« Home « Kết quả tìm kiếm

Khắc sâu kiến thức lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học


Tóm tắt Xem thử

- Khắc sâu kiến thức lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học.
- Người giáo viên được ví như một diễn viên trên sân khấu mà học trò là những khán giả thưởng thức những gì giáo viên biểu diễn.
- Ngược lại có những thầy cô giáo khi lên lớp lại làm cho học trò chán nản, cảm thấy tiết dạy kéo dài lê thê, mong muốn tiết dạy của thầy cô giáo ấy nhanh chóng kết thúc, thậm chí có em còn viện lý do để bỏ tiết, từ chối ngồi học trong lớp..
- Mặc dù hiện nay có rất nhiều giáo viên luôn tìm mọi phương pháp để chuyển tải kiến thức cần đạt cho các em.
- Việc kết hợp tranh, ảnh, tư liệu video vẫn được giáo viên chú trọng.
- Tuy nhiên ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn thì lại rất vất vả cho giáo viên khi sưu tầm và chuẩn bị cho tiết dạy của mình..
- Bên cạnh đó, với môn học lịch sử dường như đa phần các em và kể cả các bậc phụ huynh đều cho là môn phụ, ít hứng thú, ít chủ động tiếp nhận.
- Cùng với việc lịch sử lâu nay được biết đến như một môn học khô khan với quá nhiều sự kiện, quá nhiều mốc thời gian, khó ghi nhớ, khó cảm nhận..
- Đó chính là những lí do khiến học sinh dần dần xa rời kiến thức lịch sử, tiếp cận một cách qua loa, đại khái, rồi sau đó dễ dàng quên đi.
- Vì vậy, trong những năm học gần đây, tỉ lệ học sinh đạt điểm rất thấp môn lịch sử trong các kì thi tuyển sinh cao đẳng, đại học.
- Là mối quan ngại rất lớn đối với toàn xã hội khi mà lịch sử dân tộc lại được các em đón nhận một cách thờ ơ, hời hợt..
- Hiện nay, với phương châm dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên cần phải trở thành một đạo diễn giỏi, cốt làm sao để học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách đúng đắn và đầy đủ nhất.
- Trong dạy học lịch sử, việc làm sao để tiết dạy không xơ cứng, khô khan, làm sao để học sinh hứng thú tiếp thu, tới giờ lại muốn học, đã học thì yêu thích, càng học càng ghi nhớ, càng say mê thì người dạy mới thành công được.
- Một trong những biện pháp theo tôi là hữu hiệu, đó là việc lồng ghép thơ vào tiết dạy để tạo chất xúc tác, làm mềm hóa trong hứng thú của người học, tạo sự hấp dẫn, luôn cuốn người học sẽ đem lại hiệu ứng cao trong việc khắc sâu kiến thức trong đầu học sinh..
- Thế nên, tôi chọn sáng kiến “Khắc sâu kiến thức lịch sử 9 cho học sinh bằng việc lồng ghép thơ trong dạy học” để phục vụ trong quá trình giảng dạy của mình..
- tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.
- Lịch sử còn có chức năng giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Nhưng lịch sử lại là một môn học khô khan, khó nhớ, dễ quên với hàng loạt các chuỗi sự kiện, ngày tháng, những nhân vật điển hình với những giai đoạn, sự kiện lịch sử đan xen mà nếu người dạy không truyền lửa, không tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp cho học sinh sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán, sự bị động, gượng ép tiếp thu.
- Bên cạnh đó, với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì tâm lý học sinh lại cho rằng học các môn tự nhiên khác mới hợp thời, môn lịch sử vô tình bị xem nhẹ, bị coi là môn phụ..
- Vậy làm sao để thu hút học sinh, giúp học sinh không xem nhẹ mà trái lại là hứng thú nghe giảng, hứng thú học tập, không căng thẳng, không tìm cách đối phó, không học một cách nhồi sọ thì bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại như tranh, ảnh, clip lịch sử…còn cần phải lồng ghép thơ trong dạy học lịch sử.
