« Home « Kết quả tìm kiếm

Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người


Tóm tắt Xem thử

- Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- KẾT HÔN CỦA HỌ DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI.
- Đồng tính, song tính là các thiên hướng tính dục.
- Đồng tính và nhận thức của xã hội về người đồng tính.
- Những vấn đề của người đồng tính.
- Những vấn đề của người song tính.
- Quyền con người và quyền kết hôn của người LGBT dưới góc độ quyền con người.
- Vấn đề quyền kết hôn của người LGBT dưới góc độ quyền con ngườiError! Bookmark not defined..
- Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, PHÁP LUẬT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ QUYỀN KẾT HÔN CỦA HỌ.
- Thực trạng người đồng tính và song tính tại Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined..
- Một số vấn đề pháp lý về quyền kết hôn của người đồng tính, song tính.
- Quyền kết hôn là quyền cơ bản của con ngườiError! Bookmark not defined..
- Thực trạng pháp luật về quyền kết hôn của người đồng tính, song tínhError! Bookmark not defined..
- Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI LGBT DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI.
- Nam về vấn đề kết hôn giữa những người LGBTError! Bookmark not defined..
- Về quyền của người đồng tính, song tínhError! Bookmark not defined..
- Bảng 2.1: Đặc điểm tính dục của người LGBT Error!.
- Bảng 2.2: Nhân tố ảnh hưởng đến việc cởi mở về thiên hướng tính dục.
- Bảng 2.3: Quan điểm của xã hội về đồng tính Error!.
- Bảng 2.4: Lựa chọn của người đồng tính khi được cho phép kết hôn.
- Hiện nay trên thế giới còn tồn tại khá nhiều các nhận thức khác nhau về người LGBT, trong đó có nhiều nước hình sự hóa mối quan hệ của người đồng tính, cấm tuyên truyền về người đồng tính, không chấp nhận việc sống chung giữa những người đồng tính.
- Ngoài ra còn tồn tại nhiều quan điểm kỳ thị, coi họ như những người bệnh hoạn, xa lánh và sợ hãi….
- Tính đến nay (tháng 6 năm 2015), trong tổng số 207 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, có 20 quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính như Mỹ, Hà Lan, Úc…, 21 quốc gia khác chấp nhận đồng tính chung sống dưới hình thức kết hợp dân sự cùng với đó là một số tiểu bang Úc và Mexico.
- Ngược lại, có trên 80 nước xem đồng tính là tội phạm ở các mức độ khác nhau trong đó có một số nước áp dụng hình phạt tử hình dành cho tội này.
- Tại Châu Á hiện chưa có quốc gia nào chấp nhận hôn nhân hoặc kết hợp dân sự giữa những người đồng tính..
- Ở nước ta vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đang được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết và thu hút sự quan tâm của không chỉ giới làm luật mà của toàn xã hội.
- Bởi lẽ việc cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính ảnh hưởng không nhỏ đến quyền của cá nhân cũng như sự phát triển của xã hội.
- Tuy nhiên, chúng ta đang chỉ đặc biệt quan tâm đến vấn đề cho phép kết hôn hay không cho phép kết hôn giữa những người LGBT mà chưa thực sự quan tâm đến việc đảm bảo quyền được kết hôn của những người này dưới góc độ là một quyền con người.
- Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Kết hôn giữa những người LGBT dưới góc độ quyền con người” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật Dân Sự..
- Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền kết hôn của những người LGBT cũng như sự phát triển của xã hội..
- Tình hình nghiên cứu.
- Vấn đề kết hôn giữa những người LGBT đã được quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau như y học, quyền con người, quyền kết hôn và có những tranh cãi về cho phép hay không cho phép kết hôn giữa những người LGBT.
- Có một số quốc gia cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính (đồng tính) hoặc cho phép họ sống chung dân sự.
- Ở Việt Nam trong những năm gần đây vấn đề kết hôn giữa những người LGBT được khá nhiều người quan tâm, tuy nhiên các tài liệu nghiên.
- cứu, có thể nói còn chưa phổ biến, đặc biệt là nghiên cứu dưới góc độ quyền con người.
- Các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra thực trạng hoặc ủng hộ hay không ủng hộ kết hôn giữa những người cùng giới tính, như: “Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia”- Luận văn Thạc sĩ Luật học của Ngô Thị Thanh Thúy.
- bài "Cơ sở khoa học của hiện tượng đồng tính luyến ái".
- bài viết "Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (Sửa đổi)".
- các bài phát biểu tại các Hội thảo như: Hội thảo “Lấy ý kiến cộng đồng người đồng tính về “Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hôn nhân và gia đình” do Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tổ chức, ngày 17/9/2014 tại Hà Nội;.
- Những công trình, bài viết nêu trên chủ yếu xoay quanh vấn đề thừa nhận hay không thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính, mà chưa đi sâu nghiên cứu đảm bảo quyền kết hôn dưới góc độ quyền con người..
