« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Sự hấp phụ lân (P) trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P dễ tiêu cho cây trồng và khả năng rửa trôi lân ra môi trường.
- Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ P trong đất trên 24 mẫu đất trồng rau màu ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 từ thấp đến cao.
- Khả năng hấp phụ P trong đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: (i) Phần trăm hấp phụ P trong đất, (ii) hàm lượng P hấp phụ lớn nhất q m.
- Hàm lượng lân cố định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714mgP/kg.
- trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg.
- trên đất cát pha thịt là 200-357mgP/kg.
- Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp, nhất là trên đất có sa cấu cát do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu quả phân lân và giảm tác hại môi trường..
- Từ khóa: Hấp phụ lân, đất trồng rau, lân dễ tiêu, phương trình Langmuir.
- Bình Tân-Vĩnh Long số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao mgP/kg) chiếm 53.
- ở Châu Thành-Trà Vinh số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao mg P/kg) chiếm 80 % và Thốt Nốt-Cần Thơ số mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao mg P/kg) chiếm 91.
- Hiệu quả của phân lân có thể bị ảnh hưởng bởi sự hấp phụ lân khác nhau giữa các loại đất do ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lân dễ tiêu cho cây trồng.
- Khi đất hấp phụ lân cao, khả năng cung cấp lân dễ tiêu cho cây trồng thấp.
- Do đó việc tìm hiểu khả năng hấp phụ lân trong đất có thể giúp giải thích được hiệu quả của phân lân trên năng suất cây trồng, nhất là trên đất có cùng hàm lượng lân dễ tiêu thấp.
- Khi đất hấp phụ lân thấp, khả năng rửa trôi ra môi trường cao.
- do đó việc khảo sát khả năng hấp phụ lân trong đất cũng có ý nghĩa trong quản lý chất lân trong đất nhằm phục vụ cho việc đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây trồng đồng thời còn có ý nghĩa trong đánh giá tác hại môi trường do việc bón lân cao.
- Nghiên cứu về sự hấp phụ lân trong đất, Zhou và Li (2001) tìm thấy trên đất trồng cây ăn trái có nhiều vôi, hàm lượng lân hấp phụ tối đa theo langmuir là 2897-3528 mg/kg trên đất ngập nước, 691-1664 mg/kg trên đất trồng rau và 591-1887 mg/kg trên đất trồng cây ăn trái.
- Villapando và Graetz (2001) nghiên cứu ở tầng Bh của đất Spodozols cho thấy sự hấp phụ tối đa là mgP/kg trên đất có hàm lượng Al trích bằng CuCl 2 thấp, trung bình và cao trong nghiên cứu này.
- Nghiên cứu về sự hấp phụ lân trên đất trồng rau màu ở ĐBSCL chưa được thực hiện Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ lân trong đất làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng cung cấp lân cho cây trồng khi bón phân lân trên đất giàu và nghèo lân, và bước đầu tìm hiểu khả năng rửa trôi lân ra môi trường để có biện pháp quản lý chất lân phù hợp trên đất trồng rau màu ở ĐBSCL..
- Đất thí nghiệm được chọn gồm 24 mẫu đất có hàm lượng lân dễ tiêu từ thấp đến cao được lấy từ 10 mẫu đất ở độ sâu 01-15 cm mỗi huyện đã có tiến hành thí nghiệm trong nhà lưới về khả năng đáp ứng của cây trồng đối với phân lân trên đất phù sa ở các huyện Thốt Nốt-Cần Thơ (TN1, TN2, TN5, TN8, TN9, TN10), Chợ Mới-An Giang (CM1, CM3, CM4, CM7, CM10), Bình Tân-Vĩnh Long (BT1,.
- 2.2 Phương pháp xác định sự hấp phụ lân trong đất.
- Khả năng hấp phụ lân trong đất được xác định theo qui trình phân tích của Houba et al.
- P dễ tiêu (mgP/kg).
- 2.2.1 Phần trăm lượng lân hấp phụ.
- Phần trăm lân hấp phụ so với lượng lân bón vào được định nghĩa là tỉ số % giữa lượng lân hấp phụ và lượng lân thêm vào.
