« Home « Kết quả tìm kiếm

KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010 VÀ HÈ THU 2010


Tóm tắt Xem thử

- KẾT QUẢ CHỌN LỌC GIỐNG LÚA MỚI KHÁNG RẦY NÂU VỤ ĐÔNG XUÂN 2009-2010 VÀ HÈ THU 2010.
- Trong năm rầy nâu vẫn là một dịch hại quan trọng, gây tổn thất lớn đến sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông nam bộ (ĐNB).
- năm 2010 tổng diện tích lúa bị rầy nâu gây hại chiếm 254.265 ha.
- Trường Đại học Cần Thơ và dự án CBDC đã chọn tạo một số giống lúa mới có khả năng kháng rầy nâu đa biotype để khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia vụ Đông Xuân 2009-10 và Hè Thu 2010 nhằm chọn ra các giống lúa mới đáp ứng cho điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB.
- Các giống lúa chống chịu với nhiều biotype rầy nâu là MTL512, MTL645, TP1, TP2 (Đông Xuân và các giống lúa chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ≤ 5) là MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 (Hè Thu 2010).
- Đánh giá kết hợp đặc tính nông học, khả năng chống chịu rầy nâu, và năng suất qua các điểm khảo nghiệm ở ĐBSCL và ĐNB chọn lọc ra một số giống triển vọng như là MTL480, MTL547, MTL616, và MTL645..
- Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ (ĐNB), cơ cấu giống lúa trong sản xuất rất phong phú.
- bên cạnh các giống lúa do các cơ quan nghiên cứu chọn tạo, phóng thích còn có nhiều giống lúa được nông dân lai tạo, chọn lọc và đưa vào sản xuất.
- Diện tích nhiễm rầy tại Nam Bộ là 138.006 ha trong vụ Đông Xuân và 116.259 ha trong vụ Hè Thu 2010 cho thấy áp lực gây hại của rầy nâu.
- Để phòng chống rầy nâu hiệu quả trong sản xuất lúa thì biện pháp gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng để phòng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, và sử dụng giống chống chịu rầy nâu giữ vai trò then chốt..
- Nhiều giống lúa mới được đưa vào khảo nghiệm nhằm chọn ra giống lúa mới phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng và chống chịu được rầy nâu và bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- một số giống lúa mới do Trường Đại học Cần Thơ chọn tạo và phối hợp các nông dân thuộc dự án CBDC chọn lọc đã được đưa vào khảo nghiệm trong mạng lưới khảo nghiệm quốc gia trong vụ Đông Xuân 2009-2010 và Hè Thu 2010 để đánh giá tính thích nghi trong điều kiện dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn xoắn lá gây hại và đáp ứng năng suất trong điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB..
- Chọn lọc các giống lúa mới kháng rầy nâu đa biotype cho sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ trong năm 2010..
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Giống lúa khảo nghiệm.
- Các giống lúa do Trường Đại học Cần Thơ chọn tạo và phối hợp nông dân chọn tạo được khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2009-2010 gồm 13 giống, vụ Hè Thu 2010 là 16 giống với giống đối chứng là OMCS 2000 (nhóm A1) và VNĐ 95-20 (nhóm A2).
- Bảng 1: Giống lúa khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2009-2010.
- b: Khoa Nông Nghiệp và SHUD Bảng 2: Giống lúa khảo nghiệm vụ Hè Thu 2010.
- 3.2 Địa điểm khảo nghiệm.
- Các giống lúa được khảo nghiệm ở hai vụ chính là Đông Xuân và Hè Thu tại 8 điểm..
- Thí nghiệm khảo nghiệm giống theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa (10 TCN Bộ NN&PTNT).
- Năng suất..
- Đánh giá chọn lọc giống lúa chống chịu rầy nâu được thực hiện tại Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông Nghiệp và PTNT) và Viện lúa ĐBSCL kết hợp đánh giá mức độ nhiễm bệnh vàng lùn xoắn lá trên đồng tại các điểm thí nghiệm..
- Phương pháp đánh giá tính chống chịu rầy nâu trong nhà lưới trên hộp mạ theo bảng phân cấp của IRRI (1996).
