế hệ trẻ ở Hà Nội là rất lớn.
- Đây chính là tiềm năng cho sự hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài của một bảo tàng về khoa học và kỹ thuật ở Hà Nội..
- Hà Nội là một thành phố có bề dày lịch sử lâu dài, là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật của cả nước.
- Chính vì thế, Hà Nội là nơi hội tụ tất cả các vấn đề của cuộc sống có liên quan đến khoa học kỹ thuật: từ những kỹ thuật truyền thống đến.
- Hà Nội cũng là nơi chứng kiến và thể hiện rõ nét nhất những biến đổi của khoa học kỹ thuật.
- sự thay đổi và phát triển về mọi mặt từ nhận thức, sự hiểu biết, kiến thức đến quan niệm, quan điểm về khoa học kỹ thuật....
- Nhân tố con người này là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng ý tưởng về bảo tàng khoa học và kỹ thuật, thiết kế nội dung cũng như cách thức giảng giải, hướng dẫn, giải thích các vấn đề liên quan đến khoa học và kỹ thuật - một trong những yêu cầu mấu chốt cho một bảo tàng khoa học..
- tiềm năng cho sự ra đời và phát triển một bảo tàng khoa học kỹ thuật..
- Tên gọi bảo tàng.
- Có thể có các phương án về tên gọi như sau: bảo tàng khoa học, bảo tàng khoa học và kỹ thuật hay bảo tàng kỹ thuật.
- Bảo tàng khoa học: sẽ có phạm vi bao quát rất rộng, tới tất cả các lĩnh vực liên quan đến khoa học.
- Bảo tàng khoa học và kỹ thuật: cũng như bảo tàng khoa học, có sự chú ý cả về khoa học và kỹ thuật, trong đó các vấn đề kỹ thuật có thể là lựa chọn ưu tiên hơn..
- Bảo tàng kỹ thuật: thuần tuý trình bày các vấn đề kỹ thuật trên nền tảng khoa học.
- Chúng tôi thiên về tên gọi: Bảo tàng khoa học và kỹ thuật.
- Định hướng về một bảo tàng khoa học và kỹ thuật ở Hà Nội.
- Đối tượng của bảo tàng.
- Đối tượng đầu tiên bảo tàng khoa học và kỹ thuật ở Hà Nội hướng tới là học sinh, sinh viên, tầng lớp thanh thiếu niên và đối tượng khách gia đình.
- 506 HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI....
- tàng sẽ bổ sung trực tiếp các kiến thức về khoa học và kỹ thuật bằng trải nghiệm, khám phá về các kỹ thuật liên quan đến khoa học cho chương trình học tập trên lớp và sự hiểu biết về cuộc sống hàng ngày.
- Trẻ em sẽ được học bằng nhiều cách tiếp cận đa dạng với khoa học và kỹ thuật.
- công việc của nhà khoa học.
- Từ đó xây dựng cho các em ước mơ về khoa học, con đường đến với khoa học và cách chinh phục những đỉnh cao khoa học..
- Bảo tàng khoa học và kỹ thuật ở Hà Nội sẽ là nơi trình bày các nguyên lý về kỹ thuật, các kiến thức khoa học và kỹ thuật.
- những công việc cụ thể của nhà khoa học.
- Đến với bảo tàng, khách tham quan có thể được cung cấp kiến thức toàn diện các vấn đề về kỹ thuật và khoa học - kỹ thuật gắn với cuộc sống.
- tìm hiểu trực tiếp bằng trải nghiệm, khám phá các nguyên lý khoa học về vật lý, hoá học, điện tử, sinh học, con người và nhiều lĩnh vực khác.
- Nội dung trưng bày cơ bản sẽ tập trung vào đối tượng là khám phá những nguyên lý khoa học được ứng dụng vào cuộc sống.
- giới thiệu những khoa học công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, năng lượng và môi trường....
- Một nội dung quan trọng khác của bảo tàng là giới thiệu những thành tựu ứng dụng của khoa học kỹ thuật truyền thống Việt Nam.
- khoa học con người.
- Nguyên tắc trưng bày là: từ nguyên lý khoa học dẫn đến những ứng dụng thực tế hoặc ngược lại: từ hiện vật thực tế, giải thích các nguyên lý kỹ thuật đã được ứng dụng.
- Khoa học công nghệ: Lý giải nguyên lý về sự bay hơi của nước thông qua các công cụ và công việc trưng cất rượu (thủ công), nấu rượu (trong nhà máy).
- Có thể phân loại kỹ thuật từ nhiều ngành khoa học, nhiều ứng dụng khác nhau trong cuộc sống để lý giải những kiến thức khoa học phổ thông qua hệ thống hiện vật và giải thích nguyên lý kỹ thuật của nó..
- Có các phòng thí nghiệm, phòng khoa học dành cho trẻ em.
- Các hiện vật tái tạo hay mô hình sẽ là chủ yếu bởi mục đích lớn nhất của bảo tàng là giúp người xem khám phá, tìm hiểu và thực hành những nguyên lý khoa học từ những ứng dụng đơn giản nhất đến những thành quả hiện đại nhất.
- Trên đây, chúng tôi trình bày một số vấn đề rất cơ bản về ý tưởng bảo tàng khoa học và kỹ thuật.
- Bảo tàng tương lai này sẽ là nơi vừa học tập, vừa vui chơi, trải nghiệm thông qua tiếp cận, làm quen và thử nghiệm những thành tựu về khoa học và kỹ thuật được ứng dụng trong cuộc sống thường ngày, trong lao động, sản xuất và trong các ngành, các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
- Một thành phố hiện đại không thể không có bảo tàng khoa học và kỹ thuật được.
- 508 HƯỚNG ĐẾN MỘT BẢO TÀNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TẠI HÀ NỘI....
- Chính vì thế chúng tôi đề xuất một ý tưởng mới về một bảo tàng về khoa học và kỹ thuật tương lai cho Hà Nội.
- Nếu Hà Nội và các cơ quan hữu quan không quan tâm, không đề xuất và đưa được ý tưởng việc thành lập và xây dựng một loại hình bảo tàng mới - bảo tàng khoa học và kỹ thuật - vào quy hoạch Hà Nội thì sẽ bỏ lỡ một cơ hội