« Home « Kết quả tìm kiếm

Kết luận 65-KL/TW Công tác dân tộc trong tình hình mới


Tóm tắt Xem thử

- VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRONG TÌNH HÌNH.
- Tại phiên họp ngày sau khi nghe Ban Chỉ đạo Trung ương báo cáo kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã kết luận:.
- Qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết, công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
- phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, Nhà nước..
- Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp đã cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
- Nhà nước đã ban hành chính sách, pháp luật, bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tăng cường vận động, tuyên truyền, động viên đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, phát huy nội lực để phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước..
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ nét.
- các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống được bảo tồn và phát huy.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản được bảo đảm.
- đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố.
- Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi được tăng cường, đội ngũ cán bộ được kiện toàn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ.
- Bên cạnh những thành tựu nêu trên, công tác dân tộc còn không ít khuyết điểm, hạn chế.
- Đến nay, chưa thực hiện được một số mục tiêu quan trọng Nghị quyết đã đề ra.
- Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm.
- So với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm.
- Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về công tác dân tộc, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Nghị quyết.
- chưa quan tâm đúng mức đến công tác tạo nguồn quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số..
- Chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi..
- Chưa chú trọng đúng mức phát huy tiềm năng, lợi thế, văn hoá của từng vùng, từng dân tộc.
- chưa thúc đẩy việc kết nối giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng phát triển.
- một số chính sách chưa tạo động lực cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên, tự lập trong cuộc sống..
- Cơ chế điều hành, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ trong việc thực hiện các chương trình, dự án.
- quy trình thủ tục đầu tư công chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện công tác dân tộc thiếu thống nhất.
- một bộ phận cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ vùng dân tộc thiểu số và miền núi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ..
- Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhân dân các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX nhằm phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong tình hình mới.
- Kiên trì thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân tộc trong Nghị quyết 24 và các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI, XII.
- xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số..
- Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh vùng dân tộc miền núi phải toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số..
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoà nhập phát triển cùng với đất nước..
- Phát huy mọi nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.
- nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án.
- tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hoá và xã hội hoá nguồn lực để đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Thúc đẩy đào tạo nghề, tạo việc làm, nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh..
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy thế mạnh của địa phương, phù hợp với văn hoá, tập quán từng dân tộc.
- Hình thành và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao.
- Chú trọng phát triển liên vùng, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng.
- Quan tâm phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, gắn kết du lịch với giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số..
- Đến năm 2025, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở cho đồng bào.
- Điều chỉnh cơ chế, chính sách, định mức khoán bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, không gian sinh sống của đồng bào..
- Ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đường giao thông, công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá phải được kiên cố hoá.
- bảo đảm các hộ gia đình dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông, tiếp cận công nghệ thông tin phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.
- Ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Phát triển đồng bộ các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi..
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục và đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.
- Đổi mới phương thức tuyển sinh theo hướng cử tuyển, chế độ dự bị đại học, đào tạo nghề cho đối tượng người dân tộc thiểu số.
- Có chính sách giải quyết việc làm đối với thanh niên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và đào tạo nghề.
- có cơ chế chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi..
- phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại.
- đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng.
- thực hiện các giải pháp đồng bộ.
- Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận dịch vụ y tế, khám, chữa bệnh ở tuyến Trung ương thông qua chính sách bảo hiểm y tế..
- Xây dựng và thực hiện chiến lược về phòng, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao sức khoẻ, tầm vóc thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số.
- Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế, có cơ chế đào tạo cán bộ có trình độ chuyên sâu là đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương..
- Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của người dân.
- sưu tầm, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số.
- Phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hoá, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu.
- Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phát huy vai trò tích cực của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số..
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số và khắc phục tình trạng không có tổ chức đảng và đảng viên ở các thôn, bản, nhất là đảng viên là người dân tộc thiểu số ở những vùng trọng điểm, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.
- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường hoạt động của các mô hình tự quản tại cộng đồng.
- biểu dương, tôn vinh, động viên người tiêu biểu có uy tín, doanh nhân, nhà khoa học trong cộng đồng các dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc..
- Tập trung phát triển nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
- Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
- có giải pháp cụ thể, hiệu quả để bảo đảm tỉ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong cấp uỷ và các cơ quan dân cử các cấp.
- Có chính sách đặc thù tuyển dụng công chức, viên chức đối với dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Chú trọng phát hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và thực hiện tốt chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ là người dân tộc thiểu số..
- Có cơ chế để phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận tốt hơn dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu.
- Quan tâm tạo nguồn cán bộ nữ dân tộc thiểu số.
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, lồng ghép, tích hợp các chính sách hiện hành để hoàn thiện hệ thống chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Đổi mới phương thức xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn .
- Xây dựng tiêu chí phân định lại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo hướng xác định rõ vùng dân tộc thiểu số (tỉnh, huyện, xã, thôn, bản), địa bàn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện chính sách dân.
- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới..
- Tổ chức thực hiện.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trách nhiệm phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 24-NQ/TW và Kết luận này..
- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo xây dựng "Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
- và "Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn .
- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, ổn định, tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
- hoàn thiện chính sách đối với cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là cán bộ công tác ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi..
- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Uỷ ban Dân tộc, các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả thực hiện Kết luận này..
- Ban Chấp hành Trung ương