« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TẢO CHLORELLA NUÔI SINH KHỐI MOINA SP


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TẢO CHLORELLA NUÔI SINH KHỐI MOINA SP.
- Nghiên cứu về tăng trưởng và sinh sản của Moina được thực hiện ở 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 nghiên cứu sự ảnh hưởng của mật độ tảo Chlorella cho ăn lên quá trình phát triển của quần thể Moina ở 4 mật độ khác nhau: 1,5.
- 3,5 và 4,5 triệu tb/mL.
- Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên Moina với 3 nghiệm thức: thu hoạch (theo thể tích) 25%/ngày.
- thu hoạch 25%/2 ngày và thu hoạch theo mật độ Moina cố định 2000 ct/L.
- Ở Thí nghiệm 1 mật độ quần thể Moina đạt cao nhất ở nghiệm thức 4,5 triệu tb Chlorella/mL ct/mL) và cho kết quả tương tự với tỉ lệ mang trứng ở con cái.
- Trong thí nghiệm 2 khi cố định việc thu hoạch 2000 ct/L mỗi ngày thì Moina đạt tốc độ tăng trưởng và năng suất thu hoạch cao nhất.
- Từ khóa: Moina, Chlorella, thu hoạch.
- Moina hay còn gọi là trứng nước hoặc bo bo là thức ăn lý tưởng cho nhiều loài cá con sống trong môi trường nước ngọt (Rottmann, 1992) nhờ vào đặc điểm có kích thước nhỏ, giá trị dinh dưỡng cao.
- Moina được sử dụng thành công trong ương nuôi các loài cá vược, cá hồi, cá thác lác, cá tai tượng, cá trê, cá rô đồng … và nhiều loài cá cảnh nhiệt đới khác.
- Ngoài ra, Moina đông lạnh còn sử dụng làm thức ăn cho hơn 60 loài cá nước ngọt và nước mặn khác nhau (Phillipe Dhert, 1996).
- Việc thu vớt tự nhiên ngày càng hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt.
- Để chủ động trong việc tạo nguồn thức ăn cho cá, nhiều công trình nuôi sinh khối Moina trong ao kết hợp với sử dụng phân bón hữu cơ và vô cơ đã được thực hiện nhiều nơi.
- Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng tảo làm thức ăn cho Moina được thực hiện ở khắp nơi trên thế giới với nhiều kết quả khác nhau phụ thuộc vào nguồn tảo cũng như hệ thống nuôi khác nhau.
- Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng tảo Chlorella nuôi sinh khối Moina được đặt ra..
- Moina mua về từ cơ sở bán Moina và phân lập dưới kính lúp, sau đó nhân giống trong môi trường nước ngọt với mật độ tảo cho ăn hằng ngày là 1,5 triệu tb/mL..
- Khi Moina đạt mật độ 200 ct/L thì tiến hành thí nghiệm..
- Nguồn nước ngọt sử dụng từ nguồn nước máy sinh hoạt được xử lý bằng Chlorin với nồng độ 20 ppm, sục khí mạnh trong 24h.
- Sau đó nước để lắng trong thời gian 24 h trước khi sử dụng..
- Cá được tắm trong formol có nồng độ 20 ppm trong thời gian 30 phút và nuôi trong bể nước ngọt.
- Sau 4-5 ngày tảo Chlorella bắt đầu xuất hiện và phát triển trong bể nuôi cá, từ thời gian này, cá được cho ăn bằng thức ăn GB 618 do công ty trách nhiệm hữu hạn Grobest với liều lượng 1-3 % trọng lượng thân.
- Sau 7-10 ngày, tảo phát triển mạnh với mật độ 10 x 10 6 tb/mL được thu hoạch và lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 30 m để loại bỏ thức ăn thừa và phân cá, sau đó cô đặc bằng máy ly tâm, bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 o C..
- Thí nghiệm tiến hành trong hệ thống bể composite hình phểu có thể tích 30 L và bố trí trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, nhiệt độ thay đổi theo thời tiết bên ngoài, trong khu vực trại thí nghiệm nuôi sản xuất thức ăn tự nhiên thuộc Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Thí nghiệm 1 bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại theo mật độ tảo cho ăn là 1,5.
- 3,5 và 4,5 x 10 6 tb/mL.
- Moina được bố trí với mật độ ban đầu là 200 con/L, cho ăn bằng tảo Chlorella ngày một lần.
- Hằng ngày thay nước theo tỉ lệ 25%..
- Thí nghiệm 2 thực hiện trong điều kiện như thí nghiệm 1 với mật độ Moina ban đầu là 2.000 ct/L.
- Tảo Chlorella được cho ăn ngày một lần với mật độ 4,5 triệu tb/mL (tốt nhất từ thí nghiệm 1).