- Đây là một phương pháp đem lại sự mềm mại, nhẹ nhàng nhưng luôn tạo cảm xúc trong quá trình truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh..
- Qua gần 10 năm trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở tôi cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học lịch sử, do đó cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ..
- Học sinh đã từng bước quen với phương pháp dạy học mới, hiểu và nắm vững sự kiện lịch sử hơn sau khi đã lồng ghép thơ trong quá trình dạy cho các em..
- Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cả phụ huynh thường xem môn lịch sử là môn phụ nên ít quan tâm đến..
- Về khách quan mà nói tình hình học tập của học sinh chưa tích cực, tự giác..
- Trường THCS Tân Nghĩa nằm trên địa bàn khó khăn về kinh tế, huyện mới tách còn nghèo nên tỷ lệ học sinh yếu kém vẫn còn nhiều do tốn nhiều thời gian cho lao động phụ giúp gia đình ngoài giờ học.
- Do đó việc lĩnh hội và khắc sâu kiến thức lịch sử ở các em còn gặp nhiều khó khăn..
- Do quy định thời lượng tiết dạy nên cần phải bố trí lồng ghép thơ một cách hợp lí nếu không sẽ dẫn đến quá tải, phản tác dụng đối với việc tiếp thu kiến thức của học sinh..
- Từ nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THCS, tôi nhận ra rằng mỗi khi mình lồng ghép một câu thơ có nội dung lịch sử vào trong bài dạy của mình thì gương mặt các em rất rạng rỡ, các em chăm chú lắng nghe và rất thích thú, ấn tượng với bài học.
- Những tiết học như vậy trở nên hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn các tiết dạy thông thường.
- Tâm lý của các em thoải mái hơn, không khí học tập trở nên sôi nổi hơn, mức độ hiểu bài của các em được nâng cao hơn rõ rệt..
- Thơ Việt Nam gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc, với những tên tuổi lớn và những tác phẩm đi cùng năm tháng được các em ít nhiều đã biết đến, đã được học.
- Nội dung của nó vô cùng phong phú, đủ để người dạy học lịch sử có thể vận dụng, sưu tầm và lồng ghép hợp lý vào chương trình giảng dạy của mình..
- Trong thực tế hiện nay chương trình lịch sử lớp 9 rất nặng về nội dung với những chuỗi sự kiện lịch sử diễn ra đều đặn, liên tục, với nhiều mốc thời gian làm cho học sinh khó ghi nhớ dẫn đến tâm lý mất hứng thú, thụ động tiếp thu bài.
- Nhiều học sinh chỉ chú trọng học các môn tự nhiên mà xem nhẹ, lơ là việc học lịch sử.
- Đa phần các em học vẹt, đối phó là chủ yếu nên dễ quên và dễ chán nản dẫn đến chất lượng học tập khá thấp.
- Vì thế tôi quyết tâm làm sao để tạo một tiết dạy sinh động nhất có thể, làm sao để thúc đẩy tính tự giác, tính hứng thú ghi nhớ kiến thức lịch sử cho các em, giúp các em có cái nhìn thiện cảm hơn đối với môn học này.
- Ngay từ đầu những ngày bước vào ngành sư phạm, ngoài việc áp dụng sáng kiến “Vận dụng hệ thống thuật ngữ lịch sử để hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh THCS”, thì đến năm học tôi thấy giáo viên chúng ta cần thiết phải tạo một tiết dạy luôn cuốn, sinh động hơn thông qua việc lồng ghép thơ vào bài giảng lịch sử của mình..
- Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực nghiệm bằng cách khảo sát chất lượng học sinh trên tổng số học sinh của 5 lớp 9 trước khi triển khai đề tài này thì kết quả như sau:.
