« Home « Kết quả tìm kiếm

Khả năng tác động trên tăng trọng và phòng bệnh cho vịt của lá Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum)


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG TRÊN TĂNG TRỌNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO VỊT CỦA LÁ XUÂN HOA (Pseuderanthemum palatiferum).
- Huỳnh Kim Diệu * và Đàm Thùy Nga.
- Người chịu trách nhiệm về bài viết: Huỳnh Kim Diệu (email: [email protected]).
- Để đánh giá hiệu quả phòng bệnh và khả năng tác động trên tăng trọng của lá Xuân Hoa (XH), lá XH dạng bột sấy khô được trộn vào thức ăn của vịt.Thí nghiệm được thực hiện trên 180 vịt siêu thịt Cherry Velley 10 ngày tuổi, thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: nghiệm thức 1(1,8 g bột lá XH/kg thức ăn), nghiệm thức 2 (2,4g bột lá XH/kg thức ăn) và nghiệm thức3(3,0g bột lá XH/kg thức ăn)và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung bột lá XH).
- Sau 30 ngày thí nghiệm, kết quả tăng trọng của vịt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung2,4g bột lá XH/kg thức ăn (47,4g/con/ngày), kế đến lần lượt nghiệm thức bổ sung3,0g bột lá XH/kgthức ăn(45,8 g/con/ngày), 1,8gbột lá XH/kg thức ăn (39,7 g/con/ngày) và thấp nhất là đối chứng(37 g/con/ngày).Tỉ lệ sống ở nghiệm thức đối chứng thấp nhất (82,2.
- kế đến nghiệm thức 1 (93,3%) và nghiệm thức 2 (95,6%) và cao nhất ở nghiệm thức 3 (97,8.
- Liều 2,4 g và 3,0 g bột lá XH/kg thức ăn tác động tốt nhất trên các chỉ tiêu sinh lý máu (số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, số lượng bạch cầu, thể tích trung bình hồng cầu).
- Sau 30 ngày phòng bệnh bằng bột lá XH, khảo sát vi thể mẫu gan, thận vịt không có dấu hiệu bệnh tích..
- Như vậy, bổ sung bột lá XH vào thức ăn tác động tốt trên sự tăng trưởng và phòng bệnh cho vịt và bột lá XH không có độc tính..
- Trích dẫn: Huỳnh Kim Diệu và Đàm Thùy Nga, 2018.
- Khả năng tác động trên tăng trọng và phòng bệnh cho vịt của lá Xuân hoa (Pseuderanthemum palatiferum).
- Từ đó nhiều nghiên cứu khoa học về cây XH được thực hiện.
- Phân tích thành phầnhóa học cho thấy hàm lượng dưỡng chất trong lá XH rất cao (đạm chiếm 30,80%) và chứa đầy đủ khoáng và acid amin thiết yếu với hàm lượngcao (Võ Hoài Bắc vàLê Thị Lan Oanh, 2003).
- Cây cũng chứa các hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn cao, ức chế được vi khuẩn gram âm, gram dương và nấm (Trần Công Khánh vàctv.,1998), bên cạnh đó lá XH cũng chứa các flavonoid và steroid đóng vai trò quan trọng trong trị bệnh (Phan Minh Giang và ctv., 2005).
- Bổ sung bột XHvào thức ăn heovới liều 0,2g/kg thể trọng/ngày phòng bệnh cho hiệu quả cao nhất,tác động tốt trên tăng trọng, số lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, tỉ khối hồng cầu và phòng tiêu chảy tốt (Huỳnh Kim Diệu, 2009a).Bột XHtrộn vào thức ăn cá phòng được bệnh xuất huyết và gan thận mủ ở cá tra (Huỳnh Kim Diệu, 2011).
- Bột XH cũng được nghiên cứu bổ sung vào khẩu phần gà,giúp tăng trọng tốt và phòng được bệnh (Ngô Thành Tâm và Huỳnh Kim Diệu, 2017).
