« Home « Kết quả tìm kiếm

Khả năng hình thành trật tự thế giới lưỡng cực trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI (tính đến hết nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Mỹ Barack Obama)


Tóm tắt Xem thử

- Những năm đầu trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự phục hồi của kinh tế và vị thế của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế, đồng thời quan ngại trước sự “trỗi dậy” đáng kinh ngạc của Trung Quốc.
- Từ sau sự kiện Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận “đường chín đoạn” hay “đường lưỡi bò Trung Quốc ngày càng tấn công mạnh mẽ vào chính trường thế giới.
- Những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế đặt ra khả năng Trung Quốc có thể trở thành đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Hoa Kỳ và cùng với Hoa Kỳ xác lập trật tự thế giới mới.
- Tuy nhiên, so với Hoa Kỳ, Trung Quốc còn vấp phải nhiều hạn chế nhất định về kinh tế, chính trị và ảnh hưởng quốc tế.
- Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích và làm rõ nguyên nhân tại sao Trung Quốc chưa thể cùng với Hoa Kỳ xác lập trật tự Lưỡng cực trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI..
- Từ khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ xác lập trật tự thế giới.
- Đầu thế kỷ XXI, hệ thống chính trị quốc tế xác lập trật tự Nhất siêu – Đa cường với vị trí siêu cường thuộc về Hoa Kỳ và.
- Một năm sau, tháng 5/2009, Trung Quốc gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận “vùng biển lịch sử” của họ (“đường chín đoạn” hay.
- Từ sau sự kiện trên, Trung Quốc ngày càng tấn công mạnh mẽ hơn vào chính trường thế giới..
- Những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế của Trung Quốc liệu có khả năng đưa Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Hoa Kỳ về chính trị? Khả năng Trung Quốc có thể cùng với Hoa Kỳ xác lập trật tự thế giới mới, hình thành trật tự thế giới Lưỡng cực trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI? Trong phạm vi bài viết, hai vấn đề trên sẽ được phân tích và làm rõ..
- 2.1 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và “giấc mộng Trung Hoa” đầu thế kỷ XXI.
- Trong đó, Trung Quốc sắp xếp thứ tự ưu tiên hàng đầu dành cho chính sách “Ngoại giao nước lớn”, kế đến là.
- Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc hoàn toàn từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời”, chuyển sang “chiến lược chủ động” (SFA), chủ động đưa ra các sáng kiến trong việc tham gia và hoạch định luật chơi quốc tế.
- Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm thể hiện vai trò.
- Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI có thể kể đến những mặt sau đây:.
- Thứ nhất, Trung Quốc tiến hành “bành trướng”.
- Trong vòng 20 năm, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng lên 11,6 tỷ USD tương ứng với con số từ 6,06 tỷ USD (1990) tăng lên 70,30 tỷ USD (2009) (Koichi Sato, 2011).
- Theo số lượng thống kê từ tác giả Koichi Sato, số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc gấp đôi số lượng tàu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, với số thủy thủ gấp 5,2 lần thủy thủ của hải quân Nhật Bản (Koichi Sato, 2011).
- Từ sau yêu sách “đường 9 đoạn”, Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hành động khiêu khích tại vùng biển châu Á, bao gồm tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và khu vực biển Đông với các nước Đông Nam Á.
- Từ năm 2012, Trung Quốc được xem là có thái độ “hung hăng” trong những nỗ lực tranh chấp chủ quyền tại biển Đông.
- Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc ngày càng có những cách tiếp cận độc đoán hơn trong chính sách đối ngoại liên quan đến chủ quyền tại khu vực này.
- Vị thế nước lớn của Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là không thể phủ nhận, có thể nói “giấc mơ Trung Hoa”.
- ngày càng bùng nổ mãnh liệt, thể hiện qua từng hành động và ứng xử của Trung Quốc tại biển Đông..
- Thứ hai, tại Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2014, Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, một con đường” với mục đích kết nối các vùng không gian địa lý xuyên Âu-Á, trong đó Trung Quốc được đặt ở vị trí trung tâm.
- Có thể nói, dự án “một vành đai, một con đường” là một trong những thay đổi mang tính lịch sử kể từ sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa kinh tế.
- Để thực hiện sáng kiến trên, Trung Quốc đã cung cấp các mức hỗ trợ tài chính cần thiết thông qua các thiết chế tài chính, có thể kể đến Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB)..
- Trung Quốc đã đầu tư 50 tỷ USD cho Ngân.