- Thí nghiệm bố trí theo tỉ lệ thu hoạch gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lai là thu hoạch 25 %/ngày, 25 %/2ngày và thu hoạch giữ cố định mật độ 2.000 ct/L..
- Quản lý: Mật độ Moina được xác định hằng ngày vào sáng sớm, sau đó tiến hành thu hoạch theo tỉ lệ được tính toán và phụ thuộc vào từng nghiệm thức khác nhau..
- Trong quá trình thu hoạch, bể nuôi Moina được sục khí đều nhằm đảm bảo sự phân bố đều của Moina trong tầng nước.
- Các thông số theo dõi trong các thí nghiệm bao gồm nhiệt độ, pH với tần suất ngày/lần.
- Mật độ và tỉ lệ mang trứng của Moina theo dõi hằng ngày.
- Tốc độ tăng trưởng của Moina xác định theo công thức:.
- µ: Tốc độ phát triển của Moina.
- Nt: Mật độ Moina tại thời điểm t (cá thể/ml).
- Mật độ Moina ban đầu.
- t: Thời gian nuôi (ngày)..
- 3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của mật độ tảo lên sự phát triển của quần thể Moina.
- Các yếu tố môi trường.
- Nhiệt độ: không có sự biến động trong suốt thời gian thí nghiệm dao động trong khoảng 29,3 o C đến 31,8 o C thích hợp cho sự phát triển của Moina (Rottmann et al., 1992).
- pH: không có sự khác biệt về pH giữa các nghiệm thức trong suốt thời gian thí nghiệm dao động thấp nhất 7,27 ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo Chlorella với mật độ 1,5 triệu tb/mL và cao nhất là 7,94 ở nghiệm thức tảo Chlorella với mật độ 4,5 triệu tb/mL, thích hợp cho sự phát triển của Moina (Philipe Dhert, 1996)..
- Độ trong: Có sự giảm dần về độ trong ở các nghiệm thức từ NT cm) đến NT cm) phù hợp với lượng tảo đưa vào, mật.
- độ tảo cho ăn càng cao thì độ trong càng giảm..
- NH 3 : Hàm lượng NH 3 ở các nghiệm thức tăng dần từ đầu cho đến khi kết thúc thí nghiệm đó là do sự tích tụ vật chất hữu cơ từ sản phẩm bài tiết của Moina tăng lên cùng với sự tăng lên của mật độ quần thể Moina trong bể nuôi.
- Điều này cũng phù hợp với nhận định của Boy (1998) “phần lớn nguồn nitơ cũng như ammonium trong môi trường nuôi có từ sản phẩm thải thông qua hoạt động trao đổi chất của loài nuôi và sự phân huỷ thức ăn thừa trong quá trình nuôi”.
- Hàm lượng NH 3 cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng tảo với mật độ 4,5 x 10 6 tb/mL ppm) vào ngày thứ 9 thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lee Heng (1983) là 35-50 ppm và hàm lượng gây chết LC 50 24h của Moina macrocopa là 232 mg/L (Mangas-Ramirez et al., 2002)..
- Sự phát triển của quần thể Moina: Thí nghiệm tiến hành trong thời gian 9 ngày, kết quả cho thấy có sự khác biệt về tăng trưởng và sinh sản của Moina khi cho ăn ở các mật độ tảo khác nhau.
- Mật độ Moina trong 3 ngày đầu chưa có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.
- Mật độ Moina ở ngày thứ hai của thí nghiệm không thay đổi so với ngày đầu bố trí thí nghiệm có thể do thời gian này Moina phải thích nghi với điều kiện môi trường mới nên quần thể không tăng về mật độ.
- Tuy nhiên, tỉ lệ mang trứng đã tăng lên ở hầu hết các nghiệm thức (Hình 1)..
- Tỉ lệ mang trứng của Moina có khuynh hướng tăng dần và đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 4 chiếm tỉ lệ 17,9 ± 3,6.
- 26,7 ± 3,4 và ở các nghiệm thức cho ăn với mật độ 1,5.
- Điều này cũng phù hợp với điều kiện môi trường ở giai đoạn đầu mật độ quần thể thấp (Hình 1), nguồn thức ăn phong phú vì vậy việc tập trung năng lượng cho quá trình sinh sản của quần thể Moina cao..
- Hình 1: Mật độ (trái) và tỉ lệ mang trứng (phải) của quần thể Moina ở thí nghiệm 1.
- Vào ngày thứ 4, tỉ lệ mang trứng của Moina cao (Hình 1) đã dẫn đến mật độ quần thể tăng cao và có sự khác biệt thống kê (p <0,05) về chỉ tiêu này ở các nghiệm thức.
