« Home « Kết quả tìm kiếm

HƯƠNG ƯỚC VỚI NHỮNG LỄ NGHI CÔNG GIÁO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG


Tóm tắt Xem thử

- Hương ước là một sản phẩm văn hoá độc đáo gắn liền với làng xã người Việt nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng.
- Trong hương ước có những quy định điều chỉnh một số lĩnh vực của đời sống sinh hoạt làng xã như văn hoá xã hội, kinh tế.
- Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo ra những phong tục đẹp, trong hương ước cũng còn quy định mà vô tình hay hữu ý gây nên những tục lệ cổ hủ, tạo ra sự mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày, làm ảnh hưởng đến văn hoá cộng đồng..
- Hương ước người Việt vùng đồng bằng sông Hồng có ba loại, tương ứng với ba giai đoạn: giai đoạn trước cải lương hương chính (còn gọi là hương ước cũ, được viết bằng chữ Hán - Nôm), giai đoạn cải lương hương chính (được gọi là hương ước cải lương, được viết đồng thời bằng chữ quốc ngữ, Hán ngữ, hoặc Pháp ngữ) và giai đoạn sau cải lương hương chính (gọi là hương ước mới, được viết bằng chữ quốc ngữ).
- Tài liệu được chúng tôi sử dụng trong bài viết này là những bản hương ước cải lương của một số làng Công giáo thuộc vùng đồng bằng sông Hồng 1.
- Khảo cứu các văn bản hương ước của làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng, chúng tôi thấy có những nét đặc thù so với hương ước của làng Việt.
- Bên cạnh những điểm tương đồng như làng Việt, nội dung của những bản hương ước.
- Vài nét về hương ước làng và làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng Vùng đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt, từ lâu mang dấu ấn văn hoá Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, đến thế kỷ XVII là sự du nhập của Công giáo.
- Do sự hiện diện của các tôn giáo này ở vùng đồng bằng sông Hồng nên hương ước nơi đây dành một phần đáng kể quy định về thực hành nghi lễ tôn giáo.
- Nội dung các hương ước khu vực này phần nào phản ánh sự đa dạng trong đời sống tôn giáo ở mỗi làng quê.
- Việc lập ra các bản hương ước với mục đích giáo dục người dân trong làng sống có văn hoá hơn, có trách nhiệm hơn, tự điều chỉnh những hành vi của mình.
- Điều quan trọng là nếu hương ước đã được lập rồi thì quan và dân phải tuân theo ý thức, thường xuyên thực hành theo những quy định đã nêu trong hương ước.
- Nội dung hương ước làng bao gồm hai phần chính: phần chính trị (hương chính) và phần phong tục (hương ẩm) 2 .
- Làng Công giáo được hình thành trên cơ sở của làng Việt, bởi vậy, hương ước làng Công giáo cũng có những quy định như hương ước của các làng Việt.
- Trước khi khảo cứu về các bản hương ước làng Công giáo, chúng tôi xin điểm qua vài nét về làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng..
- Làng Công giáo có hai loại: làng Công giáo toàn tòng (chỉ có giáo dân) và làng lương - giáo (cả dân lương và dân giáo, dân gian quen gọi là làng xôi đỗ)..
- Những lễ nghi Công giáo mà bài viết đề cập được phản ánh trong phần thứ hai - hương ẩm - của các văn bản hương ước làng Công giáo đó là các lễ nghi được diễn ra trong năm, trong đó việc phụng sự Thiên Chúa trong đời sống hằng ngày của giáo dân là quan trọng nhất..
- Hương ước làng Công giáo có nội dung phản ánh hệ thống thờ tự, phụng sự của người dân trong hệ thống làng Công giáo.
- Mặc dù sống chung một làng, nhưng các lễ nghi thờ tự hay phụng sự của bên nào, bên ấy chuẩn bị, tất cả được quy định rõ trong hương ước làng.
- Ví dụ, từ Điều 119 đến Điều 124, Hương ước làng Thượng Lao (Nam Định) quy định: "Làng ta có 6 biểu, 5 biểu giáo và 1 biểu lương… giáo dân thì có nhà thờ riêng của giáo mà lương thì có đền.
- Trong hơn 40 bản hương ước làng Công giáo mà chúng tôi tìm hiểu, số hương ước làng Công giáo toàn tòng chiếm số lượng không nhiều (16 bản).
- Tuy nhiên, không phải văn bản hương ước nào cũng quy định cụ thể về đời sống tôn giáo của Công giáo.
