« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VÙNG NGOẠI THÀNH DO TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VÙNG NGOẠI THÀNH DO TÁC ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA.
- Vấn đề đô thị hóa có ảnh hưởng và tác động nhất định đến nhiều mặt của cuộc sống như phát triển kinh tế, áp lực giải quyết lao động và việc làm, và di dân từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt là vùng ngoại thành rất là nhanh chóng.
- Vì thế nghiên cứu về khả năng thích ứng về lao động và việc làm vùng ngoại thành TPCT do tiến trình đô thị hóa được thực hiện.
- Phương pháp KIP (phỏng vấn người am hiểu) và điều tra ngẫu nhiên 140 mẫu có thành viên tham gia chuyển dịch lao động trong tiến trình đô thị hóa được tiến hành..
- Kết quả cho thấy rằng lao động chuyển dịch từ nông nghiệp (khu vực I) sang phi nông nghiệp của các khu vực kinh tế khác chậm do trình độ học vấn và trình độ tay nghề thấp..
- Do vậy chuyển dịch lao động không đáp ứng được tốc độ chuyển dịch kinh tế trong tiến trình đô thị hóa.
- Từ kết quả nghiên cứu trên, để chuyển dịch lao động TPCT tốt hơn trong tương lai, chính sách của TPCT cần quan tâm như sau: (1) đánh giá nhu cầu lao động dựa vào phát triển kinh tế trong tiến trình đô thị hoá thì cần ưu tiên cho mọi kế hoạch phát triển và sử dụng lao động cho vùng ngoại thành, (2) từ cầu về lao động, chương trình huấn luyện ngắn và dài hạn cho kế hoạch này cần tính toán kỹ lưỡng, (3) xã hội hóa công tác giáo dục và nâng cao kỹ năng lao động với sự tham gia của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nông hộ và đoàn thể thì rất cần thiết và mang tính liên tục..
- T ừ khóa: Đô thị hóa, chuyển dịch lao động và việc làm vùng ngoại thành.
- Nghiên cứu sự dịch chuyển lao động tại chỗ cũng như sự tìm kiếm việc làm ở đô thị của một bộ phận người dân ở vùng ven thì cần thiết.
- Từ đó, đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm huấn luyện lao động và sử dụng lao động hợp lý trong tiến trình đô thị hóa TPCT..
- 2 CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG TPCT TRONG TIẾN TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA.
- 2.1 Chuyển dịch cơ cấu dân số từ nông nghiệp (NN.
- Cụ thể, cơ cấu dân số phi nông nghiệp - nông nghiệp năm 2000 là 65.
- Tuy mang tên là dân số thành thị, nhưng thực chất lao động nông nghiệp vẫn chiếm đa số..
- 2.2 Chuyển dịch lao động và việc làm vùng ngoại thành TPCT.
- Việc chuyển dịch lao động và việc làm cho cư dân vùng ven TPCT có bốn vấn đề lớn được đưa ra thảo luận là (i) biến động nguồn thu nhập chính và tình trạng mua.
- (ii) chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế;.
- (iii) đặc điểm lao động và việc làm của vùng ven TPCT.
- (iv) thuận lợi, khó khăn, và giải pháp giải quyết lao động và việc làm vùng ven TPCT trong tương lai..
- 2.2.1 Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ theo khu vực kinh tế Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 62,86%.
- Tuy vậy, nguồn thu nhập chính của lao động trong lĩnh vực dịch vụ có khuynh hướng giảm từ xuống còn giảm 2,8%.
- Qua kết quả trên cho thấy tiến trình đô thị hóa có sự chuyển dịch kinh tế hộ từ khu vực I sang khu vực II và khu vực III, đã kéo theo thay đổi cơ cấu thu nhập chính của hộ chuyển dần từ nông nghiệp qua công nghiệp.
- Tuy nhiên trong khu vực III (dịch vụ), mặc dù số lượng lao động tăng, nhưng thu nhập chính ở khu vực này giảm..
- 2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ven giai đoạn .
- Để làm rõ nội dung “chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ven TPCT giai đoạn các vấn đề liên quan đến lao động và việc làm được nghiên cứu sâu hơn bao gồm: (1) khảo sát sự thay đổi cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.
- (2) tìm hiểu thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, (3) thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.
- và (4) thay đổi cơ cấu lao động theo ngành nghề.
- Thay đổi cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế.
- Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ.
- Hình 1: Thay đổi cơ cấu lao động trong 3 khu vực kinh tế, từ 2000 đến 2005 (Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả, Viện NCPT ĐBSCL, 2006).
- Trong quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp giảm và các khu công nghiệp được hình thành trên địa bàn của các quận ven TPCT đã thu hút và giải quyết được lao động dư thừa trong nông nghiệp góp phần thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu.
- kinh tế và cơ cấu lao động theo định hướng của thành phố là chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ..
- Dân số chia theo nhóm tuổi là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự thay đổi của lực lượng lao động và xác định khả năng cung lao động cho hiện tại và tương lai..
- Thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn.
- Lao động có tay nghề ngày càng tăng để thích nghi nhu cầu chất lượng lao động trong tiến trình đô thị hóa.
