« Home « Kết quả tìm kiếm

KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THƯƠNG HỒ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- KẾT QUẢ KHẢO SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỜI SỐNG CƯ DÂN THƯƠNG HỒ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Ba Ngàn, chợ nổi Ngã Năm, đồng bằng sông Cửu Long, khách thương hồ.
- Trong những năm gần đây báo giới bắt đầu quan tâm đến đời sống của những người mua bán trên sông vì họ là những người đóng vai trò nối kết giữa các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công với thương mại, dịch vụ.
- Nhưng những nguyên nhân nào dẫn đến việc họ đến với nghề mua bán trên sông? Những khó khăn mà họ đã và đang phải đối mặt trong mua bán và sinh hoạt là gì? Cần phải làm gì để khắc phục những trở ngại để họ có được đời sống mua bán trên sông tốt hơn.
- Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề này..
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có một bộ phận lớn cư dân mưu sinh bằng cách mua bán hàng hóa trên những chiếc ghe dọc theo các dòng kênh, rạch hay tụ tập trên sông tại các thị tứ, đô thị được người dân địa phương gọi là khách thương hồ.
- Có thể nói đây là thành phần có những đóng góp rất lớn trong việc tiêu thụ hàng hóa ở vùng từ lúc hạ tầng giao thông đường bộ chưa phát triển cho đến thời điểm hiện tại.
- Bên cạnh đó, khách thương hồ còn góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, là một trong những dạng tài nguyên có thể khai thác để phát.
- Do thường xuyên đi lại, neo đậu, buôn bán, sinh hoạt trên sông nên cư dân thương hồ đã và đang gặp không ít những khó khăn, trở ngại cần phải được khắc phục.
- Nếu hoạt động mua bán không hiệu quả, đời sống trên sông nước quá khốn khó thì đến một lúc nào đó số người tham gia mua bán trên sông sẽ giảm đi và các tụ điểm thương mại trên sông sẽ không còn sôi động nữa và nguy cơ mất dần các chợ nổi là điều có thể xảy ra trong tương lai..
- Việc cải thiện điều kiện mua bán, sinh hoạt của cư dân thương hồ sẽ góp phần cải thiện đời.
- sống của họ nhằm giữ gìn và phát triển phương thức mua bán trên sông.
- Điều đó cũng đồng nghĩa với việc góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại ở vùng phát triển, giải quyết được một số lượng lớn công ăn việc làm, mang lại thu nhập cho người dân và phát triển được du lịch trên cơ sở văn hóa sông nước.
- Tuy nhiên, để làm được những điều đó vấn đề quan trọng là cần phải hiểu về đời sống, về những khó khăn, nguyện vọng của cư dân để từ đó có những hỗ trợ, giúp đỡ một cách cụ thể, thiết thực.
- Có như vậy mới mong duy trì và phát triển được loại hình mua bán đặc thù này..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu là phỏng vấn trực tiếp du khách bằng bảng câu hỏi.
- Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để khảo sát thêm những thông tin chi tiết liên quan đến đời sống cư dân thương hồ..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Đặc điểm của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Thông qua việc xử lý, phân tích kết quả phỏng vấn cho thấy một số đặc điểm chủ yếu của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long như sau:.
- Trình độ học vấn của cư dân rất thấp và phần lớn xuất thân từ nông dân.
- Theo kết quả điều tra, có đến 84% cư dân có trình độ từ trung học cơ sở trở xuống, đặc biệt có 4% cư dân mù chữ.
- Trước khi theo nghề mua bán trên sông, họ chủ yếu làm ruộng, rẫy, vườn chiếm 52%.
- Loại hình cư trú của cư dân chủ yếu là nông thôn và nguồn thu nhập chính nhờ vào mua bán..
- Có đến 68% cư dân mua bán trên sông định cư ở.
- vùng nông thôn và thu nhập của gia đình phần lớn (82%) dựa vào nghề mua bán.
- Có một tỷ lệ rất khiêm tốn cư dân có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động kinh tế khác như: làm ruộng 10%, làm vườn 6%, làm rẫy 2%.
- Qua đó cho thấy hoạt động mua bán trên sông đóng một vai trò rất quan trọng đối với đời sống của nhiều cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long..
- Những người mua bán trên sông phần lớn ở độ tuổi trung niên và hầu hết là dân tộc Kinh.
- Theo kết quả điều tra, cư dân thương hồ có độ tuổi từ 40-49 chiếm 46%, kế đến là ở độ tuổi 30-39 chiếm 32%, ở độ tuổi 20-29 chiếm 10%, còn số người từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ rất ít (2.
- Từ kết quả thống kê cho thấy những người mua bán trên sông tuyệt đại bộ phận đang trong độ tuổi lao động vì đây là lứa tuổi chiếm tỷ lệ đông đảo nhất trong cơ cấu dân số Việt Nam và là thành phần có đủ sức khỏe, điều kiện tài chính, kinh nghiệm đối với nghề thương hồ.