- Trong đó lượng lân hấp phụ so với lượng lân bón vào q = hàm lượng lân thêm vào (mgP/kg.
- hàm lượng lân trong dung dịch khi cân bằng (mgP/kg)..
- 2.2.2 Lượng lân hấp phụ tối đa.
- Lượng lân hấp phụ tối đa được xác định theo qui trình phân tích của Houba et al..
- (1995) mối liên hệ giữa lượng P hấp phụ và nồng độ P trong dung dịch đã cân bằng được mô tả bằng đường cong của phương trình Langmuir..
- Q là lượng P hấp phụ..
- (1995), lượng lân được hấp phụ Q (mgP/kg) bao gồm cả lượng P dễ tiêu có sẳn trong đất trích theo phương pháp Olsen như sau: Q = P Olsen trong đất + lượng lân hấp phụ.
- Lượng lân hấp phụ được tính là hiệu của lượng lân thêm vào và lượng lân còn lại trong dung dịch sau khi cân bằng..
- Lượng P hấp phụ lớn nhất mgP/kg q m (giá trị b trong phương trình Langmuir) được ước lượng qua phương trình đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa C/Q và C..
- 2.2.3 Xác định khả năng hấp phụ lân trong đất.
- Mối liên hệ giữa lượng P hấp phụ Q và sự thay đổi nồng độ P trong dung dịch được biểu diễn là một đường cong dạng y = aln(x.
- Để xác định khả năng hấp phụ P khi bón lân vào của từng loại đất cần vẽ tiếp tuyến của đường cong tại một điểm.
- Trong đó, x o là nồng độ P cân bằng, y o là lượng P được hấp phụ ở nồng độ x o .
- Phương trình tiếp tuyến của đường cong là phương trình bậc nhất y M = ax M + b với a là hệ số góc của tiếp tuyến và là khả năng hấp phụ P của đất..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phần trăm lân hấp phụ trong đất.
- Kết quả trình bày ở bảng 2a,b,c,d cho thấy đất có phần trăm hấp phụ P giảm dần khi gia tăng nồng độ P thêm.
- Phần trăm lân hấp phụ cao trên đất có hàm lượng lân thấp và ngược lại..
- Khi thêm lân vào ở nồng độ thấp 3-6mg/l (tương ứng lượng P bón thêm vào là 60- 120 mgP/kg hay 120-240 kgP/ha), %P hấp phụ cao nhất đạt trên đất có hàm lượng lân thấp và trung bình (<.
- Trên đất có hàm lượng lân cao.
- P hấp phụ thấp hơn đạt .
- Phần trăm % P hấp phụ thường đạt cao nhất trên đất Bình Tân –Vĩnh Long do đất có sa câu sét pha thịt và thấp nhất là trên đất Thốt Nốt-Cần Thơ và Châu Thành- Trà Vinh (Bảng 2a, b, c, d) do đất Thốt Nốt sa cấu thịt pha sét và một số đất Châu Thành Trà Vinh có sa cấu cát pha thịt có khả năng hấp phụ lân kém hơn..
- Bảng 2a: Phần trăm hấp phụ lân đất Thốt Nốt-Cần Thơ (sa cấu thịt pha sét) Nồng độ.
- Hàm lượng P thêm vào (mgP/kg).
- Hàm lượng P thêm vào (kgP/ha) 1/.
- Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất TN1(13,1 mgP/kg), TN2(15,01 mgP/kg), TN5(54,07 mgP/kg), TN8(92,41 mgP/kg), TN9(104,89 mgP/kg), TN10(120,3 mgP/kg).
- Khi thêm lân vào ở nồng độ P cao nhất 60mg/l (tương ứng lượng P bón thêm vào là 1200 mgP/kg hay 2400 kgP/ha) %P hấp phụ đạt thấp trên đất có hàm lượng lân thấp và trung bình (<.
- P hấp phụ thấp hơn đạt 47,36-6,21.
- Trong đó % P hấp phụ cao nhất đạt trên đất Chợ mới-An Giang và Bình Tân –Vĩnh Long và thấp nhất là trên đất Thốt Nốt-Cần Thơ và Châu Thành- Trà Vinh (Bảng 2a, b, c, d).
