« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ VETIVERIA ZIZANIOIDES VỚI THỜI GIAN THU HOẠCH KHÁC NHAU


Tóm tắt Xem thử

- VETIVERIA ZIZANIOIDES VỚI THỜI GIAN THU HOẠCH KHÁC NHAU.
- Kết quả thí nghiệm nông học cho thấy cỏ Vetiver có khả năng chống chịu bệnh và cạnh tranh cỏ dại tốt.
- Năng suất chất xanh, chất khô và protein thô ở lứa cắt thứ 2 và thứ 3 khi thu hoạch 30 ngày luôn cao hơn so với 45 và 60 ngày sau khi cắt khi qui về cùng thời gian (P=0,001).
- Thời gian thu hoạch ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cỏ qua lứa thứ 2 và 3, thời gian trồng càng dài thì hàm lượng vật chất khô (VCK), xơ và lignin càng tăng, và sự khác biệt là rất có ý nghĩa ở cả 3 NT: 30, 45 và 60 ngày sau khi cắt (P = 0,001).
- Ngược lại, hàm lượng đạm thô có trong cỏ tỉ lệ nghịch với thời gian cắt.
- Các giá trị khác như ADF, NDF và khoáng không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức..
- khăn đó như thế nào? Biện pháp tận dụng cỏ Vetiver có sẳn từ việc trồng cỏ để chống xói mòn, bảo vệ môi trường.
- Để việc tận dụng cỏ Vetiver để chăn nuôi gia súc nhai lại một cách có hiệu quả thì việc tìm hiểu khả năng cho năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Vetiver là cần thiết.
- Chính vì vậy, để xác định được thời điểm thu hoạch cỏ một cách hợp lý và cho giá trị dinh dưỡng cao nhất chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát đặc tính sinh trưởng, năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Vetiver với thời gian thu hoạch khác nhau”..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức và 6 lần lặp lại.
- Lứa 1 cắt cùng thời điểm là 90 ngày các lứa tiếp theo được thu hoạch ở 3 thời điểm khác nhau tương ứng với 3 nghiệm thức:.
- Nghiệm thức I: Thời gian thu hoạch 30 ngày sau khi cắt..
- Nghiệm thức II : Thời gian thu hoạch 45 ngày sau khi cắt..
- Nghiệm thức III : Thời gian thu hoạch 60 ngày sau khi cắt..
- Trong thời gian thí nghiệm không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và không làm cỏ dại, sau mỗi lần thu hoạch Vetiver tiến hành thu cỏ dại nhằm để đánh giá khả năng cạnh tranh cỏ dại của Vetiver..
- Xác định tỉ lệ tiêu hoá dạ cỏ của dê qua phương pháp invitro, năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein Chọn ngẫu nhiên khoảng 20% số bụi Vetiver trên mỗi lô thí nghiệm để theo dõi các chỉ tiêu, chọn bụi ở giữa hàng, không kể bụi đầu hàng và hàng bìa.
- Khi thu hoạch thì cắt cách mặt đất khoảng 3-5cm, lúc 8-9 giờ sáng lúc trời không mưa..
- So sánh tỷ lệ số bụi nảy chồi của cỏ Vetiver trong thí nghiệm của Trần Thị Thùy Linh (2002), ở 15 ngày sau khi.
- Chồi mọc lên tốt, sự sinh chồi này kéo dài đến khi thu hoạch.
- Sở dĩ kết quả có khác nhau là vì trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành tưới nước liên tục 45 ngày sau khi trồng, do đó cỏ mau bén rễ và đâm chồi sớm hơn và chúng kéo dài thời gian nảy chồi dẫn đến việc đạt số chồi tối đa cũng dài hơn..
- Ở ngày thứ 10 sau khi trồng có 1,43 chồi/bụi, cao hơn so với kết quả thí nghiệm của Trần Thị Thùy Linh (2002) là 0,16 chồi/bụi.
- Sự khác nhau này có thể là do trong thí nghiệm của chúng tôi có tiến hành tưới nước liên tục 45 ngày sau khi trồng nên bụi cỏ Vetiver mau bén rễ và ra chồi sớm hơn..
- Bảng 1: Số chồi trung bình trên bụi lúc thu hoạch (chồi/bụi).
- Lứa Nghiệm thức SE P.
- Số chồi lúc thu hoạch đều không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Như vậy số chồi/bụi không phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch khi trồng ở mật độ 50x30cm (thời gian thu hoạch lứa thứ nhất là 90 ngày sau khi trồng và thời gian thu hoạch lứa tái sinh là ngày sau khi cắt)..
- 3.2 Sự phát triển chiều cao cây.
- Ở lứa thứ nhất cỏ thu hoạch đồng loạt lúc 90 ngày nên chiều cao của cỏ Vetiver không có sự khác biệt.