- Qua kết quả cho thấy việc nâng cao trình độ chuyên môn của lao động tại vùng ven trong thời gian qua có bước phát triển nhưng không đáng kể.
- Vì vậy việc tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng lao động là việc hết sức cần thiết và cấp bách trong tương lai..
- Thay đổi cơ cấu lao động chia theo ngành nghề.
- Sự thay đổi nghề nghiệp của lao động ở hai thời điểm năm 2000 và 2005, cho thấy có 2 ngành nghề có sự chuyển dịch rõ nét nhất là nông nghiệp, và công nhân trong công nghiệp và dịch vụ.
- Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ xuống còn giảm khoảng 10%, trong khi đó tỷ trọng công nhân tham gia vào các công ty, xí nghiệp tăng từ lên 34,15%.
- Có nhiều lý do thay đổi nghề nghiệp lao động vùng ven, nhưng nhìn chung sự thay đổi nghề nghiệp được chia thành hai nhóm: (1) nhóm tự thay đổi nghề nghiệp như việc làm mới có thu nhập cao hơn.
- (2) nhóm bắt buộc người lao động phải thay đổi nghề nghiệp: Gia đình đơn chiếc khó khăn, có con nhỏ hoặc trong nhà có người bệnh.
- bản thân người lao động bị bệnh;.
- 3 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM VÙNG VEN TPCT 3.1 Về cơ cấu lao động đang làm việc.
- Phần lớn lao động đang làm việc tại vùng ven tập trung vào nhóm tuổi trẻ 15-29 (chiếm 40%) và nhóm tuổi từ 30-44 (chiếm 31.
- nhóm tuổi 45-60 chiếm 20% và nhóm tuổi trên độ tuổi lao động chiếm 8,9%.
- Qua đó một lần nữa xác định lao động tại vùng ven là lực lượng lao động trẻ là chủ yếu, đây là nguồn lực lao động tốt theo độ tuổi hiện tại của TPCT..
- Hiện tại, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao là cơ hội cung lao động tốt cho phát triển kinh tế.
- Tuy vậy, trong xu thế đô thị hoá, công nghiệp hoá, và chuyên môn hoá, nếu lực lượng lao động thiếu đào tạo chuyên môn và kỹ năng thì sẽ không thích ứng nổi tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế của TPCT..
- 3.2 Chất lượng lao động 3.2.1 Trình độ học vấn.
- Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động vùng ven còn thấp.
- Trình độ đạt ở cấp 3 chiếm tỷ trọng nhỏ, đây là rào cản rất lớn cho quá trình huấn luyện cũng như đào tạo nghề cho lao động..
- Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động đó là trình độ CMKT thông qua đào tạo.
- Nhóm tuổi càng trẻ thì khoảng cách của cơ cấu này càng nhỏ, điều này cho thấy những năm gần đây trình độ CMKT của người lao động vùng ven có tăng lên nhưng mức độ vẫn chưa tăng nhanh, điều đó được thể hiện qua tỉ lệ lao động không có trình độ CMKT vẫn còn chiếm phần lớn (70%) trong cơ cấu..
- Để chi tiết hoá về lao động cho các ngành nghề khác nhau, thì việc xem xét trong nội bộ nhóm lao động đang làm việc chỉ ra rằng: lao động nông nghiệp chiếm đa số (45.
- Nhìn chung nhóm phụ thuộc phần lớn là đang đi học đây là tín hiệu tốt cho việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động trong tương lai.
- Thu nhập lao động có mức thấp từ đồng/tháng, chiếm 44%;.
- Điều này phù hợp với thực trạng lao động vùng ngoại thành TPCT với trình độ học vấn thấp, đa số lao động nông nghiệp hoặc lao động phổ thông, và thiếu chuyên môn sâu.
- Tỷ lệ nhóm phụ thuộc cao và mức thu nhập của những lao động trong gia đình thấp, trong xu thế đô thị hoá chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
- Việc phát triển các khu công nghiệp trong thành phố đã giải quyết được số lượng lớn lao động ở vùng ven TPCT, tạo điều kiện thuận lợi góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các lĩnh vực khác.
- Thuận lợi hiện nay của lao động vùng ven là: công việc ổn định.
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, lao động vùng ven cũng gặp các khó khăn, được tóm tắt như sau: nhà ở xa khu công nghiệp.
- Điều quan trọng là việc đào thải lao động phổ thông của các xí nghiệp khi trên 35 tuổi..
- Qua kết quả trên một số giải pháp lớn cần nêu ra nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch lao động theo hướng tích cực trong tiến trình đô thị hóa cho người dân ven TPCT như sau:.
- Rút lao động dư thừa trong nông thôn và tăng cường cơ giới hoá nông nghiệp:.
- Giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp theo mùa vụ trong nông nghiệp..
- Đây là loại hình chuyển dịch lao động tại chỗ mang tính chất thời vụ.
- Tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp chất lượng cao thích hợp.
- Đây là hình thức vừa giải quyết việc làm cho nhiều lao động vừa làm tăng thu nhập trong nông nghiệp.