- Tương tự như trên, phần trăm % P hấp phụ thường đạt cao nhất trên đất Bình Tân –Vĩnh Long do đất có sa câu sét pha thịt và thấp nhất là trên đất Thốt Nốt-Cần Thơ và Châu Thành- Trà Vinh (Bảng 2a, b, c, d) do đất Thốt Nốt sa cấu thịt pha sét và một số đất Châu Thành Trà Vinh có sa cấu cát pha thịt có khả năng hấp phụ lân kém hơn..
- Theo Fox và Kramprath (1970) khả năng hấp phụ lân của đất tùy thuộc vào pH, hàm lượng và loại khoáng sét..
- Nhìn chung khả năng hấp phụ P tối đa ở 4 tỉnh khảo sát tương đối cao.
- Ở các mẫu đất có hàm lượng P dễ tiêu cao, khả năng hấp phụ giảm.
- Nguyên nhân có thể là do các ở các mẫu đất có lượng P dễ tiêu cao thì các vị trí hấp phụ lân đã giảm dần và.
- Bảng 2b: Phần trăm hấp phụ lân đất Chợ Mới-An Giang (sa cấu thịt pha sét) Nồng độ.
- Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất CM1(6,82 mgP/kg), CM3(15,59 mgP/kg), CM4(20,51 mgP/kg), CM7(47,34 mgP/kg), CM10(87,22 mgP/kg).
- Bảng 2c: Phần trăm hấp phụ lân đất Bình Tân-Vĩnh Long, (sa cấu sét pha thịt) Nồng độ.
- Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất BT1(5,68 mgP/kg), BT4(14,81 mgP/kg), BT5(20,41 mgP/kg), BT6(33,09.
- Bảng 2d: Phần trăm hấp phụ lân đất Châu Thành-Trà Vinh (sa cấu cát pha thịt).
- Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất CT1(12,70 mgP/kg), CT3(25,87 mgP/kg, CT4(38,08 mgP/kg), CT5(49,25 mgP/kg), CT7(139,53 mgP/kg), CT9(202,36 mgP/kg), CT10(223,97 mgP/kg) .1/ dung trọng đất được giả định là 1g/cm3,.
- Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương (2001) cho thấy khả năng hấp phụ ở đất đáy ao nuôi artimia là thấp so với đất nông nghiệp bình thường.
- Qua đó cho thấy ở 4 tỉnh khảo sát có khả năng hấp phụ P cao có thể do sự kết hợp với cả lượng Ca và Fe, Al có trong đất.
- Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1993), hiệu quả của phân lân khác nhau tùy theo loại đất và bị chi phối bởi khả năng hấp phụ lân của đất.
- Khi gia tăng liều lượng phân bón vào đất, lượng lân hấp phụ lân gia tăng trên tất cả các loại đất.
- Kết qủa này cho thấy cho thấy trên các đất khảo sát nếu mức bón của nông dân là 120kg P/ha trên đất có lượng hàm lượng lân cao, khả năng rửa trôi ra môi trường thấp trên đất Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới - An Giang, và Bình Tân Vĩnh Long, nhưng khả năng rửa trôi ra môi trường cao trên đất Châu Thành Trà Vinh do đất Châu Thành Trà Vinh có sa cấu cát pha thịt, khả năng hấp phụ lân thấp..
- 3.2 Sự hấp phụ lân trong đất biễu diễn theo phương trình Langmuir.
- Kết quả biểu diễn sự tương quan giữa hàm lượng lân hấp phụ và nồng độ lân cân bằng theo phương trình Langmuir có hệ số xác định R 2 cao từ 0,72-0,99 cho thấy các phương trình này có thể được sử dụng để tính giá trị q m .
- Hình 1 trình bày đồ thị về sự hấp phụ P trong một số đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp nhất ở 4 tỉnh khảo sát và sự tương quan giữa tỉ số C/Q và nồng độ C trong dung dịch thể hiện theo phương trình Langmuir.
- Theo Đỗ Thị Thanh Ren (1993), trên đất phèn trung bình (sulfic), đất phèn nặng (humic Sulfaquepts) và đất phù sa ngọt (Fluvaquents) cũng tìm thấy khi bón lân với nồng độ thấp, sự hấp phụ lân theo dạng của Langmuir..