- Như vậy từ kết quả đó tôi đã mạnh dạn áp dụng trên toàn bộ khối lớp 9 bắt đầu năm học 2017-2018 đề tài “Khắc sâu kiến thức lịch sử lớp 9 cho học sinh bằng việc.
- lồng ghép thơ trong dạy học” để kích thích niềm đam mê lịch sử qua tiết dạy của mình, giúp cho các em hứng thú hơn trong quá trình lĩnh hội tri thức, đồng thời tạo cho các em tính chủ động học tập và khắc sâu bài học lịch sử hơn để từ đó đạt kết quả cao hơn..
- Về kiến thức: Giúp học sinh đi sâu vào bản chất, nêu đặc trưng cơ bản của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, hiểu được các mối liên hệ nhân quả, các quy luật vận động, chi phối sự phát triển của xã hội loài người.
- Học sinh hệ thống hoá được tri thức, phân biệt được các sự kiện cùng loại, khác loại, cái chung, cái riêng, cái đơn nhất, cái phổ biến, cái đặc thù...trong quá trình phát triển của từng biến cố lịch sử..
- Khắc sâu kiến thức lịch sử chính xác..
- và thực hành cho học sinh..
- Về tư tưởng: Giáo dục đạo đức, tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, đặc biệt là lòng tin, sự say mê tiếp cận kiến thức lịch sử cho học sinh.
- Giáo viên cần biết sưu tầm những câu thơ hay, nghiên cứu tài liệu sử liệu trong thơ ca để lồng ghép vào nội dung bài giảng lịch sử.
- Học sinh cũng từ đó biết sưu tầm những câu thơ có nội dung lịch sử để vận dụng vào bài học.
- Biết tóm tắt sự kiện lịch sử, diễn biến lịch sử hay biết nhận định, đánh giá ý nghĩa, nguyên nhân của sự kiện lịch sử bằng việc tóm tắt ngắn gọn qua những.
- Giúp các em nhanh chóng khắc ghi kiến thức, hứng thú học tập và yêu thích hơn đối với bộ môn lịch sử..
- Thơ Việt Nam với những ngôn từ giàu hình tượng, giàu biểu cảm, dễ gây xúc động đến học sinh khi tiếp thu bài học lịch sử.
- Vì thế, chúng ta sẽ vận dụng vào trong bài giảng của mình một đoạn, trích đoạn thơ để giới thiệu bài, để tóm tắt sự kiện, để đánh giá kết quả, ý nghĩa của sự kiện hoặc để nêu bật công lao của nhân vật lịch sử sẽ giúp cho tiết học trở nên sinh động, hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu sắc, lâu kĩ hơn bài học lịch sử mình đang học một cách tích cực và chủ động nhất.
- Để làm được điều đó, giáo viên cần sử dụng một số giải pháp sau:.
- Sử dụng thơ để nhận định, đánh giá một quá trình lịch sử..
- Sử dụng thơ để nêu bật vai trò cá nhân trong tiến trình lịch sử..
- Khi dạy Bài 1.
- Giáo viên dùng đoạn thơ giới thiệu về một đất nước thuộc Đông Âu để tạo sự lôi cuốn, chú ý, tò mò của các em khi bước vào bài giảng chính..
- Giáo viên đọc đoạn thơ giới thiệu về đất nước, con người Cu-Ba nhằm giúp học sinh cảm nhận sơ lược vì sao Cu-Ba được gọi là một hòn đảo anh hùng..
- Khi chuyển từ mục 1 sang mục 2 này, giáo viên dẫn dắt vào mục bằng mấy vần thơ để giúp học sinh cảm nhận ban đầu những thành quả cách mạng to lớn trong quá trình kiến thiết đất nước ta..
- Giáo viên dùng khổ thơ đầu trong bài thơ “Từ ấy” của Tố hữu để mở đầu bài giảng của mình.
