« Home « Kết quả tìm kiếm

Khả năng thích Ứng của nông dân đối với biến đổi khí hậu Ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NÔNG DÂN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với tác động của biến đổi khí hậu.
- Khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa được đánh giá tại 4 tỉnh phía Nam Sông Hậu thuộc các đặc thù sinh thái khác nhau tùy theo chế độ thủy văn và đặc tính đất đai, bao gồm An Giang (lũ), Cần Thơ (phù sa), Hậu Giang (đất phèn) và Bạc Liêu (nước mặn).
- Có 23 nhóm nông dân được thảo luận, các nhóm này được phân chia theo quy mô sở hữu đất nông nghiệp (nhỏ và lớn hơn 1 ha) và hệ thống canh tác chính dựa trên nền lúa tại các điểm nghiên cứu.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng các hiểm họa chính được nông dân chỉ ra là nhiệt độ cao bất thường, ngập úng do lũ và mưa, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch hại trên lúa.
- Nông dân đã và đang ứng phó lại các tác động này;.
- tuy vậy, bên cạnh các yếu tố thúc đẩy, họ đang đối mặt với nhiều yếu tố gây cản trở quá trình thích ứng.
- Canh tác lúa đóng vai trò quan trọng đối với sinh kế của đa số nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có khoảng 65% diện tích đất nông nghiệp dùng để canh tác lúa (TCTK, 2011).
- Vì thế, sinh kế nông thôn bền vững, đặc biệt là của nông dân trồng lúa, phụ thuộc vào các nhân tố thúc đẩy và cản trở trong sản xuất lúa.
- Theo quan điểm tiếp cận sinh kế bền vững, sinh kế của nông dân trồng lúa bền vững khi họ có thể chống chọi được với các tác động tiêu cực do thời tiết và kinh tế-xã hội hoặc cải thiện được khả năng và nguồn lực sinh kế của họ mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (Chambers &.
- Mặt khác, các yếu tố bất lợi về kinh tế xã hội liên quan đến giá vật tư, thị trường tiêu thụ nông sản, kỹ thuật canh tác và cơ sở hạ tầng thủy lợi cũng gây khó khăn cho nông dân trồng lúa.
- Nông dân và chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó với tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Ở cấp nông hộ, nông dân trồng lúa đã áp dụng các giải pháp ứng phó nhằm giảm tổn thương hoặc tăng tính chống chịu với tác động bất lợi từ bên ngoài.
- Nông dân cố gắng lựa chọn các giải pháp thích ứng phù hợp với nguồn lực sinh kế của họ.
- Các nhóm nông dân khác nhau sẽ có khả năng ứng phó khác nhau.
- Vì thế, tìm hiểu các yếu tố sinh kế tăng cường và hạn chế khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa đối với BĐKH là rất cần thiết..
- (2) đánh giá khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa đối với BĐKH.
- (3) xác định các hành động ưu tiên để cải thiện khả năng thích ứng cho nông dân..
- Tiếp cận sinh kế bền vững được sử dụng để đánh giá khả năng thích ứng của nông dân đối với BĐKH.
- Nông dân trồng lúa được đặt vào trung tâm của quá trình phát triển (Chambers &.
- Tiếp cận nguồn lực sinh kế cho thích ứng và thực hiện các chiến lược thích ứng của họ bị ảnh hưởng bởi cả những yếu tố thúc đẩy và cản trở thích ứng.
- Kết quả đạt được sau khi thực hiện các chiến lược sinh kế sẽ là phản hồi quan trọng để nông dân điều chỉnh hoặc hình thành các chiến lược thích ứng mới..
- Thảo luận nhóm được thực hiện để đo lường khả năng thích ứng của nông dân đối với BĐKH (Brown và ctv., 2010.
- Có 23 nhóm nông dân được khảo sát ở các điểm nghiên cứu (Bảng 1) với khoảng 278 người tham gia.
- Phân nhóm nông dân thảo luận dựa vào quy mô đất nông nghiệp của nông hộ và hệ thống canh tác dựa trên nền lúa chính tại mỗi điểm khảo sát, bao gồm 2 lúa, 3 lúa, lúa-cá và lúa tôm, vì nó đóng góp chính vào thu nhập của hộ.