- 13 giống lúa trong vụ Đông Xuân 2009-2010 và 16 giống lúa trong vụ Hè Thu 2010 được đánh giá tính chống chịu rầy nâu trong nhà lưới trên hộp mạ..
- Độc tính của các chủng rầy nâu phổ biến hiện nay tại ĐBSCL là bph2, bph3, bph4 với vùng phân bố tại Cần Thơ, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Bạc Liêu và Cà Mau (Lương Minh Châu, 2004).
- Bph10 tại Cần Thơ (Bùi Chí Bữu và Nguyễn Thị Lang, 2007).
- Xác định các giống lúa kháng rầy dựa trên phương pháp dấu phân tử.
- Thực hiện phản ứng điện di PCR để tìm gen kháng rầy nâu bằng dấu phân tử với các giống lúa khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2009-2010.
- Xử lý số liệu: Tính giá trị trung bình và phân tích phương sai bằng phần mềm Excel và IRRISTAT for Window, sử dụng phép thử so sánh LSD để đánh giá sự khác biệt giữa các giống thí nghiệm với giống đối chứng..
- 4 KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM 4.1 Vụ Đông Xuân Đặc tính nông học.
- Chiều cao cây: Kết quả thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy các giống khảo nghiệm có chiều cao cây trung bình biến động trong khoảng 90 - 115 cm.
- Các giống MTL547, MTL567, MTL612, MTL616 và MTL645 có chiều cao hơn giống đối chứng.
- Các giống khảo nghiệm đều có chiều cao cây phù hợp cho sản xuất tại ĐBSCL và ĐNB..
- Thời gian sinh trưởng (TGST): Các giống khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 90 đến 106 ngày, tương đương giống đối chứng VNĐ95-20 và OMCS 2000.
- Thời gian sinh trưởng của các giống thuộc nhóm giống ngắn ngày phù hợp với điều kiện sản xuất ở ĐBSCL và ĐNB..
- Số bông/m 2 : Các giống có số bông/m 2 thay đổi từ 320-390 bông, thuộc nhóm giống có số bông từ trung bình đến nhiều và phù hợp cho điều kiện thâm canh ở ĐBSCL..
- Số hạt chắc/bông: Các giống khảo nghiệm có số hạt chắc/bông trung bình (80- 90 hạt/bông) và tương đương giống đối chứng..
- Các giống MTL608, MTL612, MTL616 có hạt tương đối nhỏ (trọng lượng 1000 hạt nhỏ hơn 25 g)..
- 4.1.2 Phản ứng của các giống lúa với rầy nâu.
- Kết quả thanh lọc tính chống chịu rầy nâu theo phương pháp hộp mạ trong nhà lưới của các giống lúa khảo nghiệm cho thấy: các giống lúa MTL645 và TP2 có mức độ nhiễm rầy nâu cấp 4,3 - thuộc nhóm kháng rầy nâu trên hộp mạ.
- Các giống còn lại có tính chống chịu rầy nâu ở mức độ từ hơi kháng đến hơi nhiễm (cấp 5,0 – 5,7).
- Đánh giá sự gây hại của bệnh vàng lùn xoắn lá trên đồng của các giống khảo nghiệm cho thấy không có giống lúa bị bệnh vàng lùn xoắn lá, do tỷ lệ rầy nâu mang virus gây bệnh thấp trong vụ Đông Xuân sau khi gieo cấy (Bảng 4)..
- Bảng 3: Một số đặc tính nông học của các giống lúa khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2009-2010 TT Giống TGST.
- 7 MTL MTL MTL TP TP TP VNĐ Bảng 4: Phản ứng của giống lúa với rầy nâu vụ Đông Xuân 2009-2010.
- TT Giống Rầy nâu (cấp 0-9).
- Kết quả phân tích dấu phân tử với các biotype rầy nâu của 12 giống lúa khảo nghiệm trong vụ Đông Xuân 2009-2010 cho thấy giống lúa MTL512, MTL645, TP1, TP2 và OMCS2000 thể hiện tính kháng đa gen với các biotype bph4 và Bph18 (Bảng 5).