- Kết quả trình bày ở Bảng 3 cho thấy hàm lượng lân hấp phụ tối đa q m ở Thốt Nốt- Cần Thơ biến thiên từ 227-555 mgP/kg, hàm lượng trung bình 376 mgP/kg.
- ở Chợ Mới – An Giang biến thiên từ 344-555 mgP/kg, hàm lượng trung bình 469 mgP/kg.
- ở Bình Tân – Vĩnh Long có khả năng hấp phụ lân tối đa biến thiên từ 400 – 714 mgP/kg, hàm lượng trung bình 499 mgP/kg.
- ở Châu Thành-Trà Vinh biến thiên từ 200 – 434 mgP/kg, hàm lượng P trung bình 312 mgP/kg..
- Hầu hết lượng lân hấp phụ ở các mẫu đất khá cao và khuynh hướng chung là trên đất có hàm lượng P dễ tiêu thấp có hàm lượng lân hấp phụ tối đa cao hơn đất có lượng P dễ tiêu cao..
- Bảng 3: Hàm lượng P hấp phụ tối đa (q m) theo phương trình Langmuir ở các điểm khảo sát.
- Tóm lại, kết quả nghiên cứu về khả năng hấp phụ lân tối đa ở các tỉnh khảo sát cho thấy lượng P hấp phụ tối đa cao trên đất có hàm lượng P dễ tiêu thấp và thấp hơn trên đất có hàm lượng P dễ tiêu cao..
- Hình 1: Sự hấp phụ lân theo phương trình Langmuir ở một số điểm khảo sát Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất TN1(13,1 mgP/kg), CM1(6,82 mgP/kg), BT1(5,68 mgP/kg),.
- Khả năng hấp phụ P phụ thuộc vào các yếu tố như hàm lượng và dạng Fe, Al;.
- khoáng sét, sa cấu, hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
- Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương (2001) cũng cho thấy đất đáy ao nuôi artemia có khả năng hấp phụ tối đa thấp 117,6-164mgP/kg có thể do thành phần chất hữu cơ từ đáy ao nuôi artemia cao hơn so với thành phần sét, thịt trong các loại đất khoáng khảo sát nên sự hấp phụ trên đất nầy thấp hơn.
- Điều này cho thấy ở các tỉnh khảo sát có hàm lượng P hấp phụ tối đa cao.
- Khả năng hấp phụ P tối đa đạt cao trên đất sét >.
- 3.3 Khả năng hấp phụ lân của đất.
- Khả năng hấp phụ lân của đất có thể được đánh giá qua vẽ tiếp tuyến của đường cong biễu diễn sự tương quan giữa nồng độ lân cân bằng trong dung dịch (C) với lượng lân hấp phụ (Q).
- Hình 2 biểu diễn đường cong hấp phụ P của một số đất ở có hàm lượng lân dễ tiêu thấp ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh đều có dạng y = aln(C.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số góc của phương trình tiếp tuyến ở các mẫu đất đạt thấp trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, do đó khả năng hấp phụ lân thấp trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao và ngược lại (Bảng 4).
- Điều này có thể lý giải cho sự đáp ứng thấp hoặc không đáp ứng của cây trồng đối với phân lân trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao theo nghiên cứu của Phạm Thị Phương Thúy et al.
- Hình 2: Khả năng hấp phụ lân trên một số đất khảo sát.
- Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất TN1(13,1 mgP/kg), CM1(6,82 mgP/kg), BT1(5,68 mgP/kg),CT1(12,70 mgP/kg) y = 76.6Ln(x.
- Bảng 4: Khả năng hấp phụ lân trên đất Thốt Nốt-Cần Thơ.
- Sự cố định lân đạt rất cao (>95% so với lượng lân bón vào) trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và thấp hơn trên đất có hàm lượng lân cao (15-95%.
- so với lượng lân bón vào) tùy thuộc vào sa cấu đất.
- Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp nhất là trên đất có sa cấu cát.
- Do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng phân lân và giảm tác hại môi trường..
- 2010.Đánh giá hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trồng rau màu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp Bray1, Mehlich 2 va Olsen.
- Khả năng đệm lân trong đất đáy ao nuôi Artemia tại Vĩnh Châu Sóc Trăng