- Mục tiêu nghiên cứu 3.1.
- Mục tiêu của luận văn là giải quyết vấn đề quyền kết hôn giữa những người LGBT.
- Quyền kết hôn được xem là quyền tự do, chính đáng của mỗi người và quyền đó cần được đảm bảo không kể họ thuộc giới tính nào..
- Làm rõ quan điểm, nhận thức về những người LGBT..
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền của những người LGBT..
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn giữa những người LGBT..
- Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam trong vấn đề kết hôn giữa những người LGBT..
- Đề ra những giải pháp nhằm đảm bảo quyền kết hôn của những người LGBT và coi đó là quyền tự do chính đáng trong giai đoạn hiện nay..
- Đề tài đi vào nghiên cứu vấn đề quyết kết hôn của những người LGBT dưới góc độ quyền con người, khác với các công trình khác nghiên cứu về vấn đề cho phép kết hôn hay không cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính mà chưa đi sâu vào vấn đề đảm bảo quyền kết hôn của cá nhân như một quyền tự do chính đáng..
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật trong việc đảm bảo quyền kết hôn như một quyền tự do chính đáng của mỗi người không kể họ thuộc giới tính nào..
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra được những bất cập hiện nay về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo phần nào quyền con người..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu:.
- Là thực tiễn tác động của các quy định về kết hôn giữa những người LGBT đến quyền con người của cá nhân..
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu việc xây dựng và áp dụng các quy định của pháp luật về kết hôn giữa những người LGBT và ảnh hưởng của nó đối với quyền con người trên lãnh thổ nước Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2015..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề về áp dụng pháp luật về kết hôn giữa những người LGBT..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Tổng quan về cộng đồng người LGBT và quyền kết hôn của họ dưới góc độ quyền con người..
- Thực trạng đời sống xã hội, pháp luật của cộng đồng người LGBT ở Việt Nam và vấn đề quyền kết hôn của họ..
- Một số kiến nghị nhằm đảm bảo quyền kết hôn của người LGBT dưới góc độ quyền con người..
- TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI LGBT VÀ QUYỀN KẾT HÔN CỦA HỌ DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI.
- Nhiều người thường quan niệm rằng đồng tính hoặc song tính là giới tính thứ ba bên cạnh hai giới tính khác là nam và nữ, song thực tế trong xã hội chỉ tồn tại hai giới tính là nam và nữ, còn đồng tính, song tính không phải là giới tính mà nó liên quan đến một khái niệm khác gọi là thiên hướng tính dục..
- Thiên hướng tính dục (hay còn gọi là xu hướng tính dục) là khái niệm dùng để chỉ việc chịu sự hấp dẫn về tình cảm, sự lãng mạn, trìu mến và hấp dẫn về tình dục của một người đối với những người cùng giới tính, khác giới tính hay cả hai giới tính… Trên thực tế hiện nay có bốn thiên hướng tính dục chính là dị tính, đồng tính, song tính và vô tính..
- Tồn tại phổ biến trong xã hội và dễ nhận thấy nhất đó là thiên hướng tính dục dị tính là những người bị hấp dẫn về mặt tình cảm và tình dục với những người khác giới tính và không mong muốn mình có giới tính khác với giới tính khi được sinh ra.
- Thiên hướng tính dục đồng tính là những người bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính với mình, không mong muốn có giới tính khác với giới tính của mình khi được sinh ra.
- Đồng tính có ở cả nam giới (tiếng anh gọi là Gay) và nữ giới (tiếng anh gọi là Lesbian)..
- Thiên hướng tính dục song tính là những người không cho rằng bản.
- Song tính khác với thuật ngữ lưỡng tính, lưỡng tính thường được hiểu là một người mang cả giới tính nam và nữ, đây là một hiện tượng rất hiếm gặp trong cuộc sống, người lưỡng tính thực sự thì trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn, còn song tính là người có hai thiên hướng tính dục đồng tính và dị tính không phải mang hai giới tính..
- Vô tính được xem là thiên hướng tính dục thứ tư, là những người không bị hấp dẫn bởi bất cứ giới nào (asexual- vô tính), đây là thiên hướng tính dục chưa được nghiên cứu nhiều lắm..
- Như vậy, đồng tính và song tính là hai trong số bốn thiên hướng tính dục của loài người, không liên quan đến vấn đề giới tính ở đây.
- Trên thực tế không phải lúc nào thiên hướng tính dục cũng được biểu lộ rõ ràng để mọi người nhận thấy mà nhiều khi nó được dấu kín, đặc biệt là đối với các thiên hướng tính dục chiếm số ít như đồng tính và song tính.
- Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thiên hướng tính dục đó chiếm số ít trong xã hội, dễ bị kỳ thị, xa lánh nên những người mang thiên hướng tính dục đồng tính, song tính thường không muốn công khai thiên hướng tính dục của mình.
- Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) năm 2009 với người đồng tính nam, chỉ có 2,5% số người được hỏi là công khai hoàn toàn về thiên hướng tính dục của mình và 5% thì gần như là công khai.