- Trong số các dự án đầy tham vọng của Trung Quốc thông qua sáng kiến này, đáng chú ý nhất là dự án hệ thống đường ray cao tốc 5.000 km dự kiến kết nối hơn 20 quốc gia châu Á sau khi hoàn thành.
- Ngoài ra, Trung Quốc còn xúc tiến các dự án khác như “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” hay “Hành lang kinh tế Bangladesh - Trung Quốc - Ấn Độ..
- Thứ ba, Trung Quốc tăng cường đầu tư ra bên ngoài và thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ..
- Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ cấu, kinh tế Trung Quốc đã có bước tăng trưởng ngoạn mục.
- Năm 2014, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đạt 3.843 tỷ USD và phần lớn trong khoản dự trữ ngoại tệ được sử dụng cho các khoản đầu tư ra nước ngoài (Trương Minh Huy Vũ.
- Với nguồn vốn dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc mạnh tay đầu tư ra nước ngoài qua hình thức FDI.
- Hiện nay, các khoản đầu tư ODI của Trung Quốc xấp xỉ 760 tỷ USD.
- Số quốc gia kí kết SWAP với Trung Quốc tăng lên 23 quốc gia, với tổng số tiền kí kết là 3.568 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 600 tỷ USD) (Phạm Sỹ Thành, 2015)..
- “sự trỗi dậy” của Trung Quốc được thể hiện rất rõ trong chính sách ngoại giao cả về phương diện kinh tế lẫn chính trị.
- Tuy vậy, thay vì lạc quan về khả năng hợp tác, nhiều quốc gia dần có xu hướng e ngại và thận trọng hơn khi hợp tác kinh tế với Trung Quốc..
- Đặc biệt, những động thái thiếu thiện chí của Trung Quốc tại biển Đông gần đây làm dấy lên mối.
- 2.2 Nhận định về khả năng của Trung Quốc cạnh tranh với Hoa Kỳ tạo thành “Trật tự Lưỡng cực của thế giới ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI”.
- Có thể thấy, sự trỗi dậy và bành trướng thế lực không ngừng của Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đặt ra giả thiết về trật tự thế giới Lưỡng cực được xác lập bởi Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thế giới mới.
- Vậy liệu có khả năng Trung Quốc có thể vươn lên cạnh tranh với Hoa Kỳ tạo nên trật tự Lưỡng cực?.
- Như đã phân tích, sức mạnh và sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI là không thể phủ nhận, tuy nhiên để Trung Quốc có thể bước ngang hàng trên vũ đài chính trị thế giới cùng với Hoa Kỳ tạo ra thế Lưỡng cực trong thời gian ngắn là chưa thể khẳng định.
- Thứ nhất, cho đến hiện nay, những thành tựu kinh tế đáng kinh ngạc của Trung Quốc vẫn chưa thể vượt và cạnh tranh vị trí hàng đầu với nền kinh tế Hoa Kỳ.
- Mặc dù thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới đã đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với mức tăng trưởng trung bình 10%/năm, tuy nhiên, xét về GDP, Hoa Kỳ vẫn chiếm khoảng 22% GDP toàn cầu và chưa quốc gia nào có thể vượt qua.
- Theo số liệu của IMF, GDP năm 2014 của Mỹ là 17.400 tỷ USD, của Trung Quốc là 10.400 tỷ USD, chênh lệch vẫn khá lớn.
- GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vào khoảng 6.629 USD, tương đương mức năm 1892 của người Mỹ..
- Nếu so sánh về mặt thời gian, khoảng cách giữa GDP đầu người của Trung Quốc so với Hoa Kỳ là khoảng 109 năm.
- Trong khi đó, Trung Quốc có 91 công ty trong danh sách này và có tới 16 công ty thua lỗ nặng (Nguyễn Hải Hoành, 2016).
- Các con số thống kê còn cho thấy lợi nhuận của các công ty Trung Quốc xuất hiện xu thế tụt dốc, trong khi lợi nhuận của các công ty Hoa Kỳ lại có xu thế tiếp tục đi lên.
- Điều đáng lo ngại hơn cho nền kinh tế Trung Quốc là phần lớn các công ty Trung Quốc có mặt trong top 500 công.
- ty hàng đầu thế giới và 500 công ty hàng đầu Trung Quốc sống nhờ trợ cấp của Chính phủ..
- Thống kê từ phía Trung Quốc đã chỉ ra có 1.350 trên tổng 1.934 công ty Trung Quốc được nhà nước trợ cấp, chiếm hơn 70% với tổng số tiền trợ cấp lên đến 71,6 tỷ Nhân dân tệ (Nguyễn Hải Hoành, 2016)..
- Thứ hai, Khoảng cách về khả năng quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn còn khá lớn..