- Trong 16 bản hương ước làng Công giáo toàn tòng, chỉ có hương ước làng Hạ Linh (Nam Định) không đề cập số lượng ngày lễ trong năm mà chỉ ghi: "Làng ta toàn tòng giáo, vậy các sự tế lễ thuộc đức linh mục làm cả".
- Như vậy, có thể thấy, nội dung hương ước các làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng, nhất là những quy ước trong phần hương ẩm, đều dựa theo những tục lệ riêng để vừa phù hợp với lệ làng, vừa phản ánh được đời sống tôn giáo của tín đồ.
- Do vậy, hương ước các làng xã được lập vào thời kỳ này không thấy đề cập các nội dung liên quan đến Công giáo… Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những làng Công giáo mới được hình thành và hương ước của các làng đó mới có nội dung đặc thù của Công giáo 10.
- Các lễ nghi Công giáo qua hương ước.
- đối với tất cả tín đồ Công giáo 12.
- Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hương ước làng Công giáo có những điều mục quy định về việc làng tổ chức cho giáo dân thực hiện việc xưng tội và chịu phép Mình Thánh Chúa (chịu lễ) được gọi là kỳ làm phúc hay tuần làm phúc.
- Hương ước một số làng Công giáo có ghi chép về hoạt động này.
- Chẳng hạn, Hương ước làng Vĩnh Trụ (Hà Nam), Điều 8, ghi: "Lễ ở nhà thờ, tháng 2 và tháng 8, các đấng về làm phúc cho họ đạo.
- Hương ước nhiều làng Công giáo quy định những ngày lễ quan thày là ngày lễ trọng của làng.
- Ví dụ, Điều 94, hương ước ấp Thuỷ Nhai (Nam Định) quy định: "Hằng năm cứ ngày 12 tháng 9 tây lại mở Lễ Thánh Quan Thày long trọng thì phải phí tổn và tiền lễ thì làng sự sổ công liệu trích tiền công quỹ là 30đ,00 để chi phí việc lễ ấy cho long trọng.
- Lễ Hạ điền, Hương ước làng Mỹ Đình (Thái Bình), Điều 28, ghi rõ: "Hằng năm cứ đến ngày 29 Juin (tháng 6), đồng dân tề tựu tại nhà thờ xem lễ cầu nguyện cho được mùa rồi bắt đầu cấy tục gọi là hạ điền".
- Điều 119, Hương ước làng Phú Nhai (Nam Định) còn quy định: "Làng ta có dụ trong sổ.
- Hoặc Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) quy định trong Điều 26 như sau: "Làng toàn Công giáo có một ngôi nhà thờ và 4 nhà nguyện của 4 giáp… Tại nhà thờ chính: Lễ cầu cho tiên nhân làng, 3đ,00, Lễ Thánh Quan thày, 3đ,00” 21.
- Thực hành các lễ nghi Công giáo qua hương ước.
- Bởi thế, chi phí cho những ngày lễ được quy định cụ thể trong các bản hương ước:.
- Điều 76, Hương ước làng Hoà Mạc (Hà Nam) viết: "… Dân bên giáo lệ 3/12 có lễ Thánh Quan thày, làm lễ ở thánh đường rồi về nhà giáp trưởng, kỳ tế ấy 7đ,00..
- Khoản 19, Hương ước ấp Sa Châu (Nam Định), viết: "Làng ta có 2 ngôi nhà thờ, 2 đền thờ ấy để thờ đức Thánh Mẫu.
- Hương ước làng Ninh Phú (Hà Nam) ghi: "Dân làng toàn tòng Công giáo nên không có sự tế tự gì, chỉ có rước Thánh Mẫu Phương Danh là kỳ tháng 3 tây, tháng 5 tây, và tháng 9 tây, nhưng không phải mua lễ vật gì, chỉ rước xong thời thôi không có ăn uống.
- Đệ niên đến ngày lễ Phục sinh thì đem hương ước ra đọc".
- Điều 92, Hương ước làng Nam Am (Hải Phòng) viết:.
- Việc thực hiện các lễ nghi Công giáo cũng được quy định chi tiết trong hương ước các làng để giáo dục tính tổ chức, kỷ luật ở những nơi trang nghiêm..
- Điều thứ 76, Hương ước làng Văn Giáo (Nam Định) quy định: "Xã ta là phận giáo cả, mỗi năm kính Thánh sư cùng các tuần lễ trọng.
