« Home « Kết quả tìm kiếm

Kế hoạch 21/2013/KH-UBND Thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng của thành phố Hà Nội đến năm 2015


Tóm tắt Xem thử

- THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội triển khai có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng góp phần tích cực vào công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô.
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2001-2012.
- Tỷ lệ người dân biết 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đạt 83,7.
- 52% bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi toàn Thành phố giảm xuống còn 8,6%, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn 17,8.
- 100% xã, phường, thị trấn xây dựng màng lưới giám sát, tư vấn dinh dưỡng.
- Đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi là chỉ tiêu cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Xây dựng các Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng Hà Nội (Kế hoạch giai đoạn và Kế hoạch giai đoạn .
- Ngày thành phố Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), vì vậy từ năm 2009 thành phố Hà Nội đã điều chỉnh Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng phù hợp với tình hình mới.
- Song song với việc thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng, Hà Nội triển khai nhiều chương trình y tế khác liên quan đến công tác dinh dưỡng phát triển như: Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
- Chọn ưu tiên các xã nghèo, các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao, các xã phường xây dựng phong trào Làng văn hóa sức khoẻ.
- Hàng năm Thành phố tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng trong cộng đồng cho cán bộ cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Nguồn từ Trung ương thông qua Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình Hành động dinh dưỡng Quốc gia.
- Nguồn ngân sách của Thành phố và của các quận, huyện, thị xã thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng và các chương trình y tế khác như: chương trình Phòng chống thiếu vitamin A, Phòng chống thiếu I-ốt.
- Giải pháp về truyền thông, giáo dục dinh dưỡng:.
- Tập huấn kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng: phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
- dinh dưỡng tuổi học đường cho học sinh, cha mẹ học sinh.
- dinh dưỡng người trung niên, người cao tuổi.
- Phối hợp lồng ghép tuyên truyền về dinh dưỡng trong các câu lạc bộ của hội Phụ nữ, hội Người cao tuổi.
- Tổ chức phòng khám tư vấn dinh dưỡng và các điểm tư vấn dinh dưỡng.
- Giải pháp can thiệp dinh dưỡng:.
- Tổ chức phong trào “Ly sữa quả trứng” tặng quà (trứng, sữa) và các sản phẩm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Hàng năm tổ chức tẩy giun cho trẻ 24 - 60 tháng tuổi trong chiến dịch “Ngày Vi chất dinh dưỡng” đợt I góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- Giáo dục, truyền thông dinh dưỡng hợp lý, đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng làm cơ sở xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của Thành phố.
- Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn Thành phố được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và phối hợp triển khai.
- Các sở, ngành đã đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào kế hoạch hàng năm.
- Hoạt động can thiệp dinh dưỡng được triển khai tập trung chủ yếu vào đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai.
- Trình độ dân trí không đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn vì vậy việc triển khai các hoạt động dinh dưỡng gặp không ít khó khăn.
- Một số quận, huyện Ban chỉ đạo Chiến lược quốc gia dinh dưỡng được thành lập nhưng hoạt động còn mang tính hình thức, việc triển khai các hoạt động chủ yếu do ngành Y tế thực hiện.
- Có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng là một trong những chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và mỗi địa phương.
- Sự phối họp của các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong tổ chức thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng.
- khoa học công nghệ tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dinh dưỡng.
- Công nghệ thông tin, truyền thông phát triển tạo điều kiện để người dân tiếp cận kiến thức dinh dưỡng trong bảo vệ sức khỏe.
- Cán bộ làm công tác dinh dưỡng tiết chế ở các bệnh viện thiếu về số lượng và chưa được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng, tiết chế.
- Nguồn lực cho công tác dinh dưỡng chưa đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, hoạt động dinh dưỡng tiết chế ở các cơ sở khám chữa bệnh chưa phát triển.
- Kinh phí đầu tư cho công tác dinh dưỡng tập trung chủ yếu cho công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi.
- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015.
- Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2030.
- Căn cứ Công văn số 1515/BYT-BM-TE ngày 21/3/2012 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn và tầm nhìn đến năm 2030.
- Căn cứ Công văn số 318/VDD-CĐT ngày 08/6/2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn .
- Nguyên nhân của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở Hà Nội.
- Vì vậy cần chủ động triển khai các biện pháp kiểm soát thừa cân béo phì, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho cộng đồng.