- tuy vậy, sự chia nhóm theo cùng diện tích đất (nhỏ hoặc lớn hơn 1 ha) ở 4 tỉnh nghiên cứu tạo điều kiện so sánh khả năng thích ứng trong cùng điều kiện sinh thái hoặc giữa các vùng sinh thái với nhau..
- Nhóm nông dân tham gia thảo luận Điều kiện đất và nước thuận lợi Điều kiện đất và nước khó khăn.
- Nhóm nông dân tham gia thảo luận chỉ ra các loại vốn sinh kế chính (con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chánh) (Chambers &.
- Conway, 1992) thúc đẩy và cản trở quá trình thích ứng của họ đối.
- Nông dân tham gia đánh giá mỗi loại tài sản sinh kế mà họ vừa chỉ ra theo thang đo từ 0 đến 5 tùy thuộc vào mức độ của tài sản đó hỗ trợ thích ứng của nông hộ đối với BĐKH (Hình 1)..
- Hình 1: Tiến trình cho điểm để đánh giá khả năng thích ứng của nông hộ 2.4 Phương pháp phân tích.
- Sơ đồ này giúp so sánh khả năng thích ứng của các nhóm hộ trong cùng một tỉnh hoặc giữa các tỉnh theo 5 loại tài sản sinh kế của hộ.
- Để nhận ra các yếu tố cụ thể thúc đẩy hoặc cản trở khả năng thích ứng của nông dân, sơ đồ Box Plot hiển thị giá trị trung bình của mỗi tài sản sinh kế được nông dân.
- chỉ ra và đánh giá mức độ tác động của nó đối với khả năng thích ứng của họ (Hình 6)..
- Thiệt hại do BĐKH đối với canh tác lúa và sinh kế của nông dân ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng.
- Không hỗ trợ thích ứng hiệu quả.
- Hỗ trợ thích ứng hiệu quả Có thể được.
- Rõ ràng ảnh hưởng của BĐKH đối với nông dân trồng lúa tùy vào kiểu thời tiết cực đoan, kiểu sinh kế và hệ thống canh tác cũng như khả năng tiếp cận các tài sản sinh kế cho thích ứng..
- 3.2 Khả năng thích ứng của nông dân đối với mỗi loại tài sản sinh kế.
- Khả năng thích ứng của nông dân đối với BĐKH được đo lường thông qua đánh giá 5 tài sản sinh kế của nông hộ.
- Nhìn chung, nông dân có diện tích canh tác lớn có khả năng thích ứng cao hơn.
- Điểm trung bình của mỗi loại tài sản sinh kế khác nhau giữa các vùng sinh thái, giữa xã thuận lợi và xã khó khăn và giữa các nhóm nông dân.
- Tuy nhiên, tăng cường tiếp cận kỹ thuật canh tác và giống lúa thích nghi giúp nông dân ở các xã khó khăn (Tà Đảnh và Hòa An) tăng cường khả năng thích ứng của họ (Hình 2 và Hình 4).
- khả năng thích ứng của nông hộ.
- Có rất nhiều yếu tố sinh kế ảnh hưởng khả năng ứng phó của nông dân đối với BĐKH.
- Nhiều nhân tố tác động tích cực đến thích ứng đã được nông dân chỉ ra như: kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, tiếp cận giống lúa mới, lượng nước ngọt dồi dào, sở hữu máy bơm và mua vật tư nông nghiệp trả chậm (Hình 6)..
- Nông dân thường tận dụng lao động gia đình trong canh tác lúa.
- Vì thế, phương cách sản xuất nông nghiệp ít sử dụng lao động hoặc cơ giới hóa một số công đoạn, đặc biệt là thu hoạch, đang là yêu cầu cấp bách cho nông dân..
- Hệ thống đê bao tiểu vùng chưa hoàn chỉnh làm cho nông dân khó chủ động quản lý nước và áp dụng kỹ thuật canh tác.
- Khó tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại kịp thời và theo nhu cầu của nông dân do dân không chỉ cần vốn cho canh tác lúa mà còn cho các.
- Chính vì thế, hầu hết nông dân mua vật tự trả chậm vào cuối mỗi vụ lúa và họ phải trả lãi cao hơn gấp đôi ngân hàng..
- Sự tiết kiệm hạn chế này gây trở ngại cho nông dân ứng phó với tác động thời tiết bất ngờ..
- Hình 6: Giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng khả năng thích ứng.
