« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát hiện trạng khai thác các loài bào ngư (Haliotis) tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC LOÀI BÀO NGƯ (Haliotis) TẠI QUẦN ĐẢO NAM DU, TỈNH KIÊN GIANG.
- Bào ngư, Haliotis sp., quần đảo Nam Du, sản lượng khai thác.
- Khảo sát hiện trạng khai thác và tiêu thụ bào ngư ở Quần đảo Nam Du được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2019 qua phỏng vấn trực tiếp 40 hộ dân khai thác thủy sản.
- Kết quả cho thấy bào ngư được khai thác quanh năm ở quanh các Quần đảo Nam Du và tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm.
- Ngư cụ duy nhất được sử dụng để khai thác bào ngư là cây móc.
- Mùa mưa sản lượng khai thác bào ngư (0,5 kg/chuyến biển) thấp hơn mùa khô (3 kg/chuyến biển).
- Phần lớn ngư dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề khai thác hải sản, trong đó tỷ lệ hộ khai thác bào ngư chiếm 12,5.
- Khó khăn chính của nghề khai thác bào ngư là sự thay đổi bất thường của thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng khai thác..
- Khảo sát hiện trạng khai thác các loài bào ngư (Haliotis) tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
- Sản xuất bào ngư đã chuyển từ đánh bắt ngoài tự nhiên sang dạng nuôi, và hiện có hơn 95% sản lượng bào ngư từ nuôi trồng (FAO, 2017).
- Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới về sản lượng nuôi bào ngư với hơn 127.000 tấn năm 2015,.
- và cũng là quốc gia tiêu thụ hàng đầu về sản phẩm bào ngư.
- Hàn Quốc là quốc gia sản xuất bào ngư đứng thứ hai với hơn 10.000 tấn năm 2015.
- Kiên Giang có hơn 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.290 km 2 .
- nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam thì sản lượng bào ngư chủ yếu dựa vào đánh bắt tự nhiên nên ngày càng bị giảm mạnh (Ban quản lý khu bảo tồn biển, 2014).
- Nghiên cứu này được thực hiện để hiểu về thành phần, sản lượng khai thác bào ngư tại Quần đảo Nam Du, góp phần cung cấp thông tin cho việc khai thác hợp lý nguồn lợi và phát triển đối tượng nuôi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Kiên Giang nói riêng và cho Việt Nam nói chung..
- Phỏng vấn 40 hộ gia đình làm nghề khai thác thủy sản theo phiếu điều tra đã lập sẵn với nội dung.
- thông tin người được khảo sát, thông tin về khai thác bào ngư như sản lượng khai thác được trong ngày, thời gian khai thác trong tháng, thông tin kinh tế như giá thành sản phẩm trên thị trường, chi phí đầu tư để phục vụ khai thác bào ngư..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thông tin chung về hộ khai thác.
- Số người bình quân trong mỗi hộ gia đình hành nghề khai thác biển là 3 - 4 người, số lao động chính trong gia đình là 2 - 3 người, trong đó số người tham gia đánh bắt bào ngư là 1 - 2 người/hộ..
- Bảng 1: Thông tin chung về hộ gia đình hành nghề khai thác bào ngư.
- Số người tham gia khai thác.
- Tuổi trung bình của người dân khai thác là 42,3 tuổi (dao động từ 25 đến 58 tuổi), tương ứng với số tuổi số năm kinh nghiệm khai thác bình quân của người dân là 22,97 năm (dao động trong khoảng từ 8 đến 40 năm).
- Điều này cho thấy ngư dân bắt đầu thực hiện đánh bắt hải sản trong đó có bào ngư từ khi còn rất trẻ và kéo dài đến tuổi trung niên..
- Hình 1: Tỷ lệ nghề chính của các hộ khai thác.