- Khi đọc xong đoạn thơ, giáo viên khắc sâu việc giới thiệu bài mới bằng hai chữ “từ ấy” nghĩa là từ khi có Đảng cộng sản ra đời và khẳng định đó là một bước ngoặc lịch sử trọng đại trong quá trình vùng lên đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam..
- Nhằm giúp cho học sinh thấy được mức độ tàn bạo của thực dân Pháp khi triệt để vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng vô vàng các thứ thuế.
- Qua đó tô đắp thêm cho các em lòng căm thù đối với thực dân Pháp xâm lược và hiểu rõ cảnh cực khổ lầm than khi phải chịu làm nô lệ cho giặc bằng các trích đoạn thơ ca sau..
- Hay giáo viên cũng có thể nêu lên tình cảnh người dân Việt Nam giai đoạn này qua các câu ca dao..
- Giáo viên cũng có thể khắc họa tội ác của thực dân Pháp lên nỗi thống khổ của nhân dân ta và cho các em thấy thân phận họ qua trích đoạn..
- Giáo viên gọi học sinh đứng lên đọc đoạn chử nhỏ trong sách giáo khoa: Tháng 7- 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin… Sau đó giáo viên có thể đánh giá, gút lại sự kiện này bằng một câu trích đoạn thơ để khẳng định rằng đây là con đường cứu nước và giải phóng dân tộc mà Bác Hồ đã tìm ra cho chúng ta..
- Giáo viên cho học sinh trình bày diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ-Tĩnh.
- Sau đó giáo viên dùng trích đoạn thơ để khắc sâu thêm nội dung diễn biến cho học sinh..
- Khi nói đến những mất mát hi sinh to lớn của cuộc khởi nghĩa, giáo viên có thể dùng đoạn trích thơ để nhấn mạnh.
- cho học sinh biết rằng dù nhiều cán bộ, lãnh đạo bị bắt, bị kết án tử hình, bị tù đày nhưng ý chí và quyết tâm chiến đấu của họ vẫn không hề nao núng..
- Giáo viên có thể nêu lên sự kiện Bác Hồ trở về trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng việc khắc họa một đoạn thơ sau..
- Bên cạnh đó, giáo viên có thể nêu lên vai trò của Mặt trận Việt Minh với trích đoạn thơ sau..
- Giáo viên có thể tạo xúc cảm cho học sinh bằng việc lồng ghép đoạn thơ nói lên hình tượng người lính trong kháng chiến..
- Giáo viên cho học sinh khắc sâu thành quả cách mạng sau cải cách ruộng đất, bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi cơ bản, góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng việc minh họa đoạn thơ sau..
- Để khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, giáo viên có thể dùng trích đoạn thơ để khắc họa cho học sinh..
- Giáo viên có thể cho học sinh nhận diện gương anh hùng Phạm Hồng Thái qua một trong những đoạn thơ sau để nêu cao tinh thần yêu nước quên thân của anh trong vụ ám sát tên toàn quyền Méc-lanh tại Sa Diện – Trung Quốc..
- Nhằm nêu bật vai trò của những cá nhân góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến này, giáo viên có thể khái quát bằng cách nêu lên đoạn thơ..
- Vì vậy, giáo viên có thể đưa vào mấy câu thơ để giáo dục niềm yêu thương vô hạn đối với Bác trong lòng học sinh..
- Khi sơ kết lại toàn bài học, nhằm tạo cho học sinh khái quát lại toàn bài với trình tự khởi nghĩa và giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 và ý nghĩa lịch sử trọng đại đã mở ra cho dân tộc Việt Nam là từ đây nước Việt Nam đã.
- Giáo viên có thể kết thúc.
- bài học bằng việc đọc một trích đoạn thơ để tạo tái hiện cho học sinh thấy được ca khúc khải hoàn của dân tộc ta..
- Để kết thúc bài học với mục đích tạo hứng thú, niềm vui mừng khi nước ta hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù, giáo viên có thể lồng ghép đoạn thơ để khắc sâu bài học cho các em..