- Để tìm hiểu thêm khả năng phòng bệnh của câyXH trên vật nuôi, nghiên cứu sử dụng bột XH phòng bệnh cho vịt được thực hiện..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu.
- Bao gồm lá của cây XH, vịt CV Super M1 ngày tuổi, cơ sở sản xuất vịt giống sạch Phước Đẹp (Hậu Giang) cung cấp, được nuôi thuần đến 10 ngày tuổi dùng thí nghiệm và các chủng vi khuẩn sử dụng là.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Sản xuất bột XH.
- Bột lá XH: lá được sấy khô giòn (còn 20% trọng lượng ban đầu, ẩm độ khoảng 8.
- xay mịn và trộn vào thức ăn(thức ăn tự phối trộn theo nhu cầu dinh dưỡng của vịt)..
- 2.2.3 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, thực hiện trên vịt 10 ngày tuổi gồm 4nghiệm thức và 3 lần lập lại.
- Bố trí thí nghiệm được trình bày qua Bảng 1..
- Trong suốt thời gian thí nghiệm vịt được theo dõi tình trạng bệnh lý và tăng trọng.
- Sau khi phòng bệnh 1 tháng thì tiến hành mổ khám và quan sát bệnh tích..
- Bảng 1: Bố trí thí nghiệm phòng bệnh lá XH.
- STT Nghiệm thức Tổng số vịt thí nghiệm Khẩu phần bổ sung Liều lượng (g/kg thức ăn).
- 1 Đối chứng 45 Không bổ sung 0,0.
- 2 NT1 45 Bột XH 1,8.
- 3 NT2 45 Bột XH 2,4.
- 4 NT3 45 Bột XH 3,0.
- Số liệu được phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model), xác định mức độ khác biệt có ý nghĩa của các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey và so sánh tỉ lệ sử dụng Chi-Square test, dùng phần mềm Minitab version16.0(ở mức ý nghĩa 5%)..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả thử tính kháng khuẩn.
- Tác dụng kháng khuẩn của lá XH được trình bày qua Bảng 2..
- Bảng 2: Kết quả khả năng kháng khuẩn của lá XHđối với các chủng vi khuẩn gây bệnh trên vịt.
- Vi khuẩn MIC của cao chiết lá XH (μg/ml).
- Kết quả Bảng 2 cho thấy cao láXH có khả năng tác động trên vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.
- Kết quả MIC của cao XHđối với vi khuẩn E..
- Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2010),cao lá của các dòng XH đều có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, E.coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella.
- tarda (MIC=512-1.024g/ml).Trong thí nghiệm sử dụng chủng vi khuẩn phân lập từ thực địa, khả năng kháng khuẩn không sai khác so với các chủng vi khuẩn chuẩn, do vậy chưa có sự đề kháng xảy ra đối với cao lá XH..
- 3.2 Kết quả phòng bệnh trên vịt bằng bột lá XH 3.2.1 Tỉ lệ sống của vịt.
- Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của vịt ở các nghiệm thức dao động từ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức(P<0,05) (Bảng 3)..
- Bảng 3: Tỉ lệ sống của vịt sau khi phòng bệnh bằng bột lá XH.
- Nghiệm thức Số vịt nuôi (con) Số vịt sống (con) Số vịt chết (con) Tỉ lệ sống.
- Đối chứng b.
- Nghiệm thức ab.
- Nghiệm thức a.
- Đối chứng: không bổ sung bột XH.
- Nghiệm thức 1: bổ sung 1,8 g bột XH/ kg thức ăn..
- Nghiệm thức 2: bổ sung 2,4 g bột XH/ kg thức ăn.
- Nghiệm thức 3: bổ sung 3,0 bột XH/ kg thức ăn..
- Kết quả Bảng 3 cho thấy tỉ lệ sống của vịt thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 82,2%, và cao nhất ở nghiệm thức 3 (3,0g XH/kg thức ăn) 97,8%.