- Kết quả điều tra cho thấy có 69% ngư dân có nghề chính là khai thác hải sản tầng đáy, 14% ngư dân khai thác bào ngư, ngư dân khai thác hải sản bằng lưới rê chiếm 7%, nuôi cá lồng bè chiếm 5%, lặn và mò ốc, hải sâm chiếm 5% (Hình 1).
- 3.2 Khai thác bào ngư.
- 3.2.1 Hình thức khai thác và địa điểm khai thác bào ngư.
- Hình thức khai thác phổ biến của các ngư dân ở quần đảo Nam Du là lặn và bắt bào ngư (chiếm 100.
- Tuy nhiên hình thức khai thác như lặn và bắt cũng có một số khó khăn như đuối nước, điều kiện thời tiết không ổn định, bắt được bào ngư nhỏ nhiều hơn bào ngư lớn.
- Các hộ khai thác bào ngư ở Quần đảo Nam Du sử dụng ngư cụ chính là cây móc (chiếm 100.
- ngư dân khai thác bào ngư lặn xuống biển, dùng cây móc để móc bào ngư nằm trong các kẽ đá.
- Theo người khai thác bào ngư, cây móc có giá trị sử dụng trung bình hiện nay là 35.000 đồng/cây (dao động từ 15 đến 60 nghìn đồng/cây) và có thời gian sử dụng trung bình khoảng 14 năm.
- Ngoài ra còn sử dụng thêm một số dụng cụ trong quá trình khai thác như đèn pin, túi đựng, kính lặn..
- Kết quả điều tra cho thấy địa điểm khai thác bào ngư có 100% nền đáy là đá sỏi và san hô.
- Bảng 2: Một số đặc điểm của ngư trường khai thác bào ngư.
- 3.2.2 Mùa vụ khai thác.
- Bào ngư được khai thác quanh năm nhưng thời điểm tập trung khai thác nhiều nhất là từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng tập trung cao nhất là tháng 3 (chiếm 72,5% số hộ khai thác) do thời gian này nước trong, biển ít sóng, đây là thời gian giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô nên bào ngư thường xuất hiện nhiều.
- Tỷ lệ số hộ khai thác giảm dần từ tháng 6 đến tháng 10, thấp nhất là tháng 9 và 10 (chiếm 7,5% số hộ khai thác).
- Thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 ở quần đảo Nam Du có sóng lớn, thời tiết lạnh, mưa bão thường xuyên, nước đục nên khó tìm thấy bào ngư.
- Tỷ lệ số hộ khai thác tăng lên từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Theo Dương Thị Thu Đông và Chu Mạnh Trinh (2014), mùa vụ khai thác chính bào ngư của ngư dân Cù Lao Chàm kéo dài hơn, khai thác tập trung từ tháng 3-8.
- Hình 2: Mùa vụ khai thác bào ngư ở quần đảo Nam Du.
- Theo các hộ dân được phỏng vấn, thời gian khai 12 - 3, cao nhất là tháng 2 và tháng khai thác bào.
- trong đó tháng 5 và 6 là thời gian bắt được bào ngư với kích thước nhỏ nhất trong năm.
- Cho đến nay chưa có nghiên cứu về biến động quần thể các loài bào ngư được thực hiện ở quần đảo Nam Du.
- Tuy nhiên, theo Lê Đức Minh (1999) các loài bào ngư H..
- Bào ngư là loài có tốc độ tăng trưởng rất chậm và phải mất 1-2 năm mới có thể đạt kích cỡ khai thác thương phẩm..
- 3.2.3 Sản lượng khai thác.
- Sản lượng khai thác bào ngư trung bình cả năm của một hộ ngư dân khai thác bào ngư tại quần đảo.
- Nam Du là kg/năm khai thác và trung bình trong một chuyến biển được 1,36 ±0,5 kg/chuyến biển.
- Kết quả cho thấy sản lượng thấp nhất là 0,5 kg/chuyến biển từ tháng 8-10 do mùa mưa bão nhiều, nước đục, nước chảy mạnh, thời tiết lạnh, nên sản lượng bào ngư giảm.