- Kết quả đánh giá tổng hợp từ thử nghiệm rầy nâu trong hộp mạ và phân tích dấu phân tử có thể xác định giống lúa kháng đa gen trong sản xuất là TP2 (bph2, bph3, bph4 và Bph18), MTL645 (bph2, bph3, và bph4).
- Giống lúa VNĐ95-20 bị nhiễm rầy nâu nặng trong sản xuất năm 2009-2010 là do giống lúa này không mang bất kỳ gen kháng nào với các biotype rầy nâu tại ĐBSCL..
- Bảng 5: Phản ứng của các giống lúa khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2009-2010 với marker chỉ thị gen kháng rầy nâu bph4, Bph10, Bph15 và Bph18.
- 4.1.3 Năng suất.
- Giống lúa nhóm A1: Kết quả năng suất tại các điểm khảo nghiệm ĐBSCL cho thấy: năng suất bình quân của các giống tại 5 điểm khảo nghiệm (Đồng Tháp, An Giang, Cờ Đỏ, TP Cần Thơ và Kiên Giang) dao động từ tấn/ha..
- Giống có năng suất cao đáng lưu ý là MTL567.
- Tại các điểm khảo nghiệm vùng ĐNB: năng suất bình quân của các giống tại 2 điểm khảo nghiệm (Bình Thuận và Ninh Thuận) dao động từ tấn/ha.
- Giống có năng suất cao vượt đối chứng OMCS tấn/ha) là MTL567 (5,87 tấn/ha)..
- Giống lúa nhóm A2: Tại các điểm khảo nghiệm ĐBSCL năng suất bình quân của các giống dao động từ tấn/ha.
- Các giống có năng suất vượt trội so với đối chứng VNĐ tấn/ha) là MTL547 (6,39 tấn/ha) và MTL645 (6,17 tấn/ha).
- Bảng 6: Năng suất của các giống lúa khảo nghiệm vụ Đông Xuân tấn/ha).
- khác biệt 5% so với giống đối chứng.
- không khác biệt so với giống đối chứng.
- Chiều cao cây: Các giống khảo nghiệm có dạng hình đẹp, chiều cao cây trung bình biến động trong khoảng 90 - 115 cm.
- Các giống còn lại có chiều cao cây từ 95 – 110 cm.
- Độ thuần của các giống khá tốt, trừ một số giống còn phân ly về chiều cao cây là MTL547, MTL694, TC2 (Bảng 7)..
- Thời gian sinh trưởng: Các giống nhóm A1 có thời gian sinh trưởng từ 97 – 105 ngày là: MTL616, BN2, OMCS2000.
- các giống còn lại có thời gian sinh trường chênh lệch so với giống đối chứng OMCS2000 từ 3 đến 5 ngày.
- Giống lúa ở nhóm A2 có thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày và tương đương giống đối chứng VNĐ 95-20..
- Số bông/m 2 : Số bôn/m 2 của các giống khảo nghiệm thay đổi từ thấp đến trung bình và không khác biệt so với giống đối chứng.
- Trong vụ Hè Thu, ảnh hưởng của mưa và thời gian chiếu sáng làm giảm khả năng nãy chồi và tạo số bông trên tất cả các giống.
- Các giống nhóm A2 có số bông/m 2 cao hơn các giống nhóm A1..
- Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông của các giống thấp hơn vụ Đông Xuân, và không khác biệt so với giống đối chứng..
- Trọng lượng 1000 hạt: Các giống lúa có trọng lượng 1000 hạt ổn định và có kích thước hạt trung bình (từ 25 đến 27 gam/1000 hạt), phù hợp với điều kiện sản xuất tại ĐBSCL..
- 4.2.2 Phản ứng của các giống lúa với rầy nâu.
- Kết quả thanh lọc rầy nâu vụ Hè Thu 2010 ở bảng 8 cho thấy: các giống lúa MTL661, MTL694, CM1, BL29, MTL480, MTL547, TP5, TP6, TC2 và ONCS2000 có mức độ nhiễm rầy nâu ở cấp 3,7 - 4.3 thuộc nhóm kháng rầy nâu trên hộp mạ.