- Tốc độ phát triển chiều cao cây của cỏ Vetiver tăng chậm ở giai đoạn đầu (1-15 ngày sau khi trồng), cỏ tăng nhanh ở giai đoạn từ 20-80 ngày sau khi trồng và có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn 80-90 ngày sau khi trồng.
- Ở giai đoạn đầu cỏ Vetiver chưa bén rễ mạnh, do đó chưa hút nước và chất dinh dưỡng nhiều nên cỏ phát triển chiều cao chậm.
- Còn ở giai đoạn 80-90 ngày sau khi trồng cỏ có xu hướng tăng chậm có thể là cỏ gần đạt chiều cao tối đa ở điều kiện thí nghiệm và chất dinh dưỡng trong đất ngày càng ít dần..
- Chiều cao cây ở lứa 2, 3 tăng nhanh ở giai đoạn 1-25 ngày sau khi cắt (từ 10- 75cm) và có xu hướng tăng chậm ở giai đoạn sau.
- Bảng 2: Chiều cao cây trung bình củ cỏ Vetiver lúc thu hoạch (cm).
- Tuy nhiên, việc ngập nước ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và năng suất của cỏ Vetiver.
- Chiều cao cây lúc thu hoạch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,007) ở lứa 2, nghiệm thức III có chiều cao cây cao nhất (97,94cm) và thấp hơn là nghiệm thức I và II (89,89cm và 91,48cm).
- Sự khác biệt này chỉ ra rằng ở thời điểm thu hoạch khác nhau thì chiều cao cây cũng khác nhau.
- Chiều cao cây càng cao nếu thời gian thu hoạch càng dài..
- Độ cao thảm là một trong những nhân tố tham gia vào thành phần năng suất của cỏ Vetiver.
- Đồng thời độ cao thảm còn thể hiện khả năng cạnh tranh ánh sáng của cỏ Vetiver.
- Bảng 3: Độ cao trung bình của thảm (cm) lúc thu hoạch.
- Kết quả cho thấy thời gian thu hoạch khác nhau ảnh hưởng đến độ cao thảm (P = 0,01) ở lứa 2.
- Tuy nhiên, vì độ cao thảm có liên quan đến sự phát triển chiều cao cỏ, nên kết quả về độ cao thảm trong lứa 3 cũng không có sự khác biệt giữa tất cả các nghiệm thức (P = 0,18).
- So sánh với kết quả thí nghiệm trồng cỏ Vetiver của Trần Thị Thùy Linh (2002) độ cao thảm vào thời điểm thu hoạch 60 ngày là 83,3 cm cao hơn so với của chúng tôi (81,5 cm).
- Điều này có thể là do trong thí nghiệm của chúng tôi ở lứa 2 vào mùa mưa, gió nhiều ảnh hưởng lớn đến độ cao thảm.
- 3.4 Năng suất chất xanh.
- Bảng 4 : Năng suất chất xanh bình quân ở các lứa thu hoạch (tấn/ha).
- Năng suất chất xanh chịu ảnh hưởng bởi số chồi, chiều cao cây, độ cao thảm và thời tiết khí hậu, mực nước.
- Năng suất chất xanh ở lứa 1 là cao nhất (23,21 tấn/ha).
- Kết quả này cao hơn so với kết quả thí nghiệm cỏ Vetiver của Trần Thị Thùy Linh (2002) là 22,99 tấn/ha.
- Mặc dù thời gian thu hoạch trong thí nghiệm của chúng tôi là 90 ngày còn ở thí nghiệm của Trần Thị Thùy Linh là 120 ngày.
- khác biệt này là do sự phát triển và thích ứng của bộ rễ của cỏ Vetiver ngay sau khi trồng.
- Do trong thí nghiệm của chúng tôi có tiến hành tưới nước liên tục 45 ngày sau khi trồng (1 lần/ngày) do đó bộ rễ mau phát triển, dẫn đến sinh khối của cỏ Vetiver cũng phát triển nhanh hơn..
- Ở lứa 2 thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001) về năng suất chất xanh ở 3 nghiệm thức.
- Năng suất cao nhất ở nghiệm thức III (18,99 tấn/ha) và thấp nhất ở nghiệm thức I (12,38 tấn/ha).
- Tuy nhiên, năng suất vẫn thấp hơn so với lứa 1.
- Một mặt vì thời gian thu hoạch ở lứa 2 ngắn hơn lứa 1, do đó năng suất chất xanh sẽ thấp hơn.
- Mặt khác ở lứa 2-3 thì khu thí nghiệm chịu sự chi phối của thủy triều hàng tháng và điều này cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến năng suất chất xanh thấp.
- Năng suất chất xanh cao nhất ở thời điểm thu hoạch là 45 ngày sau khi cắt (lứa 2:19,99 tấn/ha.
- lứa 3:14,10 tấn/ha) (lứa 2) và thấp nhất là 30 ngày sau khi cắt (lứa 2: 12,38 tấn/ha.