- Số nhân khẩu trong các hộ gia đình mua bán trên sông khá đông và nam giới cao hơn nữ giới..
- Từ kết quả điều tra cho thấy, gia đình của các cư dân có số nhân khẩu từ 3 cho đến 9, trong đó số gia đình có 4 người, tức cha mẹ và 2 con chiếm đa số (40.
- Mỗi gia đình có trung bình 2,3 người nữ và 2,6 người nam..
- Thâm niên hoạt động mua bán trên sông của cư dân nhìn chung khá cao, trung bình 10,31 năm, trong đó người có thâm niên thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 40 năm..
- 3.2 Những nhân tố tác động đến việc lựa chọn hoạt động thương hồ (mua bán trên sông) của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả khảo sát cho thấy có 8 nhân tố chủ yếu tác động đến việc cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mưu sinh bằng nghề mua bán trên sông như: không có hoặc có ít ruộng đất để sản xuất, muốn kiếm thêm thu nhập, thích mua bán trên sông, không có việc làm, bán được nhiều hàng hóa và mau thu lời, có được địa điểm mua bán dễ dàng, được gia đình truyền nghề lại và có thời gian rỗi nhiều (Bảng 1)..
- Bảng 1: Những nhân tố tác động đến việc lựa chọn hoạt động thương hồ.
- Thích mua bán trên sông (4).
- Bán được nhiều hàng hóa và mau thu lời (6).
- Có được địa điểm mua bán dễ dàng (7).
- Được gia đình truyền nghề lại (8).
- Nguồn: Điều tra trực tiếp từ cư dân thương hồ, 2011.
- 3.3 Thực trạng đời sống của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Thực trạng hoạt động mua bán và sinh hoạt của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy có những nét chủ yếu như sau:.
- Trung bình mỗi tháng cư dân có 3,78 chuyến mua bán và mỗi chuyến trung bình 6 ngày.
- Hàng hóa mua bán chủ yếu là trái cây (76.
- Thị trường mua bán hàng hóa của cư dân cũng rất đa dạng: chỉ mua ở phạm vi trong tỉnh (54.
- Qua số liệu cho thấy, phần lớn cư dân thu mua hàng hóa ở phạm vi trong tỉnh nhưng lại bán chủ yếu ở các tỉnh khác.
- Điều này nói lên sự thuận lợi về khoảng cách nơi thu mua và khả năng tiêu thụ hàng hóa lại vượt trội ở những thị trường khan hiếm mặt hàng..
- Nguồn thông tin mà khách thương hồ dựa vào trong việc định hướng thị trường mua bán cũng rất đa dạng nhưng quan trọng nhất vẫn do người thân và họ hàng chỉ dẫn (60.
- Một phần quyết định trong việc lựa chọn thị trường mua bán của cư dân thương hồ còn xuất phát từ kinh nghiệm tự có của bản thân (36%)..
- Trên cơ sở về mặt số liệu có thể nhận định phương thức tiếp cận thị trường của cư dân thương hồ chủ yếu vẫn theo hình thức truyền thống..
- Khi lựa chọn một địa điểm buôn bán trên sông tại các chợ nổi, cư dân thương hồ rất quan tâm đến các yếu tố: khoảng cách từ nơi thu mua đến nơi bán gần, đi lại thuận tiện và có thể bán được hàng hóa (72.
- Qua đó cho thấy, cư dân rất thận trọng trong việc tìm hiểu thị trường và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình mua bán đã giúp họ rất nhiều trong việc hạn chế những trường hợp rủi ro trong buôn bán.
- Nhìn chung các hộ mua bán trên sông phần lớn có vốn để làm ăn khi mà có đến 79,2% cho biết họ không vay mượn tiền để mua bán.
- Người dân vay tiền chủ yếu để mua hàng hóa (42,9.
- Cư dân thương hồ chủ yếu sử dụng các phương tiện để nấu nướng là: bếp ga (80.
- Điều này phản ánh sự thích hợp giữa thiết bị nấu nướng với phương tiện mua bán trong điều kiện rày đây mai đó..
- Nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt của cư dân thương hồ cũng là một vấn đề đã và đang đặt ra..
- Đối với việc nấu ăn, cư dân chủ yếu dùng nước giếng khoan (68%) chở theo hoặc mua từ người dân địa phương.
- Điều đáng quan tâm là còn một bộ phận đáng kể cư dân dùng nước sông đã được lóng phèn (24%) để nấu ăn.
- Nguồn nước khách thương hồ dùng trong tắm giặt chủ yếu từ nước sông (82.
- Trong khi đó, nguồn nước dùng để uống chủ yếu từ bình nước lọc (84.
- Điều kiện vệ sinh cũng là một trong những vấn đề khó khăn đối với cư dân thương hồ.
- sống lênh đênh trên sông nước, luôn có sự biến chuyển liên tục giữa nơi thu mua với nơi buôn bán.
- Do đó, để thích ứng với đặc thù của nghề nghiệp, đồng thời tiện lợi trong sinh hoạt, mua bán, cư dân chủ yếu đi vệ sinh trực tiếp xuống sông (92%) thông qua nhà vệ sinh trên ghe..