- Tăng cường các hoạt động dinh dưỡng trong trường học có ý nghĩa quan trọng trong phát triển thể chất, trí tuệ của học sinh.
- Kiện toàn và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng.
- Triển khai hoạt động dinh dưỡng tiết chế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 16,5%.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 8%.
- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng Chỉ tiêu 1: Tiếp tục duy trì đảm bảo độ bao phủ viên nang vitamin A cho trẻ 6 - 36 tháng tuổi đạt 99,8%.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai dưới 25%.
- Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng người trưởng thành.
- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt 70%.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 60.
- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu 100% cán bộ tham gia chương trình dinh dưỡng từ Thành phố đến cơ sở được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng.
- Chỉ tiêu 3: 100% bệnh viện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế.
- Chỉ tiêu 5: 100% Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn có phòng/góc tư vấn dinh dưỡng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.
- quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
- nghiên cứu áp dụng chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non, tiểu học.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức đoàn thể các doanh nghiệp trong thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường với các nội dung.
- Cử cán bộ chuyên trách công tác dinh dưỡng các cấp tham gia đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu.
- Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ ở các cấp từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã và các sở, ngành liên quan.
- Phối hợp các trường Đại học Y, Viện Dinh dưỡng Quốc gia trong đào tạo cán bộ chuyên ngành dinh dưỡng.
- Thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn tài chính cho công tác dinh dưỡng.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường (từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học).
- Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm ở Thành phố nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống.
- Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm.
- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp.
- nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc thù phù hợp với các đối tượng.
- Đẩy mạnh tin học hóa, cập nhật thông tin báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành dinh dưỡng chính xác, kịp thời.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án để thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia dinh dưỡng của Thành phố.
- Chương trình, dự án về truyền thông giáo dục dinh dưỡng.
- Dự án phòng, chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.
- Các Chương trình phòng, chống bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng (đái tháo đường, tăng huyết áp.
- Từ ngân sách của Thành phố phân bổ hàng năm cho các chương trình y tế liên quan tới thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng của Thành phố Hà Nội đến năm 2015, tiếp tục làm tốt các chương trình Y tế liên quan dinh dưỡng như: Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, Phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I-ốt, Phòng chống thiếu Vitamin A, Vệ sinh học đường và các chương trình y tế.
- Đẩy mạnh triển khai công tác dinh dưỡng tiết chế trong các bệnh viện của Hà Nội.
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục dinh dưỡng và thể chất, xây dựng mô hình dinh dưỡng trong trường học.
- Chỉ đạo các trường nâng cao chất lượng bữa ăn cho học sinh bán trú đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên khu vực khó khăn.
- Tham mưu cho UBND Thành phố trong đầu tư cho các chương trình dự án liên quan tới việc thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng cũng như thu hút đầu tư cho lĩnh vực này.
- Cân đối, đảm bảo ngân sách cho các hoạt động chương trình dinh dưỡng, các chương trình có liên quan đến dinh dưỡng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng tại địa phương.
- Phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân.
- Chủ trì và phối hợp với Sở Y tế xây dựng tài liệu tuyên truyền các kiến thức dinh dưỡng cho người dân.
- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài Thành phố tuyên truyền kiến thức, thực hành về dinh dưỡng hợp lý cho người dân.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và tăng cường trong các đợt chiến dịch nhằm nâng cao sức khoẻ, dinh dưỡng hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống thừa cân, béo phì.
- dinh dưỡng hợp lý phù hợp lứa tuổi với đa dạng các hình thức khác nhau.
- Xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng đến năm 2015 trên địa bàn.
- Đưa kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia dinh dưỡng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ động bố trí các nguồn lực để triển khai các hoạt động thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng.
- Chỉ đạo các xã, phường triển khai có hiệu quả các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng.
- Viện Dinh dưỡng QG