« Home « Kết quả tìm kiếm

Khái quát tác giả tác phẩm Văn 12


Tóm tắt Xem thử

- Khái quát về tác giả.
- Hồ Chí Minh là người gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới.
- Người cũng là một nhà thơ, nhà văn lớn.
- Sáng tác của Người gồm ba lĩnh vực chính: văn chính luận, truyện ký và thơ ca..
- Khái quát về tác phẩm.
- Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam mới..
- “Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới..
- Tác phẩm là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc..
- Giới thiệu tác giả.
- Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc.
- nhưng ông trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn, hào hoa.
- "Tây Tiến".
- có thể được xem là thi phẩm đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng..
- Khái quát tác phẩm.
- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947, với địa bàn hoạt động rộng lớn, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là trí thức trẻ Hà Nội..
- Quang Dũng là chiến sĩ trong đơn vị Tây Tiến từ ngày đầu thành lập.
- Cuối năm 1948, chuyển sang đơn vị khác, nhớ đơn vị cũ, ông đã viết bài thơ này.
- Bài thơ được viết tại làng Phù Lưu Chanh, lúc đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi thành “Tây Tiến”, in trong tập “Mây đầu ô”.
- Bao trùm bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ của tác giả về thiên nhiên, con người miền Tây, về những người lính Tây Tiến anh hùng..
- Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ..
- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc..
- 3 - VIỆT BẮC.
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.
- Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình – chính trị, thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
- Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó đặc sắc nhất là bài thơ "Việt Bắc"..
- Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ "Việt Bắc"..
- Bài thơ bộc lộ tâm trạng đầy lưu luyến, xúc động của cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc trong buổi chia tay.
- Chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể hiện như câu chuyện tình yêu đôi lứa.
- Nhà thơ hóa thân vào hai nhân vật trữ tình để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, cũng là của người tham gia kháng chiến..
- "Việt Bắc".
- là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
- Thể thơ lục bát, lối kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian – tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi mãi và phát huy truyền thống quý báu anh hùng bất khuất, ân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam..
- 4 - ĐẤT NƯỚC.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trí tuệ, xúc cảm dồn nén và suy tư sâu lắng, thể hiện tâm tư của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Nguyễn Khoa Điềm rất thành công với những sáng tác thơ về đề tài đất nước, tiêu biểu nhất là trường ca "Mặt đường khát vọng", trong đó có đoạn trích "Đất Nước"..
- được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971..
- Đoạn trích "Đất nước".
- Đoạn trích là những suy nghĩ của tác giả về đất nước được nhìn trên nhiều góc độ, với tư tưởng chủ đạo là "Đất Nước của Nhân dân"..
- Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa.
- Đóng góp riêng của đoạn trích là ở sự nhấn mạnh tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân".
- Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo, đem lại sức hấp dẫn cho đoạn trích..
- Xuân Quỳnh có rất nhiều bài thơ hay, tiêu biểu là bài thơ "Sóng"..
- Bài thơ "Sóng".
- được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, in trong tập "Hoa dọc chiến hào".
- Bài thơ gồm chín khổ thơ với nội dung miêu tả về sóng biển và diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình "em", người phụ nữ đang yêu..
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
- Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người..
- Ông là một nghệ sĩ tài ba, uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể tùy bút.
- Tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân về thể loại này ở giai đoạn sau cách mạng tháng Tám là "Người lái đò sông Đà"..
- được Nguyễn Tuân sáng tác sau chuyến đi thực tế gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, rộng lớn.
- Bài tùy bút được in trong tập "Sông Đà".
- của thiên nhiên và con người Tây Bắc..
- là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người..
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.
- Ông là nhà văn chuyên về bút kí.
- Sáng tác của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận và tư duy đa chiều với lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa.
- Tác phẩm tiêu biểu nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"..
- Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được tác giả sáng tác tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên.
- Bài bút kí gồm ba phần, đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần đầu bài bút kí, miêu tả sông Hương ở thượng nguồn, sông Hương chảy về thành phố Huế và rời khỏi kinh thành, sông Hương trong mối liên hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca..
- Đoạn trích bài bút kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".
- Vài nét về tác giả.
- Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông có vốn hiểu biết rất phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta đặc biệt là vùng miền núi Tây Bắc.
- Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã để lại dấu ấn riêng với rất nhiều tác phẩm trong đó nổi tiếng nhất là truyện “Vợ chồng A Phủ”..
- Truyện “Vợ chồng A Phủ” được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập "Truyện Tây Bắc"..
- Truyện tập trung thể hiện nỗi thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn chúa đất và lũ Tây đồn.
- sự thức tỉnh và vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
- Đoạn trích mà chúng ta được học thuộc phần đầu của truyện ngắn, nói về cuộc sống của Mị và A Phủ ở Hồng Ngài..
- “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện về những người dân lao động ở vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
- Tác phẩm khắc họa những nét riêng biệt về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số bằng một giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình, vừa giàu chất thơ..
- Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống nông thôn và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.
- “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông..
- được in trong tập "Con chó xấu xí", có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo.
- Truyện tập trung phản ánh bối cảnh nạn đói thảm khốc năm 1945 và cuộc sống của người dân trong nạn đói đó..
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Sự gắn bó, hiểu biết và lòng yêu mến đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên chính là cơ sở để Nguyễn Trung Thành trở thành người đầu tiên và là người góp nhiều công sức nhất trong việc đưa văn chương hiện đại về với Tây Nguyên và đưa Tây Nguyên đến với văn chương hiện đại.
- Trong sự nghiệp của mình ông đã để lại dấu ấn riêng với nhiều tác phẩm tiêu biểu, trong đó có truyện ngắn “Rừng xà nu”..
- “Rừng xà nu” được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ năm 1965..
- Tác phẩm ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ, sau đó được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.
- “Rừng xà nu” là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại.
- Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người và của truyền thống văn hóa Tây Nguyên..
- Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác..
- Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Trong cuộc đời cầm bút của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm trong đó “Chiếc thuyền ngoài xa” được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông sau 1975..
- Truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” lần đầu được in trong tập “Bến quê” (1985), sau đó được lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
- “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
- Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm..
- Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kì XX, mà còn được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Kịch Lưu Quang Vũ tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người, thể hiện ý thức công dân và cảm hứng nghệ sĩ sâu sắc.
- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” được Lưu Quang Vũ sáng tác năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984.
- Vở kịch được sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện dân gian để gửi gắm những suy nghĩ về nhân sinh, về hạnh phúc, kết hợp phê phán một số tiêu cực trong cuộc sống hiện đại..
- Đoạn trích là phần lớn cảnh VII.
- Đoạn trích tập trung diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối cùng vô cùng cao thượng của nhân vật hồn Trương Ba..
- Qua đoạn trích vở kịch “Hồn trương ba da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
- Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.