- Lịch sử sang xuân.
- Điểm kiểm tra thường xuyên và học kì của các em được nâng lên một cách đáng kể như sau:.
- Qua thực tế đối chiếu và so sánh trong quá trình thực hiện đề tài này so với cách dạy truyền thống trước đây, bản thân tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép thơ trong bài giảng lịch sử của mình đem lại một kết quả vô cùng khả quan.
- Các em hứng thú hơn trong học tập, luôn chào đón với một tinh thần cao nhất khi đến tiết học lịch sử.
- Làm cho các em nhớ lâu, nhớ kĩ kiến thức hơn, không còn tình trạng ngủ gật trong lớp, cũng không có hiện tượng viện lý do để né tránh việc học môn lịch sử..
- Với đề tài sáng kiến này sẽ đem đến cho quý thầy cô giáo một số tư liệu về thơ có tính lịch sử.
- giúp học sinh hứng thú hơn trong quá trình học tập và qua đó các em trở nên yêu thích môn lịch sử, lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
- Tuy nhiên, muốn áp dụng thơ trong việc giảng dạy lịch sử của mình, giáo viên cần phải biết chọn lọc, hiểu sâu kĩ với những tư liệu mình đã lựa chọn.
- Những tư liệu này phải có giá trị lịch sử và giá trị văn học cao, cốt sao bổ trợ cao nhất cho quá trình khắc sâu kiến thức lịch sử cho các em.
- Những câu thơ này phải là một tư liệu sinh động về hình ảnh, sự kiện, nhân vật, hoặc những cái điển hình, ý nghĩa của lịch sử sâu sát với chương trình mà các em đang học.
- Đồng thời trong quá trình lồng ghép thơ vào giảng dạy giáo viên phải đảm bảo tính vừa sức, tính bổ trợ của thơ ca nhằm làm cho tiết dạy sinh động, hấp dẫn, luôn cuốn cho học sinh.
- tiết dạy lịch sử thành một tiết thuyết giảng về thơ ca sẽ dẫn đến đi trượt mục tiêu cần đạt tới của việc giảng dạy là truyền thụ kiến thức lịch sử cho học sinh..
- Trong quá trình tích hợp, lồng ghép, minh họa vào bài giảng lịch sử, người giáo viên cũng cần có chất giọng truyền cảm, lôi cuốn, nhẹ nhàng để chuyển tải hết chất xúc tác, tạo rung động đến học sinh.
- Nếu chúng ta đọc câu thơ một cách khô cứng hoặc không có cảm xúc, đọc qua loa sẽ làm cho học sinh thêm phần chán nản, không hiểu được dụng ý của người dạy..
- Bên cạnh đó, giáo viên phải chú ý đến tính thích hợp, logic, đưa những câu thơ cần đưa, đưa những câu thơ có liên quan.
- Thực ra để học sinh ghi nhớ kiến thức lịch sử tốt, tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên dạy lịch sử cần có một cuốn sổ tay thơ tự sưu tầm có tính lịch sử hoặc nếu giáo viên nào có khả năng sáng tác thơ thì trong quá trình soạn giảng lịch sử cần thiết tự sáng tác cho mình những câu thơ đặc trưng, phù hợp nhất có thể để luôn làm phong phú bài giảng của mình trong từng năm giảng dạy nhằm tránh làm cũ, lặp đi lặp lại nhiều lần tư liệu thơ mà mình đã sưu tầm trước đó .
- Bên cạnh đó, người giáo viên dạy lịch sử nên đề xuất với nhà trường tổ chức những sân chơi khác ngoài tiết dạy như “Theo dòng lịch sử”, “Bàn tròn lịch sử”, “Nhà sử học tương lai”, ngoại khóa “Em yêu lịch sử Việt Nam.
- Có như thế sẽ tạo ra một môi trường học tập lịch sử phong phú, kích thích niềm đam mê lịch sử cho các em hơn.