- Về phía Trung Quốc, cho đến đầu thế kỷ XXI, cùng với sự tăng cường sức mạnh kinh tế, Trung Quốc mới bắt đầu tăng cường đầu tư tiềm lực quốc phòng.
- Năm 2011, kinh phí quốc phòng được Trung Quốc công bố là 610 tỷ NDT, tương đương gần 100 tỷ USD, nhưng chỉ bằng khoảng 1/6 của Hoa Kỳ.
- Những năm gần đây, khả năng nghiên cứu khoa học của Trung Quốc được phát triển rất nhanh nhưng về tổng thể cũng chỉ tương đương trình độ thập niên 1980 của Mỹ và Liên Xô (Nguyễn Hải Hoàng, 2015).
- Chi phí của Hoa Kỳ dành cho nghiên cứu và phát triển khoảng 2,9% GDP, trong khi Trung Quốc chỉ đạt khoảng 2% GDP (The Diplomat, 2015).
- Về tiềm lực hải quân, Koichi Sato nhận định: “khả năng phô trương sức mạnh của Hải quân Trung Quốc còn hạn chế, dù sức mạnh quân sự của Trung Quốc lớn hơn các quốc gia láng giềng ASEAN.
- Những nỗ lực tăng cường quân sự của Hải quân Trung Quốc có thể đuổi kịp hải quân Mỹ trong dài hạn, nhưng không phải trong tương lai gần” (Koichi Sato, 2011)..
- Thứ ba, Những nguy cơ “đe dọa” chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực từ sự trỗi dậy của Trung Quốc..
- Đe dọa về chủ quyền các quốc gia Đông Á và an ninh khu vực biển Đông: Từ thập niên 90 đến nay, Trung Quốc nhiều lần điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước và khu vực trên thế giới nhưng nhìn chung vẫn bảo vệ tư duy ngoại giao nước lớn.
- Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ, không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở châu Á.
- “tìm kiếm một môi trường thích hợp để Trung Quốc hồi sinh mạnh mẽ” (Masayuki Masuda, 2016).
- Thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh sẽ thực hiện chính sách ngoại giao láng giềng cứng rắn và quyết liệt hơn, thực hiện chính sách “khác biệt cự li”, đẩy mạnh các biện.
- Trung Quốc đồng thời tăng cường an ninh trong chiến lược “ngoại giao láng giềng”, kiên quyết bảo vệ chủ quyền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia..
- Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong phạm vi quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
- Tiếp sau đó, Trung Quốc không ngừng bồi đắp, cải tạo các bãi đá ngầm trong khu vực thuộc quần đảo Trường Sa, đưa tàu quân sự vào các vùng biển đang tranh chấp với Philippines, Malaysia, Nhật Bản và tấn công tàu cá của ngư dân.
- Các hành động ngày càng leo thang của Trung Quốc tại các vùng biển đang tranh chấp chủ quyền làm dấy lên quan ngại của các quốc gia trong khu vực về mối.
- Điều này làm giảm thiểu mức độ an toàn và tin cậy của Trung Quốc trong hợp tác quốc tế..
- Sự chi phối về kinh tế và nguy cơ phá hoại nền kinh tế các quốc gia: Từ sau cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu (2010), Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài.
- Trong khoảng từ Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài tổng cộng 781,5 tỷ USD.
- Năm 2014, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ODI) của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 102 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2013.
- Hiện nay, Trung Quốc trở thành nước nhận đầu tư lớn thứ hai và nước đi đầu tư lớn thứ ba thế giới.
- Mặc dù đã trở thành một trong những nhà đầu tư hàng đầu thế giới nhưng Trung Quốc vẫn gặp không ít khó khăn trong việc đưa ra sáng kiến và triển khai các kế hoạch hợp tác kinh tế, đầu tư, viện trợ hoặc cho vay.
- Có thể thấy, sức mạnh đầu tư của Trung Quốc đã vươn khỏi tầm khu vực và mở rộng quy mô ra nhiều quốc gia trên thế giới.
- Bên cạnh những hiệu quả kinh tế tích cực, các nguồn đầu tư từ Trung Quốc đồng thời kéo theo những hệ lụy tiêu cực cho các quốc gia và khu vực.
- Điều này khiến cho chính phủ các nước không khỏi e ngại khi tiếp nhận nguồn vốn và hợp tác kinh tế từ Trung Quốc..
- Phạm Sỹ Thành (2015), nguồn vốn ODI từ Trung Quốc để lại nhiều vấn đề cho cả hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Thông qua Quỹ Con đường tơ lụa và AIIB, EU bị cuốn vào các dự án ở châu Á, đồng thời các khoản đầu tư của Trung Quốc làm.
