« Home « Kết quả tìm kiếm

Kể tên 1 vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì biển đảo và chiến công của anh


Tóm tắt Xem thử

- Những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì biển đảo và chiến công của anh.
- Liệt sĩ Tống Văn Quang - Liệt sĩ hi sinh đầu tiên ở Trường Sa.
- Hạ sĩ Ngô Văn Quyền - Liệt sĩ thứ 2 hi sinh ở Trường Sa.
- Liệt sĩ Nguyễn Văn Tiến - Tấm gương hy sinh vì biển, đảo quê hương.
- Đảo Phan Vinh - sáng mãi tên người anh hùng cách mạng.
- "Khi đánh đảo, lực lượng hỏa lực DKZ của chúng tôi đi cùng để hỗ trợ cho ba mũi đặc công của hải quân.
- Cuộc chiến kéo dài 30 phút rất ác liệt, hạ sĩ Tống Văn Quang hi sinh năm anh mới 22 tuổi..
- Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Quế kể giây phút tiễn biệt người đồng đội mới biết tên sáng Lúc đó gần sáng rõ rồi.
- Đồng đội lấy tăng võng bọc lại rồi đào huyệt cát chôn chứ lúc đó không có quan tài đâu.
- Anh em trên đảo nổ súng chia buồn, tiễn biệt đồng đội"..
- Ngày hi sinh trong trường hợp: chiến đấu.
- Nơi hi sinh: đảo Song Tử Tây..
- Mong muốn tìm hiểu về người liệt sĩ ấy, chúng tôi tìm về quê hương anh.
- Hai cụ thân sinh liệt sĩ Quang đã mất từ lâu.
- Ông Tống Văn Ngọc, 73 tuổi, anh trai liệt sĩ Quang, cho biết anh Quang là con thứ năm..
- Người chị dâu của liệt sĩ Quang xúc động kể: "Tôi và mẹ chồng đồ xôi gánh đến đơn vị tiễn chú Quang thì nghe nói đơn vị đã hành quân đến ga Đồng Quang trú chân.
- Đến khi chú ấy hi sinh gia đình nhận giấy báo tử mới biết..."..
- Người thứ hai hi sinh ở Trường Sa tháng 4-1975 là hạ sĩ Ngô Văn Quyền, 20 tuổi, chiến sĩ đặc công của trung đoàn đặc công hải quân 126..
- Mấy chục năm nay, ông Đào Mạnh Hồng (69 tuổi, hiện sống ở TP Hải Phòng) không dám tìm gặp thân nhân liệt sĩ Quyền..
- "Khi đưa con người ta từ Bắc vào Nam chiến đấu thì mình đưa đi, nhưng khi con người ta hi sinh thì mình không biết.
- Về gặp gia đình cậu ấy, tôi biết ăn nói thế nào...", người cựu binh thở dài..
- Tôi đang lao về phía trước thì Quyền đi sau phát hiện đối phương trong giao thông hào giơ súng nhô ra, cậu ấy lao lên đỡ đạn cho tôi...", người cựu chiến binh rớm nước mắt khi nhớ lại khoảnh khắc không thể quên ấy..
- Tiểu đội trưởng Ngô Văn Quyền bị một viên đạn găm vào bụng vẫn cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu.
- 45 năm đã trôi qua, người cựu chiến binh giải phóng đảo nhớ mãi đêm trước khi chia tay người em, người đồng đội thân thiết về đất liền..
- Quyền nói sau này chiến tranh kết thúc, anh em mình giao lưu thường xuyên chứ các đồng đội kia ở xa quá chắc ít gặp.
- Một tháng sau khi về Sài Gòn, ông Hồng mới biết hạ sĩ Ngô Văn Quyền đã hi sinh..
- "Không ai nghĩ Quyền sẽ hi sinh.
- Nhưng nó lại hi sinh...", người cựu binh bần thần nói..
- "Chúng tôi nghe đồng đội anh Quyền kể chỉ còn 35 hải lý nữa vào đến Đà Nẵng thì tàu bị chết máy.
- Trên đường chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng, máu chảy nhiều quá, anh hi sinh khi chưa kịp vào bệnh viện...", ông Ngô Văn Đại, em trai liệt sĩ Quyền, xúc động kể..