- Tỉ lệ mang trứng của Moina có khuynh hướng giảm nhẹ vào các ngày 5 và 6 và giảm thấp vào các ngày cuối của thí nghiệm liên quan với mật độ tăng lên cực.
- và ct/L ở các nghiệm thức NT 1.5, NT2.5, NT 3.5 và NT 4.5 tương.
- Mặc dù liều lượng tảo cho ăn giữ ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm nhưng do mật độ tăng cao đã đưa đến tình trạng thiếu thức ăn ở các nghiệm thức, hơn nữa vào những ngày cuối thí nghiệm, môi trường càng trở nên xấu đi, một số Moina và tảo chết bị phân hủy tạo nên những cặn lơ lửng trong môi trường đã ảnh hưởng đến tốc độ bơi lội cũng như khả năng lọc thức ăn của Moina.
- Kết quả là quần thể Moina suy tàn nhanh chóng vào ngày cuối của thí nghiệm..
- Mật độ của quần thể Moina đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 4,5 x 10 6 tb Chlorella/mL ct/mL) điều này cũng phù hợp với nhận định của Ducan (1989) là sự phát triển của quần thể Moina phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn chủ yếu là tảo như: Chlorella, Scenedesmus… và tốc độ sinh sản của chúng chịu ảnh hưởng nhiều bởi mật độ thức ăn.
- (2003) về sự phát triển quẩn thể của một số loài thuộc bộ Cladocera khi cho ăn bằng tảo Chlorella với mật độ từ 0.05 x x 10 6 tb/mL cho thấy, Moina macrocopa đạt mật độ cao nhất (15,8 ± 1 ct/mL) khi cho ăn với mật độ tảo là 1.6 x 10 6 tb/mL.
- So với kết quả của thí nghiệm này, ở nghiệm thức cho ăn cùng một liều lượng tảo thì mật độ Moina thấp hơn nhiều ct/mL vào ngày thứ 7), có thể do điều kiện thí nghiệm nuôi trên thể tích lớn 30 L và chỉ thay nước 25% mỗi ngày trong khi với thí nghiệm của Nandini (2003) nuôi trong thể tích 50 mL trong môi trường thay nước mới hoàn toàn mỗi ngày.
- Hơn nữa, theo Hardy và Ducan (1994) lượng thức ăn sử dụng trong cùng một loài phụ thuộc vào nhiệt độ.
- nuôi, nhiệt độ tăng thì lượng thức ăn sử dụng tăng, điều này phù hợp với kết quả trong thí nghiệm này..
- 3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỉ lệ thu hoạch lên sự phát triển của Moina Các điều kiện môi trường.
- Nhiệt độ, pH: Không có sự biến động lớn về nhiệt độ (thấp nhất 27,5 o C, cao nhất 31,5 o C) và pH trong suốt quá trình thí nghiệm nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của Moina..
- NH 3 : Hàm lượng NH 3 ở các nghiệm thức có khuynh hướng cao vào các thời điểm giữa chu kỳ nuôi sau đó giảm dần và giữ ổn định cho đến cuối chu kỳ nuôi, điều này phù hợp với mật độ của Moina từ ngày 5 đến ngày 7 đạt cao nhất ở các nghiệm thức.
- Nồng độ NH 3 ở nghiệm thức 25%/2 ngày biến động theo hình zig-zag có thể do chu kỳ thu mẫu của mẫu nước (3 ngày/lần) và chu kỳ thu hoạch (2 ngày/lần) chênh lệch nhau.
- Thu hoạch đồng nghĩa với quá trình thay nước vì vậy khi thu mẫu nước sau ngày thu hoạch thì hàm lượng NH 3 sẽ giảm và ngược lại thu mẫu nước trước khi thu hoạch sẽ dẫn đến hàm lượng này cao.
- Hàm lượng NH 3 trung bình ở các nghiệm thức 25%/ngày, 25%/2ngày và 2000 ct/L là 0,360.26.
- 0,670.49 và 0.540.32 ppm tương ứng, điều này có thể liên quan đến tỉ lệ thay nước trung bình của từng nghiệm thức.
- Ngoài ra, hàm lượng NH 3 ở các nghiệm thức đều thấp (cao nhất = 1,65 ppm) có thể do thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này là tảo Chlorella, có khả năng NH 3 sản sinh ra do các hoạt động trao đổi chất của Moina đã được tảo hấp thu vì vậy nồng độ NH 3 + ở các nghiệm thức trong suốt thời gian nuôi nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của Moina..
- NO 2 : Ngược lại với NH 3 , nồng độ NO 2 ở các nghiệm thức trong thí nghiệm 2 có khuynh hướng tăng dần vào vào thời gian cuối thí nghiệm, điều này cũng phù hợp với qui luật tự nhiên là trong hệ thống nuôi thuỷ sản, thời gian nuôi càng lâu thì chất lượng nước càng giảm.