- Ví dụ, Mục 9, Hương ước làng Xuân Hoà (Hải Phòng) quy ước: "Lệ làng còn có 4 mẫu ruộng công cộng ở nhà giáo đường cày cấy để lấy hoa lợi mà chi tiêu ở trong nhà giáo quanh năm không phải bổ bán gì nữa".
- Điều 126, Hương ước làng Ngọc Cục (Nam Định) lại quy định: "Để hai mẫu ruộng Phật tự giao ông Sư nhận đèn hương và lương cả năm… Lại để ra 2 mẫu cho ông Cụ nhận chi lương ăn cả năm và hai mẫu đem đấu giá để chi các lễ trong một năm ở hai nhà thờ".
- Rõ ràng, những quy định trong hương ước Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng về việc thực hành các lễ nghi đã tạo ra lề thói, mỗi giáo dân theo đó tự giác thực hiện theo một trật tự nhất định.
- Văn hoá truyền thống của người Công giáo.
- Điều đó tạo nếp sống phong hoá trong mỗi làng Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng..
- Nét đặc thù trong hương ước làng Công giáo về vấn đề hôn nhân là quy định mỗi giáo dân chỉ được phép lấy một vợ, hoặc một chồng, đặc biệt lệ tục chú rể đi lễ nhà thờ.
- Điều 14, 15, Hương ước làng Đông Xuyên Ngoại (Hải Phòng) quy định:.
- Việc cưới xin do đạo Công giáo.
- Điều 103, Hương ước làng Vĩnh Trị (Nam Định) ghi rõ: "Làng toàn tòng Công giáo chỉ được phép nhất phu, nhất phụ thôi.
- Điều 67, Hương ước làng Nam Am (Hải Phòng) chỉ rõ: "… Lại dân toàn tòng theo luật tôn giáo không được phép lấy vợ lẽ, ai phạm đến cũng như tội thông dâm, nếu có con thì đứa con ấy cũng như con ngoại tình.
- Một số quy định về hôn nhân trong hương ước làng Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng phản ánh rõ sự điều chỉnh theo xu thế giảm những nghi lễ rườm rà, thực hành tiết kiệm cho giáo dân.
- Điều 63, Hương ước làng Đức Trai (Hải Dương) quy định: "Cưới xin ngày trước có 6 lễ nhiêu, nay chỉ theo có 3 lễ như sau:.
- Hương ước các làng Công giáo có những quy định chung về tang lễ như việc khai báo người chết với quan lại, thời hạn tống táng đối với người chết thường và chết bệnh.
- Bên cạnh đó, nôi dung hương ước cũng có những quy ước cụ thể phù hợp với từng hạng giáo dân.
- Tại các Điều 69 đến Điều 71, Hương ước làng Đức Trai (Hải Dương) ghi rõ: "Những tang gia thì được tuỳ ý làm cỗ bàn đãi thân bằng cố hữu đến đưa đám hay thăm viếng, chứ không ai cấm đoán bắt buộc gì cả.
- Hương ước làng Vĩnh Trụ (Hà Nam), Điều 74, quy định về vấn đề tang lễ như sau: "Khi có ai chết thời trong hậu 3 ngày phải đem mai táng, nếu chết vì dịch bệnh phải đem chôn ngay trong ngày hôm chết.
- Lễ khánh điếu (Ban Tổ chức lễ tang) cũng được quy định khá chi tiết trong hương ước các làng Công giáo.
- Hương ước ấp Thuỷ Nhai (Nam Định), từ Điều 116 đến Điều 118 quy định: "Khi có người vọng ở 5 hạng trên thì dầu trích 1/5 để sửa lễ phúng, còn thì sung quỹ công.
- Các Điều từ 94 đến 99, Hương ước làng Xâm Bồ (Hải Phòng), quy ước: "Làng có kẻ hay, người dở làm 2 quyển sổ, một quyển bìa vàng, một quyển bìa xanh để ghi lại hạnh kiểm sự hành động.
- Điều 109 và 110, Khoản 18, Hương ước làng Phú Nhai (Nam Định) quy định rõ: "Người nào trong làng tình cảnh không phải vất vả mà để ông bà, cha mẹ rách rưới, khổ sở, Hương hội sẽ cho tìm.
- Nội dung một số hương ước làng lương - giáo còn có những quy định nhằm tạo sự công bằng trong đời sống cộng đồng dân cư làng xôi đỗ.
- Điều 57, Hương ước làng Xâm Bồ (Hải Phòng) nêu rõ: "Ai là người ở bên lương mà làm tổn hại của công bên giáo hay là người bên giáo làm tổn hại của công bên lương thì hội đồng phải lập biên bản trình quan và bắt phạt".