- Nhìn chung để thực hiện tốt các giải pháp trên thì công tác giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho lao động là vấn đề không thể thiếu và đặc biệt là phải đào tạo như thế nào để người lao động có khả năng tìm được việc làm phù hợp, tránh tình trạng đào tạo mà không có việc làm hoặc làm công việc không phù hợp.
- Do vậy, một số giải pháp cho công tác đào tạo và tạo cơ hội việc làm cho người lao động ven đô TPCT cần tập trung các việc như sau:.
- Chính vì lẽ đó các đơn vị sử dụng lao động (công ty, xí nghiệp tuyển dụng) phải đứng ra phụ trách tổ chức, hoặc hợp đồng đào tạo tay nghề cho người lao động sau đó nhận về làm, hoặc nếu địa phương tổ chức đào tạo nghề thì phải có hợp đồng đầu ra cho các thanh niên được đào tạo..
- Cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng giảng dạy và đào tạo nghề,… Qua đó nâng cao năng lực giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào tạo chuyên môn, kỹ năng lao động và tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động..
- Căn cứ vào việc phân loại theo nhóm ngành nghề, trình độ và kỹ năng lao động hiện nay..
- để có kế hoạch, đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp dài hạn và ngắn hạn cho người lao động trong tiến trình đô thị hoá TPCT.
- Cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ và giáo dục để người lao động nhận thức tốt hơn về vấn đề học nghề và việc làm, hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp III và các bậc cha mẹ về vấn đề học vấn của con em cũng như định hướng việc làm trong tương lai để giúp người lao động và gia đình có bước chuẩn bị tốt về lao động và việc làm cho con em mình trong tương lai..
- Thường xuyên mở các lớp huấn luyện nhằm nâng cao kỹ năng lao động hiện có cũng là cơ hội để giúp lao động vùng ven thích ứng điều kiện nhu cầu lao động mới..
- Cuối cùng, hỗ trợ vốn cho người lao động qua tín dụng với lãi suất thấp để phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông thôn cũng rất cần thiết.
- Bên cạnh đó thể thức hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động cần chặt chẽ hơn để tránh thiệt thòi cho người lao động..
- Do tiến trình đô thị hoá, nông nghiệp trở nên có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của thành phố, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ từng bước đóng góp quan trọng trong nền kinh tế.
- Với chủ trương chính sách, định hướng phát triển của TPCT theo hướng “Công nghiệp - Thương mại dịch vụ và Nông nghiệp công nghệ cao”.
- Tuy vậy việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ còn nhiều bất cập.
- Cụ thể lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu đào tạo, trình độ học vấn thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm đa số là vấn đề trở ngại cực kỳ quan trọng không những ảnh hưởng đến thu nhập lao động và hộ mà cho cả chiến lược phát triển và định hướng TPCT..
- Chính vì vậy, cần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải kết hợp tương ứng với chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp - thương mại và dịch vụ..
- Yêu cầu đào tạo nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào chuyên môn, kỹ năng lao động và tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động thì rất cần cho tiến trình đô thị hoá trong tương lai..
- Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thì quan trọng để tạo công ăn việc làm cho người lao động vùng ven: yêu cầu đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn.
- Nâng cao chất lượng lực lượng lao động thông qua đào chuyên môn, kỹ năng lao động và tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cho người lao động thì cần thiết để thích ứng bối cảnh đô thị hoá của thành phố..
- -Chính quyền địa phương nên có chiến lược và chương trình đào tạo ngắn và dài hạn để nâng cao chất lượng lao động phù hợp với tiến trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyên môn hoá cho lao động vùng ven..
- Chuơng trình đào tạo nghề cho lao động vùng ngoại thành TPCT cần chú tâm các việc như sau:.
- đội ngũ giáo viên, lĩnh vực đào tạo, chương trình và nội dung đào tạo phù hợp, để năng cao năng lực của người lao động, nâng cao chất lượng lao động..
- Sở Lao động Thương binh - Xã hội, Trung tâm Xúc tiến Giới thiệu Việc làm, nên đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, đặc biệt là những lao động đã được qua huấn luyện đào tạo phải có việc làm phù hợp với ngành nghề của họ..
- Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp III, cho các bậc cha mẹ về vấn đề học vấn của con em của họ cũng như định hướng việc làm trong tương lai để giúp người lao động định hướng bước đầu về việc làm.
- các cơ quan đào tạo lao động sẽ có hướng đi thích hợp để nâng cao tay nghề cho cư dân vùng ven thành phố..
- Tạo cơ hội cho người lao động tham gia thị trường lao động.
- Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn, vay ưu đãi với người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, học nghề, đối với đối tượng khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp..
- Lê Xuân Bá (2006), “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam”, Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh Tế Trung Ương..
- Nguyễn Bảo Vệ (2004), lao động và sự phát triển nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”.
- Nguyễn Ngọc Diễm (2004), Đô thị hoá và tác động đô thị hoá đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, trong “Những vấn đề xã hội ở ĐBSCL”.
- Nhà xuất bản Nông Nghiệp..
- Viện Kinh tế Nông nghiệp Hàn Quốc, 1999.