- Có nhiều trường hợp đã cố gắng thay đổi thiên hướng tính dục từ đồng tính sang dị tính trong nhiều năm nhưng không thành công.
- Trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều các quan niệm cho đó là bệnh và dẫn đến việc xa lánh, kỳ thị đối với những người đồng tính..
- Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh đồng tính không phải là một loại bệnh mà là thiên hướng tính dục tự nhiên của con người.
- Dưới góc độ sinh học thì những nghiên cứu về di truyền học khẳng định rằng nguyên nhân của đồng tính bắt nguồn từ những xung đột về gen.
- Kết quả tìm ra là nếu trong những cặp song sinh này có một người đồng tính thì khả năng những người kia cũng đồng tính là 52%.
- Đây là những người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong số họ, có 16 người đồng tính.
- Bác sĩ đã phát hiện ra rằng ở những người đồng tính, thành phần INAH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển thái độ tính dục ở động vật có vú) nhỏ hơn hai lần so với những người khác.
- Dưới góc độ tâm lý học, trong một công trình khảo cứu được tiến hành vào năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ Evelyn Hooker đã chọn mẫu khảo cứu gồm 30 người đồng tính nam trong cộng đồng (không phải là khách hàng của bà) và 30 người dị tính nam trong các tổ chức cộng đồng.
- Không được cho biết về tính dục của các đối tượng, hai chuyên gia Rorschach độc lập là Bruno Klopfer và Edwin Scheneidman phân tích kết quả khảo cứu đã không phân biệt được người nào là đồng tính người nào là dị tính..
- Một chuyên gia thứ ba là Mortimer Mayer duyệt xét khả năng hội nhập về tâm lý của các đối tượng cũng không thấy được sự khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm đồng tính và dị tính.
- Evelyn Hooker kết luận đồng tính không phải là một trạng thái lâm sàng và không liên quan gì đến khoa tâm lý bệnh học..
- Hiệp hội tâm lý học Mỹ đưa ra quan điểm đồng tính là một hiện tượng sinh học tự nhiên, chịu sự tác động qua lại phức tạp của các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường tử cung trong giai đoạn đầu ở thai nhi.
- Tháng 12 năm 1992, APA đã đưa ra tuyên bố chính thức và lời kêu gọi thế giới cùng hành động để bảo vệ quyền lợi của người đồng tính:.
- Xét thấy luyến ái đồng giới tự thân nó không hề hàm chứa việc có hay không sự thiệt hại, tính ổn định, sự tin cậy, trong năng lực xã hội chung hay khả năng tác nghiệp (ở người đồng tính luyến ái), Hiệp hội Tâm thần học Mỹ kêu gọi các tổ chức y tế trên thế giới và cá nhân các nhà tâm thần học ở các quốc gia hãy thúc đẩy trên đất nước mình việc bãi bỏ những trừng phạt pháp lý đối với tình cảm và tình dục đồng giới có sự đồng thuận giữa những người trưởng thành.
- 4 Hoàng Xuân Dung (2009), “Cơ sở khoa học của hiện tượng đồng tính luyến ái”, Tạp chí tâm lý học .
- 11 Vũ Phương Linh (2012), “Quan điểm xã hội về đồng tính và hôn nhân đồng giới” sáng 13 tháng 12 năm 2012, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSee), Tổ chức tại hội thảo, ĐH Quốc gia Hà Nội..
- 12 Nguyễn Thị Thu Nam, Vũ Thành Long (2013), Báo cáo nghiên cứu mối quan hệ đồng giới, Hà Nội..
- 13 Phạm Quỳnh Phương (2012), Kết hôn đồng tính có đe dọa văn hóa truyền thống, http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/76857/ket-hon-dong-tinh- co de doa-van -hoa-truyen-thong.
- 15 Trương Hồng Quang (2012), “Cơ sở lý luận về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (24)..
- 16 Trương Hồng Quang (2012), “Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (Viện Nhà nước và Pháp luật), (7)..
- 18 Trương Hồng Quang (2013), “Hoàn thiện quy định về Quyền con người, Quyền công dân trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (Văn phòng Quốc hội), (5)..
- 19 Trương Hồng Quang (2013), “Người chuyển giới tại Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (21)..
- 20 Trương Hồng Quang (2013), “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (Viện nhà nước và pháp luật), tháng 3, tr .
- 21 Trương Hồng Quang (2013), “Thái độ của xã hội đối với người đồng tính tại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nhân lực Khoa học Xã hội, (Học viện Khoa học Xã hội), (1)..
- 22 Trương Hồng Quang (2014), “Quyền kết hôn của người đồng tính”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (4)..
- 34 Viện iSEE (2013), Báo cáo nghiên cứu Mối quan hệ cùng giới công bố..
- 35 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp Nhận diện các vấn đề pháp lý về đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam hiện nay", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, do Trương Hồng Quang làm chủ nhiệm đề tài