- Kế đến là nghiệm thức 2 (2,4g XH/kg thức ăn) là 95,6% và nghiệm thức 1 (0,6g XH/kg thức ăn) là 93,3%.
- Kết quả trên cho thấy,bổ sung bột XH vào thức ăn giúp tăng tỉ lệ sống của vịt, sai khác có ý nghĩa thống kê so đối chứng (P<0,05), liều 3,0g bột XH/kg thức ăn thì vịt có tỉ lệ sống cao nhất..
- Trong lá XH có chứa các chất kích thích khả năng miễn dịch, có khả năng kháng khuẩn, kháng.
- Huỳnh Kim Diệu, 2009a và 2010) giúp cơ thể vịt có thể tạo được sức đề kháng tốt với bệnh tật cũng như những thay đổi bất lợi của môi trường.
- Kết quả MIC (Bảng 2) đã cho thấy lá XH có khả năng ức chế những vi khuẩn thường gây bệnh cho vịt..
- 3.2.2 Tăng trọng của vịt.
- Sau khi sử dụng bột lá XH để phòng bệnh trong 1 tháng, kết quả tăng trọng được trình bày ở Bảng 4..
- Bảng 4: Tăng trọng của vịt sau khi phòng bệnh bằng bột lá XH.
- Nghiệm thức Pđ(g) Pc(g) TT(g) TT/ngày(g/ngày).
- Pđ: trọng lượng đầu thí nghiệm.
- Pc: trọng lượng sau 1 tháng thí nghiệm;.
- TT/ngày: tăng trọng/ ngày.
- TT: khối lượng tăng trọng sau 1 tháng thí nghiệm..
- NT ĐC: không bổ sung bột XH.
- NT1: bổ sung 1,8 g bột XH/ kg thức ăn..
- NT2: bổ sung 2,4 g bột XH/ kg thức ăn.
- NT3: bổ sung 3,0 bột XH/ kg thức ăn..
- Kết quả Bảng 4 cho thấy khối lượng vịt gia tăng cao nhất ở nghiệm thức 2 bổ sung 2,4 g bột XH/kg thể trọng (1.422 g),kế đến nghiệm thức 3 (1.453g) và tăng trọng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1.108 g) (P<0,05).
- Tương tự, tăng trọng trên ngày cũng đạt cao nhất ở nghiệm thức 2 (47,4 g/ngày), kế đến nghiệm thức 3(45,8 g/ngày) và thấp nhất ở.
- nghiệm thức đối chứng (37,0 g/ngày) (P<0,05).
- Như vậy khi bổ sung bột lá XH ở mức 2,4–3,0 g/kg thức ăn cho tác động tốt nhất trên tăng trọng..
- Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Huynh Kim Dieu et al.
- (2006) và Huỳnh Kim Diệu (2009a),bột lá XHtác động tốt trên tăng trọng heo theo mẹ và sau cai sữa, và bổ sung 2,5g bột lá XH/kg thức ăn đã.
- giúp gà tăng trọng tốt (Ngô Thành Tâm và Huỳnh Kim Diệu, 2017).Do lá XH có chứa hàm lượng dưỡng chất cao, chứa đầy đủ các acid amin, các khoáng chất, các men đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật (Lê Thị Lan Oanh và ctv., 1999), lá XH chứa hầu hết các acid amin thiết yếu và không thiết yếu, đáng chú ý lysine và methionin là 2 loại acid amin quan trọng nhất hay bị thiếu trong thức ăn gia súc, lysine và methionincủa lá XH biến động từ và Huỳnh Kim Diệu, 2009c).
- Ngoài thành phần dưỡng chất cao, lá XH còn chứa men pseuderantin phân giải protein mạnh (Võ Hoài Bắc.
- 3.2.3 Chỉ tiêu sinh lý máu vịt.