- Bà Ngô Thị Huế, 62 tuổi, em gái liệt sĩ Quyền, rưng rưng hồi tưởng người anh đã khuất: "Anh Quyền hiền lành, học giỏi lắm.
- Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến sinh ngày trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước tại quê hương cách mạng xã Quảng Cát, TP Thanh Hoá.
- Sau khi học hết trung học phổ thông, nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của một người thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng chí đã tình nguyện đăng ký khám tuyển và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Tháng 02/2016, đồng chí Nguyễn Văn Tiến nhập ngũ và được biên chế về Đại đội 10, Tiểu đoàn 884, Lữ đoàn Công binh 131, Quân chủng Hải quân.
- Kết thúc 3 tháng huấn luyện chiến sĩ mới, đồng chí được điều động về thực hiện nhiệm vụ xây dựng công trình quân sự.
- Ngày đồng chí Nguyễn Văn Tiến đã anh dũng hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ..
- Đồng chí Đại tá Đào Văn Bạn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 131, Quân chủng Hải quân cho biết, trong quá trình công tác tại đơn vị, đồng chí Nguyễn Văn Tiến đã luôn giữ bản lĩnh vững vàng, không quản gian khổ, khó khăn;.
- Đồng chí Nguyễn Văn Tiến có lối sống khiêm tốn, giản dị, gần gũi, thân ái với đồng đội.
- được đồng đội tin yêu, quý mến.
- Quá trình công tác, đồng chí đã nhiều lần được lãnh đạo, chỉ huy các cấp biểu dương, khen thưởng.
- “Đồng chí Nguyễn Văn Tiến đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng.
- Sự hy sinh và đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Tiến là vô cùng to lớn.
- đã góp phần tô thắm thêm truyền thống anh dũng, kiên cường của dân tộc Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân nói chung và truyền thống của quê.
- Ghi nhận sự hy sinh cao cả đó, ngày vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 188 công nhận Liệt sỹ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến..
- Có mặt tại Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công, trước di ảnh của Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến, người thân, bà con hàng xóm cùng các đồng chí, đồng đội đã không thể cầm được nước mắt, mọi người cùng thắp những nén hương tri ân người chiến sĩ Quân đội đã hy sinh thân mình vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quê hương.
- Được biết, sau khi Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến anh dũng hy sinh, Đảng ủy, Chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 131 Quân chủng Hải quân đã thường xuyên chia sẻ, động viên gia đình vượt lên mất mát để ổn định cuộc sống..
- Theo bà Phạm Thị Thuý - Phó trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội TP Thanh Hoá, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Liệt sỹ và cấp bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến là sự ghi nhận kịp thời, xứng đáng đối với những hy sinh lớn lao của đồng chí Nguyễn Văn Tiến và gia đình.
- Tấm gương hy sinh anh dũng của Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ TP Thanh Hóa hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
- Trong mọi hoàn cảnh, sự hy sinh của những cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn là hành động đáng trân trọng, khâm phục.
- Họ đã anh dũng ngã xuống để giữ cho cuộc sống thanh bình, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
- Sự hy sinh đó thực sự thiêng liêng!.
- Thành kính tưởng nhớ những chiến sĩ đã dũng cảm hy sinh vì cuộc sống hòa bình, vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, trong đó có Liệt sỹ Nguyễn Văn Tiến, mỗi chúng ta như thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN./..
- Liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh sinh năm 1933, tỉnh Quảng Nam, nhập ngũ tháng 7/1954..
- Hòn đảo mang tên người anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh ngày 29/2/1968 trên.
- con tàu C235, đoàn 125, quân chủng Hải quân trong chuyến chở hàng và vũ khí vào chi viện cho Miền Nam..
- Đến với đảo Phan Vinh, chúng tôi những nhà báo đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc đều thấy rõ được sự hy sinh, cống hiến của các chiến sỹ nơi đây đã làm nên sức sống mãnh liệt cho hòn đảo, tạo thế trận vững chắc nơi đầu sóng xưng danh với tên gọi của nó - Phan Vinh, người anh hùng cách mạng..