- Tuy nhiên, nồng độ NO 2 ở thí nghiệm này nằm trong phạm vi chịu đựng của Moina..
- Thay nước của Moina trong thí nghiệm này đồng nghĩa với thu hoạch Moina do lượng nước mất đi cùng với quá trình thu hoạch sẽ được bù lại bằng nước mới.
- lệ thay nước ở các nghiệm thức 25%/ngày.
- Mật độ Moina trước và sau thu hoạch: Qua hình 2 ta thấy từ những ngày đầu cho đến ngày thứ 11 của thí nghiệm, mật độ Moina tương đối cao (luôn >4.000 cá thể/L) đặc biệt ở 2 nghiệm thức thu hoạch 25%/ngày và 25%/2 ngày, chứng tỏ với mật độ thức ăn cung cấp cố định (4,5 x10 6 tb/ml tảo Chlorella) đủ đáp ứng nhu cầu cho Moina khi phát triển ở mật độ cao.
- Sau đó, mật độ Moina có khuynh hướng giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm, mặc dù các yếu tố môi trường đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của Moina.
- Điều này có thể do thời gian nuôi kéo dài, nhiều tảo chết cùng với chất thải từ hoạt động sống của Moina đã tạo nên những hạt lơ lửng trong tầng nước.
- Chính các hạt lơ lửng này đã hạn chế khả năng bơi lội cũng như tốc độ lọc thức ăn của Moina.
- Tuy vậy, mật độ của Moina ở hầu hết các nghiệm thức từ đầu cho đến khi kết thúc thí nghiệm đều lớn hơn mật.
- Hình 2: Mật độ Moina trước và sau thu hoạch ở các nghiệm thức 25%/ngày, 25%/2 ngày và 2.000.
- nghiệm có thể duy trì mật độ Moina hơn 1 tháng và có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng Moina của tôm, cá con ở các trại giống thủy sản..
- Tốc độ tăng trưởng của Moina cao nhất ở nghiệm thức 2000 ct/L đạt 0,390,22 kế đến là ở nghiệm thức 25%/ngày và thấp nhất là nghiệm thức 25%/2 ngày.
- Do tính chất đặc thù của thí nghiệm là phụ thuộc vào tỉ lệ thu hoạch Moina vì vậy có sự biến động lớn về tốc độ tăng trưởng của Moina trong cùng một nghiệm thức nên không có so sánh thống kê..
- Năng suất thu hoạch của Moina cao nhất ở nghiệm thức 2000 ct/L (984ct/L/ngày) kế đến là nghiệm thức 25%/ngày (851ct/L/ngày) và cuối cùng là 25%/2ngày (432ct/L/ngày) cho thấy với mật độ thả nuôi là 2000 ct/L và mật độ tảo cho ăn là 4,5 x 10 6 tb/mL thì khả năng phục hồi quần thể Moina là tốt nhất có nghĩa là số Moina thu hoạch thấp hơn số Moina sinh ra.
- Điều này thể hiện rõ ràng hơn khi tốc độ tăng trưởng quần thể lớn hơn tỉ lệ thu hoạch (hay tỉ lệ thay nước) của Moina ở NT 25%/ngày và NT 2000 ct/L (Bảng 1).
- Ở nghiệm thức 25%/2ngày năng suất thu hoạch (432 ct/L/ngày) thấp hơn so với 2 nghiệm thức 25%/ngày và 2000 ct/L (Bảng 1).
- Mặt khác, việc thu hoạch 2 ngày/lần cũng không phù hợp với nhu cầu sử dụng thức ăn của cá con..
- Bảng 1: Mật độ, tốc độ tăng trưởng và năng suất của các nghiệm thức.
- Mật độ (ct/L .
- Tốc độ tăng trưởng (%/ngày Năng suất thu hoạch.
- Tỉ lệ thay nước (%/ngày .
- Moina đạt mật độ cao nhất ct/mL) và tỉ lệ con cái mang trứng cao nhất (29,2 ±7,5.
- khi cho ăn bằng tảo Chlorella ở mật độ 4,5 triệu tb/mL/ngày..
- Với mức cho ăn này, việc thu hoạch giữ cố định 2.000 cá thể/L trong bể nuôi (30%/ngày) có thể giúp quần thể Moina duy trì và ổn định trong vòng một tháng..
- Từ kết quả thí nghiệm nên tiếp tục nghiên cứu sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để thay thế tảo Chlorella đồng thời lưu ý đến giá trị dinh dưỡng, thành phần.
- sinh hóa của Moina để thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của các trại giống thủy sản.