- Thêm vào đó, những khoản đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại về an ninh và bí mật công nghệ đối với các quốc gia này.
- Ngoài ra, nguồn vốn ODI của Trung Quốc tại các nước đang phát triển thường xuyên vấp phải các phản ứng dữ dội từ việc khai thác cạn kiệt tài nguyên, gia tăng nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội, tham nhũng và nguy cơ hủy hoại môi trường từ việc sử dụng công nghệ lạc hậu của Trung Quốc..
- Khi một quốc gia như Trung Quốc mạnh lên và trở thành cường quốc sẽ có những tác động nhất định đến các nước trong khu vực theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực.
- Nếu Trung Quốc thực sự trở thành siêu cường châu Á đủ sức đối trọng với Hoa Kỳ ở phương Tây có thể là dấu hiệu tích cực cho sự trỗi dậy của châu Á nói chung..
- Bên cạnh đó, dù đã trở thành siêu cường mới nổi về kinh tế với mức đầu tư ngày càng lớn, nhưng so với Hoa Kỳ, vị thế và uy tín kinh tế lẫn chính trị của Trung Quốc trên trường quốc tế vẫn chưa thể sánh bằng.
- Thực tế cho thấy, chưa nói đến tầm ảnh hưởng quốc tế, chỉ riêng với các nước trong khu vực, những lo ngại về mức độ bành trướng của Trung Quốc vẫn lớn hơn niềm tin hoặc sự lạc quan về triển vọng phát triển khu vực.
- Đối với các nước ngoài châu Á, Trung Quốc không có nhiều mâu thuẫn về lợi ích chính trị hoặc kinh tế nhưng khi thực hiện chính sách đầu tư cũng nảy sinh những mối quan ngại nhất định..
- mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây đặt ra khả năng về việc Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn đến vị trí siêu cường hàng đầu thế giới, trở thành đối thủ cạnh tranh ngang bằng với Hoa Kỳ..
- Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc và tăng trưởng mạnh mẽ không hẳn sẽ đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể vượt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc đứng đầu thế giới.
- Theo Joseph Nye: “Thậm chí nếu Trung Quốc không phải chịu những trở ngại về chính trị nội bộ thì nhiều dự đoán hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên tính toán về tốc độ tăng trưởng mà tốc độ này nhiều khả năng sẽ chậm lại trong tương lai.
- Về cơ bản, khi bước qua giai đoạn “nóng”, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại.
- Để đảm bảo cho vị trí siêu cường, Trung Quốc cần phải phát triển kinh tế bền vững thay vì chỉ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng.
- Ngoài ra, Trung Quốc cần cải thiện thiện chí hợp tác với nhiều quốc gia, thay đổi cách thức gây ảnh hưởng chính trị và kinh tế đối với các nước trong lẫn ngoài khu vực..
- Có thể thấy, mặc dù Hoa Kỳ đang vấp phải những khó khăn nhất định trong vấn đề nội bộ, nhưng so sánh tiềm năng và sức mạnh về kinh tế, quân sự và quyền lực mềm, trong thời gian ngắn Trung Quốc khó có thể vượt qua Hoa Kỳ.
- Mặc dù có nhiều lợi thế về địa chính trị, vị trí của Trung Quốc vẫn chưa thể đạt được như Hoa Kỳ trong mối quan hệ với nhiều quốc gia khác, đặc biệt là uy tín kinh tế và ảnh hưởng chính trị thế giới.
- Rõ ràng, Trung Quốc đang trỗi dậy hết sức mạnh mẽ nhằm bành trướng “giấc mộng Trung Hoa” nhưng trong thời gian ngắn, Trung Quốc vẫn chưa thể đuổi kịp và cạnh tranh ngang bằng, càng không thể vượt qua Hoa Kỳ.
- Như vậy, trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Trung Quốc chưa thể cùng với Hoa Kỳ xác lập trật tự thế giới Lưỡng cực.
- Chưa kể, trong khi Trung Quốc nỗ lực để xác lập vị thế trên chính trường quốc tế, Hoa Kỳ vẫn sẽ không ngừng thay đổi nhằm giữ vững địa vị vốn có trong hệ thống..
- Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ, truy cập ngày .
- Why has China foreign policy become more assertive? (Tạm dịch: Tại sao chính sách đối ngoại của Trung Quốc ngày càng hung hăng.
- Điều chỉnh chính sách đối ngoại Trung Quốc hiện nay, truy cập ngày