- Điều 110, Hương ước làng Quảng Bá (Hà Nội) quy định: "Bên lương 204 suất, ruộng hương đăng mễ oản 12 mẫu, 4 sào để chu liệu chi các lễ và sửa sang việc đình.
- Có thể nói, nội dung các bản hương ước đã góp phần phác hoạ bức tranh sinh động về đời sống đạo phong phú và đa dạng của tín đồ Công giáo vùng Đồng bằng sông Hồng.
- 1 Hiện nay, các văn bản hương ước (HU) cải lương đang được lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam.
- 2 Xem thêm: Nguyễn Thị Quế Hương, Đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước: Luận văn Thạc sỹ, Hà Nội, 2006, tr.35-40..
- 8 Hương ước làng Thượng Lao, Nam Trực, Nam Định, Ký hiệu HU 2241..
- 9 Hương ước làng Hạ Linh, Xuân Trường, Nam Định, Ký hiệu số HU 4220..
- 10 Nguyễn Hồng Dương, Hương ước làng Công giáo vùng châu thổ sông Hồng nửa đầu thế kỷ XX, tạp chí Dân tộc học, số 5/2004, tr.19-24..
- 11 Nguyễn Hồng Dương, Đời sống đạo của tín đồ Công giáo qua văn bia và hương ước vùng đồng bằng Bắc Bộ đến cuối nửa thế kỷ XX, tr.45-69, trong: Hội đồng Giám mục Việt Nam, Sống đạo theo cung cách Việt Nam, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr.46 -48..
- Xem: Nguyễn Hồng Dương, Làng Công giáo Lưu Phương, sđd..
- 14 Hương ước làng Vĩnh Trụ, Lý Nhân, Hà Nam, Kí hiệu số HU 782..
- 16 Hương ước ấp Thuỷ Nhai, Giao Thuỷ, Nam Định, Ký hiệu số HU 2012..
- 17 Hương ước làng Mỹ Đình, Duyên Hà, Thái Bình, Ký hiệu số HU 2879..
- 19 Hương ước làng Phú Nhai, Xuân Trường, Nam Định, Ký hiệu số HU 4232..
- 20 Hương ước làng Lưu Phương, Kim Sơn, Ninh Bình, Ký hiệu số HU 4623..
- 21 Hương ước làng Vĩnh Trị, Nghĩa Hưng, Nam Định, Ký hiệu số HU 3528..
- 23 Hương ước làng Hoà Mạc, Duy Tiên, Hà Nam, Ký hiệu số HU 718..
- 24 Hương ước ấp Sa Châu, Nam Định, tlđd..
- 25 Hương ước làng Ninh Phú, Thanh Liêm, Hà Nam, Ký hiệu số HU 845..
- 26 Hương ước làng Nam Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, Ký hiệu số HU 1711..
- 27 Hương ước làng Thượng Lao, Nam Trực, Nam Định, Ký hiệu số HU 2241..
- 28 Hương ước làng Văn Giáo, Nghĩa Hưng, Nam Định, Ký hiệu số HU 2367..
- 29 Hương ước làng Tức Mặc, Mỹ Lộc, Nam Định, Ký hiệu số HU 2179..
- 30 Hương ước làng Xuân Hoà, Tiên Lãng, Hải Phòng, Ký hiệu số HU 4072..
- 31 Hương ước làng Ngọc Cục, Xuân Trường, Nam Định, Ký hiệu số HU 4229..
- 33 Hương ước làng Đông Xuyên Ngoại, Tiên Lãng, Hải Phòng, Ký hiệu số HU 4030..
- 34 Hương ước làng Vĩnh Trị, Nam Định, tlđd..
- 35 Hương ước làng Nam Am, Hải Phòng, tlđd..
- 36 Hương ước làng Đức Trai, Cẩm Giàng, Hải Dương, Ký hiệu số HU 962..
- 38 Hương ước làng Đức Trai, Hải Dương, tlđd..
- 39 Hương ước làng Vĩnh Trụ, Hà Nam, tlđd..
- 40 Hương ước ấp Thuỷ Nhai, Nam Định, tlđd..
- 41 Hương ước làng Xâm Bồ, Hải An, Hải Phòng, Ký hiệu số HU 4016..
- 42 Hương ước làng Phú Nhai, Nam Định.
- 44 Hương ước làng Quảng Bá, Hà Nội, Ký hiệu số HU 877.