- Sơ đồ Box Plot tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng khả năng thích ứng theo từng loại tài sản sinh kế của tất cả 23 nhóm thảo luận.
- ngược lại là cản trở thích ứng.
- 3.4 Các vấn đề chính cho thích ứng và các hành động ưu tiên.
- Có nhiều yếu tố liên quan đến khả năng thích ứng của nông dân trồng lúa đã được trình bày trong Hình 6.
- khả năng thích ứng của họ được tìm thấy thông qua tất cả các cuộc thảo luận nhóm xoay quanh các vấn đề lao động, giống lúa thích nghi, hợp tác nông dân, tiếp cận công nghệ sau thu hoạch, thiếu và ô nhiễm nước, tiếp cận tín dụng và thu nhập (Bảng 2)..
- Bảng 2: Hành động ưu tiên được đề xuất nhằm nâng cao khả năng thích ứng Nhân tố Hành động ưu tiên.
- Đa dạng các kiểu và kênh cung cấp thông tin liên quan BĐKH và kỹ thuật canh tác nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ đa dạng cho nông dân.
- Qua đó, nâng cao nhận thức của nông dân về BĐKH..
- Mặc dù tiếp cận với nguồn giống lúa mới của nông dân đã được cải thiện.
- Hợp tác nông dân.
- Hợp tác nông dân cần được đẩy mạnh vì trong bối cảnh BĐKH và toàn cầu hóa như hiện nay, có nhiều hoạt động nông dân không thể hành động đơn lẻ.
- Các hoạt động trong canh tác như quản lý nước, xuống giống đồng loạt, bảo vệ đê bao, quản lý dịch hại, hợp đồng bao tiêu, thu hoạch và tham gia cánh đồng mẫu lớn rất cần sự hợp tác nông dân..
- Chất lượng nước cần kiểm soát tốt hơn thông các giải pháp quản lý sử dụng nông dược hóa học và tăng cường sử dụng phân hữu cơ, nông dược sinh học, cải thiện kỹ thuật canh tác, quản lý nước, giống lúa kháng, yêu cầu của thị trường và tăng nhận thức của nông dân về bảo vệ môi trường.
- Đất trũng và không bằng phẳng trong cùng một mãnh ruộng và giữa các mãnh ruộng gây khó khăn cho nông dân trong quản lý nước, tưới tiêu tập thể và sử dụng máy GĐLH, làm tăng thất thoát sau thu hoạch và mâu thuẫn trong quản lý nước..
- Nguồn cá tự nhiên được xem là cơ hội sinh kế cho nông dân nghèo không đất đã bị suy giảm do sử dụng nhiều nông dược trong thâm canh nông nghiệp, thay đổi môi trường tự nhiên và khai thác quá mức.
- ngân hàng Nghị định NĐ-CP) của Chính phủ cần được linh động hơn nhằm thỏa mãn yêu cầu phát triển sinh kế, đa dạng thu nhập và thích ứng của nông dân..
- Đa dạng thu nhập giúp nông dân giảm rủi ro do biến động giá và BĐKH trong sản xuất lúa.
- Đa dạng nguồn thu nhập hộ cũng là một giải pháp gia tăng khoản tiết kiệm cho nông dân.
- Quyết định 63 và QĐ-TTg và 65/2011/QĐ-TTg) nhằm tăng cường công nghệ và cơ sở hạ tầng để giảm thất thoát sau thu hoạch cho nông dân chưa phù hợp do yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa.
- Các vấn đề thích ứng chung của nông dân trồng lúa ở ĐBSCL.
- Từ các khó khăn chính yếu đã trình bày trong Bảng 2, các hành động ưu tiên để giải quyết các khó khăn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của người trồng lúa được thảo luận và đề xuất bởi cộng đồng.
- Nghiên cứu và thử nghiệm giống, đặc biệt là lúa, và kỹ thuật canh tác thích ứng với BĐKH theo đặc thù sinh thái cần được ưu tiên thực hiện.
- Cải thiện hiệu quả sản xuất và tiết kiệm thông qua đa dạng thu nhập và giảm chi phí sản xuất và tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của nông hộ nhờ vào cải cách cơ chế tín dụng cho nông hộ cũng được xem là các hành động ưu tiên thích ứng với BĐKH..
- Các vấn đề thích ứng theo đặc thù của vùng sinh thái.