- 3.5 Năng suất chất khô.
- Để đánh giá về giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn xanh thì việc so sánh năng suất chất khô tương đối chính xác hơn là năng suất chất xanh.
- Năng suất chất khô ở lứa ở lứa 2 và 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,003 và P=0,001) ở 3 nghiệm thức.
- Ở lứa 2 năng suất chất khô cao nhất ở nghiệm thức III (5,65 tấn/ha) và thấp nhất ở nghiệm thức I (3,17 tấn/ha).
- Có sự tương quan giữa năng suất chất khô và năng suất chất xanh.
- Năng suất chất xanh càng cao thì năng suất chất khô càng cao..
- Bảng 5 : Năng suất chất khô (tấn/ha).
- 3.5 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Vetiver.
- Bảng 6 : Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng.
- của cỏ Vetiver ở lứa 1 Nghiệm.
- Cỏ Vetiver thu hoạch cùng một thời điểm và cùng khoảng cách trồng thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Vật chất khô ở lứa 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,001) ở 3 nghiệm thức.
- Càng tăng khi thời gian thu hoạch càng dài.
- Vật chất khô cao nhất ở nghiệm thức III (29,79.
- và thấp nhất ở nghiệm thức I (25,66%)..
- Kết quả cho thấy vật chất khô ở lứa 2 và lứa 3 đều khác nhau có ý nghĩa thống kê ở 3 nghiệm thức.
- Hàm lượng protein của cỏ Vetiver thu hoạch càng sớm thì lượng protein thô càng cao.
- Hàm lượng protein thô ở cả hai lứa 2 và 3 đều khác nhau và có ý nghĩa thống kê, cao nhất ở nghiệm thức I (lứa 2: 7,33.
- và thấp nhất ở nghiệm thức III (lứa 2: 5,23.
- Hàm lượng protein thô càng cao khi thời gian thu hoạch càng ngắn và ngược lại..
- Bảng 8 : Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng.
- của cỏ Vetiver ở lứa 3 Nghiệm.
- Hàm lượng xơ thô (CF) và Lignin đều có xu hướng tăng lên khi kéo dài thời gian thu hoạch cỏ Vetiver.
- CF và Lignin ở lứa 2 và 3 đều khác nhau có ý nghĩa thống kê ở 3 nghiệm thức.
- Cao nhất ở nghiệm thức III (CF: 35,57% và 35,9%.
- và thấp nhất ở nghiệm thức I (CF: 28,84% và 27,59%.
- Thời gian thu hoạch càng xa thì CF và Lignin càng cao.ADF, NDF và khoáng ở cả 2 lứa đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 3 nghiệm thức.
- Điều này có nghĩa là thời gian thu hoạch không ảnh hưởng đến tỷ lệ ADF, NDF và khoáng..
- Khả năng tiêu hoá chất hữu cơ ở cả hai lứa 2 và 3 đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 3 nghiệm thức.
- Thời gian thu hoạch cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hoá cỏ Vetiver.
- Thời gian thu hoạch càng ngắn thì khả năng tiêu hoá vật chất khô càng tốt..
- Kết hợp với kết quả thí nghiệm trên dê của Lưu Thị Thùy Diệp (2002), bằng phương pháp Invivo thì tiêu hoá vật chất khô là 71,90% thì điều này cho thấy rằng hoàn toàn có thể cho gia súc ăn trong khẩu phần có 100 % Vetiver..
- Như vậy thời gian giữa các lần thu hoạch càng ngắn thì protein thô, tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô càng cao và CF, Lignin càng thấp.
- Đây là một trong những yếu tố để ta xem xét quyết định thời gian thu hoạch lúc nào là hợp lý.
- Kết hợp với so sánh năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Vetiver ta có thể quyết định thời gian thu hoạch cỏ một cách hợp lý nhất.
- Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra kết luận là thu hoạch cỏ Vetiver 30 ngày sau khi cắt là hợp lý nhất..
- Cỏ Vetiver có khả năng chịu được sự ngập nước, nhưng năng suất bị giảm.
- Ở khoảng cách trồng 50x30cm thì thời điểm thu hoạch lứa tái sinh hợp lý nhất là 30 ngày sau khi cắt và có thể tận dụng cỏ Vetiver để chăn nuôi gia súc nhai lại..
- Nên phân tích giá trị dinh dưỡng và những độc tố trong cỏ Vetiver khi trồng ở những vùng đất nhiễm độc trước khi tận dụng cỏ Vetiver cho gia súc ăn, nhằm tránh cho gia súc ngộ độc khi ăn.
- Khảo sát đặc tính sinh trưởng, tính năng sản xuất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Vetiver làm thức ăn cho gia súc với khoảng cách trồng (70x50 cm), (50x50 cm), (50x30 cm)