- Điều này không những làm mất đi vẻ mỹ quan nơi mua bán mà còn gây ô nhiễm nguồn nước..
- 3.4 Một số thuận lợi, khó khăn trong đời sống của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Kết quả khảo sát cho thấy hoạt động mua bán của cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long có một số thuận lợi như sau: nhiều bến bãi để neo đậu buôn bán, thu mua được nhiều loại hàng hóa theo từng thời vụ khác nhau, điều kiện tiếp cận địa điểm thu mua và bán hàng hóa thuận tiện, giữa các bạn hàng không có tình trạng phá giá hay xung đột, mặt bằng buôn bán không phải thuê mướn, chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi về bến bãi (Bảng 2)..
- Bảng 2: Điều kiện thuận lợi đối với hoạt động mua bán trên sông.
- Nhiều bến bãi neo đậu buôn bán.
- Thu mua được nhiều loại hàng hóa theo từng thời vụ (3).
- Khả năng tiếp cận địa điểm mua bán hàng hóa thuận tiện (4).
- Bên cạnh những thuận lợi, một số khó khăn mà cư dân thương hồ vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt trong hoạt động mua bán và sinh hoạt như sau:.
- Tình hình buôn bán trong những năm gần đây trở nên khó khăn (46%) do người mua hàng hóa ở chợ nổi ngày càng ít.
- sự chênh lệch giữa giá bán và giá thu mua hàng hóa không cao, đôi khi giá bán thấp hơn giá thu mua nên một số chuyến mua bán không có lời, thậm chí lỗ lã..
- Thiếu điện, nước và các phương tiện giải trí (32%) làm cho đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thương hồ trở nên nghèo nàn..
- Sự di dời bến bãi của các chợ nổi cũng làm cho hoạt động buôn bán, sinh hoạt của cư dân thương hồ thêm khó khăn (14%)..
- Con cái của cư dân thương hồ không được học hành do phải đi theo ghe (10.
- Đây thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều gia đình hành nghề mua bán trên sông..
- Ngoài ra, nhiều khó khăn khác liên quan đến hoạt động mua bán trên sông cũng như đến đời sống sinh hoạt của cư dân thương hồ còn là:.
- bạn hàng neo đậu mua bán vượt tuyến quy định.
- thường xuyên xa gia đình.
- Mua bán trên sông là hình thức kinh doanh gắn liền với môi trường sông nước của một bộ phận cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Phương thức mua bán này đã góp phần giải quyết được một số lượng đáng kể công ăn việc làm, mang lại lợi ích cho người dân địa phương (cả người mua lẫn người bán).
- Ngoài ra, mua bán trên sông còn tạo ra loại hình chợ nổi là yếu tố văn hóa bản địa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Do đó, rất cần thiết phải duy trì và phát triển loại hình mua bán đặc trưng này..
- Thực tế cho thấy, hoạt động mua bán trên sông và đời sống sinh hoạt của cư dân thương hồ còn gặp không ít những khó khăn, trở ngại.
- Trên cơ sở điều tra, phỏng vấn từ đối tượng nghiên cứu có thể đưa ra một vài kiến nghị nhằm góp phần cải thiện điều kiện mua bán, sinh hoạt, đời sống của cư dân thương hồ, đồng thời bảo vệ môi trường sông nước, mỹ quan tại các chợ nổi như sau:.
- thống kê số lượng ghe xuồng mua bán hàng năm làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu khi cần thiết.
- Cần ổn định bến bãi neo đậu để cư dân an tâm buôn bán.
- Xây dựng nhà vệ sinh công cộng để phục vụ nhu cầu của khách thương hồ, đồng thời tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi hành vi đi vệ sinh trực tiếp xuống sông của cư dân..
- Quy định các ghe xuồng mua bán trên sông phải trang bị phương tiện chứa rác và đổ rác đúng nơi quy định.
- bố trí thùng đựng rác nơi các ghe neo đậu, mua bán.
- Cần thiết lập hệ thống điện chiếu sáng công cộng nơi cư dân neo đậu ghe nhằm thuận tiện cho họ trong sinh hoạt, đi lại đồng thời hạn chế tình trạng trộm cướp vào ban đêm hay tạo cảm giác an toàn cho thương buôn trong những lúc mưa bão;.
- cung cấp nước sạch cho cư dân sử dụng thông qua hệ thống cấp nước công cộng..
- Nên có chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với cư dân mua bán trên sông để họ phát triển nghề nghiệp, đồng thời mở rộng các hình thức kinh doanh khác hoặc lo cho con cái ăn học..
- Nếu đời sống của cư dân thương hồ được cải thiện thì tất yếu sẽ duy trì và phát triển được loại hình mua bán đặc trưng trên sông nước Cửu Long nhằm đồng thời thực hiện được các mục tiêu: giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất, thương mại của vùng phát triển, bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa và phát triển được du lịch trong tương lai.