- các giống còn lại có mức độ nhiễm rầy nâu từ hơi nhiễm đến nhiễm (cấp .
- Đánh giá trên đồng tại các điểm khảo nghiệm trong vụ Hè Thu 2009 các giống lúa không thể hiện nhiễm bệnh vàng lùn xoắn lá.
- Kết quả thí nghiệm này cho thấy các giống chọn lọc trong vụ Hè Thu thể hiện chống chịu rầy nâu tốt hơn trong vụ Đông Xuân..
- Bảng 7: Một số đặc tính nông học của các giống lúa khảo nghiệm vụ Hè Thu 2010 TT Giống TGST.
- 9 MTL MTL TP TP TC BL BL VNĐ Bảng 8: Phản ứng của giống lúa với rầy nâu vụ Hè Thu 2010.
- Năng suất.
- Giống lúa nhóm A1: Tại đồng bằng sông Cửu Long: năng suất bình quân của các giống tại 4 điểm khảo nghiệm (Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang) dao động từ tấn/ha.
- Giống có năng suất bình quân cao hơn giống đối chứng OMCS 2000 là MTL616, MTL661, CM 1 và TM10.
- Tại các điểm vùng Đông nam bộ, năng suất bình quân của các giống dao động từ tấn/ha.
- Các giống có năng suất cao vượt đối chứng OMCS 2000 là MTL616 (6,50 tấn/ha), CM1 (6,70 tấn/ha) và TM10 (5,80 tấn/ha).
- Các giống còn lại có năng suất tương đương giống OMCS 2000 (Bảng 9)..
- Giống lúa nhóm A2: Kết quả vụ Hè Thu 2010 tại ĐBSCL cho thấy năng suất bình quân của các giống dao động từ tấn/ha.
- Các giống có năng suất cao và tương đương với đối chứng VNĐ tấn/ha) là MTL480, MTL547 và TC 2.
- Kết quả thí nghiệm tại vùng Đông nam bộ cho thấy giống có năng suất trung bình cao hơn đối chứng VNĐ tấn/ha) là TP6 (6,50 tấn/ha).
- Các giống MTL480, MTL547 có năng suất tương đương giống đối chứng..
- Bảng 9: Năng suất của các giống lúa khảo nghiệm vụ Hè Thu 2010 (tấn/ha).
- Kết quả thanh lọc tính chống chịu rầy nâu theo phương pháp hộp mạ trong nhà lưới và phân tích bằng dấu phân tử cho biết các giống lúa MTL512, MTL645, TP1, TP2, OMCS2000 có tính kháng đa gen với rầy nâu ở ĐBSCL.
- Các giống có phản.
- ứng chống chịu trung bình với rầy nâu (cấp hại ≤ 5) là MTL480, MTL547, MTL661, MTL694, CM1, BL29, TP5, TP6, TC2 và OMCS2000 (ở vụ Hè Thu 2010).
- Tính chống chịu rầy nâu của các giống không ổn định theo nguồn rầy sử dụng thanh lọc và theo mùa vụ..
- Kết hợp tính chống chịu rầy nâu, đặc tính sinh trưởng và năng suất khảo nghiệm đa điểm trong năm 2010, các giống lúa mới có năng suất tương đương các giống đối chứng và chống chịu được rầy nâu cần phát triển trong sản xuất là MTL480 và MTL645..
- Thanh lọc và phân tích di truyền các giống lúa kháng rầy nâu (Nilaparvata Lugens Stal) ở thành phố Cần Thơ.
- Quản lý tính kháng rầy nâu.
- Hội nghị quốc gia về chọn tạo giống lúa.
- Kết quả khảo nghiệm giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao tại các tỉnh Nam bộ.
- Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp bộ ”Sưu tập, bảo tồn và đánh giá nguồn gen giống lúa kháng rầy nâu ở ĐBSCL năm 2010”.
- Trường Đại Học Cần Thơ..
- Quản lý tính kháng rầy nâu cho lúa trên đồng ruộng.