- Khả năng thích ứng của nông dân bị trở ngại bởi các vấn đề chung như lao động, công nghệ sau thu hoạch, hệ thống đê bao, ô nhiễm nước, hệ thống cấp nước sạch nông thôn và tiết kiệm (Bảng 2).
- Về khía cạnh vốn nhân lực, nông dân canh tác lúa-tôm có thể giải quyết được khó khăn về thiếu lao động do nhu cầu lao động cho mô hình lúa-tôm ít hơn nhiều so với các mô hình canh tác trên nền lúa khác..
- Về khía cạnh vốn xã hội, các vấn đề cho thích ứng được tìm thấy là tiếp cận giống lúa, hành động tập thể và hợp tác nông dân.
- tuy nhiên, nông dân rất khó tiếp cận giống lúa ở các vùng bất lợi (Trường Xuân A) do đất trũng và đê bao và hệ thống giao thông không hoàn chỉnh.
- khăn cho nông dân tiếp cận thị trường lúa chất lượng cao do khó xây dựng thương hiệu mạnh và bền vững.
- Hệ thống nước sạch nông thôn rất cần thiết cho nông dân ở các vùng phèn, đê bao triệt để và chất lượng nước ngầm thấp (Hòa An, Vị Đông, Trường Xuân A, Tà Đảnh).
- vì thế trong điều kiện ngập úng và nền đất mềm (Hòa An, Vị Đông, Trường Xuân A, và Thới Tân) nông dân khó áp dụng máy GĐLH trong mùa mưa.
- Trong bối cảnh ĐBSCL, các hành động chung của nông dân cho thích ứng bao gồm chia sẻ kiến thức, xuống giống đồng loạt, bảo vệ đê bao, quản lý nước và cùng đáp ứng yêu cầu thị trường (Bảng 2).
- hộ thực hiện các hành động này đơn lẻ để đạt được hiệu quả thích ứng.
- Ví dụ, kỹ thuật tưới ngập khô xen kẽ (AWD) thật sự tiềm năng cho thích ứng.
- tuy vậy, nó chưa thật sự hiệu quả nếu nông dân không sẵn lòng cùng hợp tác với nhau thực hiện.
- Các nhân tố thúc đẩy và cản trở các hành động thích ứng tập thể, đặc biệt là nguồn vốn xã hội, nó phù hợp và cần thiết để cải thiện khả năng thích ứng của nông dân với BĐKH (Adger, 2003).
- Các hành động tập thể cho thích ứng nên được thực hiện bởi chính cộng đồng.
- tuy nhiên, nông dân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, đặc biệt là vai trò của chính phủ, khi mức ảnh hưởng vượt quá sức nguồn lực của cộng đồng..
- BĐKH, biểu hiện cụ thể như lũ, ngập úng, mưa bất thường, thiếu nước, xâm nhập mặn, dịch bệnh và sự thay đổi sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mekong và ở ĐBSCL xảy ra ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến hệ thống canh tác trên nền lúa cũng như sinh kế của nông dân..
- Trong bối cảnh gia tăng BĐKH và thiệt hại sản xuất lúa, nông dân cố gắng tìm các giải pháp ứng phó với các tác động tiêu cực.
- Khả năng của nông dân đối phó với thay đổi về sinh kế, đặc biệt trong sản xuất lúa, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan đến sinh kế của họ bởi khả năng tiếp cận các tài sản đó, kiểu hệ thống canh tác và đặc thù sinh thái.
- Hộ nông dân có diện tích lớn hơn có điều kiện thích ứng tốt hơn so với hộ nghèo và diện tích nhỏ hơn..
- Các lựa chọn thích ứng thành công phụ thuộc vào khả năng thích ứng của nông dân, nó giúp họ xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thích ứng.
- vì thế, cải thiện khả năng thích ứng sẽ giúp nông dân thiệt hại sản xuất lúa và sinh kế.
- Kỹ thuật canh tác giúp nông dân canh tác lúa tốt hơn.
- thúc đẩy nông dân thích ứng và thực hiện các hoạt động tập thể, làm cho các chiến lược thích ứng với BĐKH hiệu quả hơn..
- Nghiên cứu này là một phần của Hoạt động 4.2 trong Hợp phần 4 về “Đánh giá tác động kinh tế xã hội” trong Dự án “Ảnh hưởng của BĐKH lên sử dụng đất ở ĐBSCL: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác lúa (CLUES