- Đảo Phan Vinh trước đây có tên gọi là Hòn Sập, nằm ở tọa độ 8 độ 58 phút vĩ Bắc, 113 độ 41 phút kinh Đông, nằm cách bãi Tốc Tan 12 hải lý về phía Tây, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 430 hải lý, cách cảng Cam Ranh 300 hải lý (khoảng gần 600km) về phía đông..
- Đảo gồm 2 điểm đảo: Phan Vinh A và Phan Vinh B.
- Đảo Phan Vinh A nằm trên nền san hô hình vành khuyên, dài khoảng 5 hải lý theo hướng đông bắc, còn Phan Vinh B nằm ở phía tây.
- Sau ngày thống nhất đất nước Bộ tư lệnh Hải quân cũng đã nhanh chóng triển khai lực lượng ra để bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
- Tháng 5/1978, trong 1 lần đi kiểm tra công tác tại đây, Thiếu tướng Giáp Văn Cương, Tư lệnh quân chủng Hải quân đã đề nghị đổi tên đảo Hòn Sập thành hòn đảo mang tên người thuyền trưởng anh hùng Trung úy Nguyễn Phan Vinh hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước..
- Được chứng kiến cuộc sống và làm việc trên đảo, chúng tôi phần nào mới hiểu được sự nỗ lực cố gắng của cán bộ chiến sĩ Hải quân đảo Phan Vinh đã và đang viết tiếp truyền thống hào hùng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng những người lính trên đảo luôn chắc tay súng bảo vệ biển đảo, tích cực, sáng tạo tăng gia sản xuất, làm tốt công tác dân vận, xây dựng hòn đảo ngày càng khang trang, sạch đẹp..
- Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, canh gác chặt chẽ vùng trời, vùng biển đảm bảo không bị động bất ngờ..
- Ngoài làm nhiệm vụ huấn luyện, trực sẵn sàng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ của đảo đã làm tốt công tác dân vận, hướng dẫn giúp đỡ nhiều lượt tàu thuyền và ngư dân tránh trú bão.
- Bên cạnh đó, đảo còn thường xuyên tuyên truyền cho ngư dân chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Luật Biển giúp cho ngư dân nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, an ninh, chủ quyền biển đảo, khai thác hợp lý, duy trì và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản cho thế hệ mai sau..
- Trao đổi với chúng tôi, Thiếu tá Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh xá trưởng đảo Phan Vinh đã chia sẻ: "Những kết quả, thuận lợi và khó khăn trong công tác khám chữa bệnh cho quân và dân trên đảo.
- Tuy nhiên nhìn lại thành tích đạt được trong thời gian qua thì cơ bản công tác bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và ngư dân đã đạt được những kết quả tích cực.".
- Còn rau xanh thì cán bộ chiến sỹ đã cố gắng trồng và đến nay trên đảo đã xây dựng được khu trồng rau xanh mới đưa vào hoạt động và hy vọng vấn đề rau xanh sẽ được cải thiện đáng kể..
- Đến với đảo Phan Vinh, không thể không ghé thăm chùa Vinh Phúc ở giữa biển khơi mênh mông, ngôi chùa mang một nét đẹp bình dị mà thâm trầm, uy nghiêm.
- Ở quần đảo Trường Sa, những ngôi chùa không chỉ là chỗ dựa về mặt tinh thần cho quân và dân trên đảo cùng ngư dân bám biển mà còn là “cột mốc văn hóa” góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Trải qua 41 năm xây dựng và phát triển, đảo Phan Vinh luôn là lá cờ đầu trong phong trào thi đua quyết thắng, luôn là hòn đảo kiên cường, hiên ngang giữa biển khơi - hòn đảo duy nhất trong quần đảo Trường Sa được mang tên người anh hùng liệt sỹ Nguyễn Phan Vinh của những đoàn tàu không số năm xưa..
- Đảo Phan Vinh hiện nay đã khang trang hơn trước rất nhiều, đời sống vật chất và tinh thần của quân và dân trên đảo đã được nâng cao, tất cả hợp thành nên một đảo Phan Vinh có thế trận vững chắc về quốc phòng, an ninh, địa chỉ tin cậy của ngư dân khi vươn khơi bám biển, xứng đáng là hòn đảo vững chắc nơi đầu sóng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.