« Home « Kết quả tìm kiếm

Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn


Tóm tắt Xem thử

- Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề.
- lý luận và thực tiễn.
- Luật hôn nhân và gia đình.
- Kết hôn trái pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” [22, Khoản 2 Điều 36].
- Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội.
- "Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt"[19].
- Từ ý nghĩa sâu sắc đó Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực để tạo nên gia đình văn hoá, tiến bộ mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc.
- Mục tiêu này đã được luật hoá trong các văn bản pháp luật nói chung, đặc biệt là trong pháp luật Hôn nhân và gia đình.
- Luật Hôn nhân và gia đình đã tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình phát triển theo đúng hướng mà Nhà nước đã đề ra.
- Kết hôn là bước khởi đầu để hình thành nên gia đình, vì vậy việc quy định các điều kiện kết hôn là yêu cầu tất yếu của xã hội.
- Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, việc không tuân thủ các điều kiện kết hôn vẫn đang diễn ra hàng ngày trong đời sống gây nên hiện tượng kết hôn trái pháp luật.
- Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đã có những tác động tiêu cực đến các mặt của xã hội, ảnh hưởng tới đạo đức, nhân cách, lối sống của con người, phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ảnh hưởng tới sức khoẻ và việc duy trì nòi giống của dân tộc.
- Vì vậy, Nhà nước ta đã điều chỉnh hiện tượng này bằng chế tài Huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Là chế tài của Luật Hôn nhân và gia đình nên hậu quả của huỷ việc kết hôn trái pháp luật là rất nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống của chủ thể kết hôn, tới quyền lợi cuả con cái họ, quyền lợi của mọi người và ảnh hưởng tới trật tự xã hội.
- Do đó, nghiên cứu về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình là vô cùng cần thiết.
- Không chỉ nhằm giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật được hiệu quả, mà quan trọng hơn đó là hoàn thiện hơn nữa chế tài này.
- Tuy nhiên, dù là chế tài đã được quy định rất có hệ thống, nhưng thực tiễn xét xử cho thấy có rất ít trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Thực trạng này phản ánh tính đặc thù của thi hành và áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung, áp dụng các quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật nói riêng.
- Nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của hủy việc việc.
- kết hôn trái pháp luật, qua đó đề xuất những luận cứ cho việc hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình mà cụ thể là chế định hủy việc kết hôn trái pháp luật, tác giả lựa chọn đề tài “Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000- Vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Huỷ việc kết hôn trái pháp luật là một vấn đề cần được quan tâm trong thực tiễn cuộc sống và trong hệ thống pháp luật.
- Bởi ngoài việc xử lý kịp thời các hành vi vi phạm thì đây còn là biện pháp răn đe, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân, bảo đảm tính hiệu quả của pháp luật.
- Do vậy, trong thời gian qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Đã có một số bài viết mang tính chất nghiên cứu một số nội dung của vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật được đăng tải trên tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật….
- kể cả một số luận văn thạc sĩ và luận văn tiến sĩ luật học nghiên cứu liên quan.
- Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu chủ yếu như: Hủy kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2002..
- Khóa luận này chỉ trình bày vấn đề mang tính chất khái quát về hủy việc kết hôn trái pháp luật mà không đi sâu phân tích vấn đề lý luận và thực tiễn.
- Hay như: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012 của Nguyễn Huyền Trang.
- Ở luận văn này, tác giả đánh giá thực trạng của việc kết hôn trái pháp luật nhưng chỉ đề cập mang tính sơ lược về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- Một số các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật được đăng tải trên các Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Luật học… cũng đã có đề cập tới vấn đề này, tuy nhiên chỉ dừng lại một khía cạnh nào đó.
- Ví dụ như "Bàn về huỷ kết hôn trái pháp luật".
- "Có thể tuyên bố huỷ việc kết hôn trái pháp luật khi một bên kết hôn chết".
- "Nên cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi mấy đời?".
- "Thẩm quyền giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thuộc Toà án nào?".
- "Giải quyết việc kết hôn trái pháp luật như thế nào trong vụ án thừa kế".
- "Kết hôn - hậu quả pháp lý theo Luật Hôn nhân và gia đình".
- "Hoàn thiện quy định về các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000".
- Như vậy, có thể nhận thấy mỗi công trình nghiên cứu là sự khai thác khác nhau, nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ khác nhau.
- Với công trình của mình, tác giả tiếp cận vấn đề một cách tổng quan và đi sâu phân tích về lý luận cũng như thực tiễn của huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
- Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ khái niệm huỷ việc kết hôn trái pháp luật, căn cứ và đường lối giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận cũng như các quy định pháp lý về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Đồng thời, phân tích, đánh giá, nhìn nhận thực trạng và xu hướng phát triển các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật của Nhà nước về vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật..
- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn cần phải giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể sau:.
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về huỷ việc kết hôn trái pháp luật như: Quan niệm.
- kết hôn, điều kiện kết hôn, kết hôn trái pháp luật.
- huỷ việc kết hôn trái pháp luật;.
- Nghiên cứu vấn đề điều chỉnh pháp luật trong việc huỷ việc kết hôn trái pháp luật như:.
- nguyên tắc huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- các quy định về người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- các căn cứ huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- hậu quả pháp lý của huỷ việc kết hôn trái pháp luật..
- Đánh giá chung thực tiễn giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở làm rõ nhu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- Qua đó kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Là các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000;.
- văn bản pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam qua các thời kỳ.
- thực tiễn áp dụng pháp luật trong huỷ việc kết hôn trái pháp luật..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong pháp luật hôn nhân và gia đình, vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - Vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận xung quanh khái niệm huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
- những quy định về huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 cũng như thực tiễn giải quyết huỷ việc kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, từ đó tìm ra những bất cập và đưa ra các phương hướng giải quyết..
- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp bổ trợ như phương pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu, lịch sử để nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện nhất.
- Trên cơ sở phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh vấn đề huỷ việc kết hôn trái pháp luật, đặc biệt đánh giá, phân tích về thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề này, để rút ra những ưu điểm, tồn tại trong việc thi hành pháp luật, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật..
- So với những công trình nghiên cứu về hủy việc kết hôn trái pháp luật trước đây, luận văn có những điểm mới như sau:.
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của quy định hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Luận văn nêu ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật..
- Với tư cách là một công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ mang lại những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn..
- Luận văn phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Luận văn là cơ sở tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật.
- kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Những ý kiến này có thể được sử dụng tham khảo trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình trong thời gian sắp tới..
- Qua nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn, luận văn đã chỉ ra những vướng mắc, bất cập của vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đồng thời luận văn còn chỉ rõ sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Những ý kiến về phương hướng hoàn thiện Luật Hôn nhân và gia đình trong luận văn có thể góp phần quan trọng trong thực tiễn thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo pháp luật Việt Nam..
- Chương 2: Nội dung pháp luật Việt Nam hiện hành về huỷ việc kết hôn trái pháp luật..
- Chương 3: Thực tiễn giải quyết, phương hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật về huỷ việc kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay..
- Bộ Tư pháp (2003), Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/7 quy định về đăng ký kết hôn cho những trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày đến ngày Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Công Hải (2013), “Hôn nhân cận huyết thống – Vấn đề dân số và giống nòi”, http://www.baomoi.com, ngày 30/9..
- “Hiệu quả bước đầu từ mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết”.
- Lê Quốc Nam (2009), “Hôn nhân đồng giới không dễ được thừa nhận”, eva.vn, ngày 22/4 13.
- Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb.
- Phương Dung (2013),“Thay đổi sau thực hiện giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, http://baobinhphuoc.com.vn, ngày 14/12..
- Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội..
- Xuân Hải (2013),“Việt Nam sẽ không cấm kết hôn đồng tính.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân Tối cao, Thông tư số 60/TATC ngày 22/2/1978 của Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác..
- Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn một số quy định về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000..
- Ủy ban nhân dân huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên (2013), Đề án “Ngăn chặn, đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn và định hướng đến năm 2020”.
- Vụ Gia đình - Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em (2010), Báo cáo tổng kết đề án nâng cao chất lượng dân số cho dân tộc ít người, mô hình can thiệp làm giảm tính trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết, giai đoạn Hà Nội