- Sau khi phòng bệnh bằng bột lá XH ở các liều khác nhau, các chỉ tiêu sinh lý máu của vịt được trình bày ở Bảng 5..
- Bảng 5: Chỉ tiêu sinh lý máu vịt sau khi phòng bệnh bằng bột lá XH.
- Chỉ tiêu theo dõi Đối chứng NT1 NT2 NT3 Giới hạn bình.
- M.C.V (ft a 84,5±4,94 a 84,5±5,56 a 84,6±9,6 a NT ĐC: không bổ sung bột XH.
- Kết quả bổ sung bột lá XH vào khẩu phần cho thấy các chỉ tiêu sinh lý máu của vịt ở các nghiệm thức đều trong giới hạn bình thường (Trịnh Thị Thơ Thơ, 1994.
- Trần Thị Minh Châu, 2008) và sai khác không có ý nghĩa thống kê so đối chứng, tuy nhiênbổ sung bột XH ở hàm lượng cao hơn (2,4 và 3,0 g bột XH/kg thức ăn) tác động tốt hơn trên số lượng hồng cầu (P<0,05).Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2009a),các chỉ tiêu sinh lý máu của heo khi bổ sung bột lá XH đều cho kết quả tốt và cao hơn nghiệm thức đối chứng.Theo Nguyễn Thị Kim Đông (2016), hồng cầu có tác dụng gắn O 2 từ phổi vận chuyển đến các tổ chức, sau đó phối hợp với huyết tương vận chuyển CO 2 đào thải qua phổi, do đó, nếu số lượng hồng cầu trong giới hạn cho phép nhưng cao hơn so với các nghiệm thức khác chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh hơn,.
- 3.2.4 Khảo sát tiêu bản vi thể ở gan, thận sau 1 tháng phòng bệnh.
- Kết quả vi thể thận và gan trình bày ở Hình 1 và Hình 2 cho thấy không có sự khác biệt giữa nghiệm thức sử dụng bột lá XH để trộn vào thức ăn so với nghiệm thức đối chứng: cấu trúc mô ở trạng thái bình thường,không tổn thương hoặc xuất huyết.Như vậy, bột lá XH dùng để trộn vào thức ăn không gây độc tính trên gan và thận vịt.
- Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2009b) khi nghiên cứu về độc tính cấp và bán cấp của lá XH trên chuột không xác định được liều LD50, cũng như kết quả vi thể gan, thận đều bình thường so với nghiệm thức đối chứng..
- Bột XH bổ sung vào thức ăn vịt tác động tốt trên tăng trọng, các chỉ tiêu sinh lý máu (số lượng hồng cầu, tỉ khối huyết cầu, số lượng bạch cầu,thể tích trung bình hồng cầu) và nâng cao tỉ lệ nuôi sống vịt..
- Liều 2,4 g và 3,0 g bột lá XH/kg thức ăncho hiệu quả tốt nhất và không biểu hiện độc tính..
- Huỳnh Kim Diệu, 2009a.
- Huỳnh Kim Diệu, 2009b.
- Nghiên cứu độc tính cấp và bán cấp của lá Xuân Hoa (Pseuderanthemum palatiferum).
- Huỳnh Kim Diệu, 2009c.
- Huỳnh Kim Diệu, 2010.
- Huỳnh Kim Diệu, 2011.
- Khả năng phòng bệnh xuất huyết và gan thận mủ ở cá tra của bột lá cây xuân hoa.Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y .
- Ngô Thành Tâm và Huỳnh Kim Diệu, 2017.Khả năng tác động trên tăng trọng và phòng bệnh cho gà của lá xuân hoa (Pseuderanthemum.
- Phan Minh Giang, Hà Việt Bảo và Phan Tống Sơn, 2005.Nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá và khảo sát sơ bộ tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm của các phần chiết giàu flavonoid từ lá XH (Pseuderanthemum palatiferum (Nees), Radlk)..
- Góp phần nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Xuân Hoa