- Sản lượng cao nhất là 3 kg/chuyến, khai thác vào tháng 3 và tháng 4 do ít sóng gió, nước trong, đây có lẽ là mùa sinh sản nên bào ngư xuất hiện nhiều.
- (2019) xác định bào ngư cái sinh sản rộ từ tháng 1- 3 và tháng 8 hàng năm..
- Bảng 3: Sản lượng bào ngư khai thác được trong một chuyển biển.
- Trung bình Thấp nhất Cao nhất Sản lượng bào ngư trong một chuyến biển (kg/chuyến Sản lượng bào ngư khai thác trong năm (kg/năm .
- Theo Dương Thị Thu Đông và Chu Mạnh Trinh (2014), sản lượng khai thác bào ngư trung bình của ngư dân vùng Cù Lao Chàm là 5.327,500 kg/năm cao hơn so với sản lượng khai thác bào ngư trung bình của ngư dân Quần đảo Nam Du.
- Thời gian khai thác một chuyến biển ở Cù Lao Chàm dao động.
- trong khoảng từ 2-8 ngày/chuyến, số ngày cho một chuyến biển khai thác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, trọng tải và công suất tàu do ngư dân khai thác nhiều loại cho một chuyến biển.
- Ở quần đảo Nam Du, ngư dân chỉ khai thác trong vòng 1 đêm/chuyến biển do đó sản lượng đánh bắt thấp hơn..
- Hình 3: Tỷ lệ sản lượng khai thác bào ngư trong năm 3.2.4 Tỷ lệ khai thác các loài hải sản khác của.
- Trung bình có từ 4 đến 5 loài hải sản được khai thác cùng với bào ngư trong một chuyến biển.
- Các hộ ngư dân cho rằng loài thường bắt gặp nhất là bào ngư (chiếm 100% số hộ), tiếp đến lần lượt là ốc biển (75.
- 3.2.5 Hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác bào ngư.
- Bào ngư sau khi khai thác được chủ yếu là để bán (97,5%) và một phần được ngư dân tiêu thụ trong gia đình (2,5.
- Có hai loài bào ngư được khai thác phổ biến ở đảo Nam Du đó bào ngư dài hay tên khác là bào ngư.
- Bào ngư dài có kích thước lớn hơn (Hình 4A) và có giá bán cao hơn so với bào ngư tròn (Hình 4B)..
- Hình 4: Hai loài bào ngư được khai thác và tiêu thụ tại quần đảo Nam Du (A): Bào ngư dài (Haliotis asinina).
- khai thác bào ngư.
- Kết quả điều tra cho thấy có 85% ý kiến cho rằng sản lượng khai thác bào ngư giảm nhiều trong 5 năm trở lại đây do áp lực khai thác quá mức dẫn đến nguồn lợi ngày càng suy giảm.
- Thêm vào đó là do một số người đánh bắt bào ngư nhận thức còn kém.
- trong việc tham gia khai thác và bảo vệ nguồn lợi lâu dài, đánh bắt cả những cá thể còn nhỏ hoặc tăng cường đánh bắt vào mùa bào như đang sinh sản.
- Có 55% ý kiến cho rằng hoạt động khai thác bào ngư ở rạn san hô, các bãi đá có độ sâu hơn 5m hiện nay nhiều hơn là khai thác gần bờ (độ sâu 1 – 3 m).
- Tuy nhiên, có tới 80% ý kiến cho rằng nghề khai thác bào ngư cần tiếp tục mở rộng và phát triển thêm..
- Bảng 4: Nhận định của ngư dân về sản lượng khai thác trong 5 năm trở lại đây.
- Thành phần loài khai thác.
- Sản lượng khai thác.
- 3.2.7 Hiệu quả tài chính hoạt động khai thác bào ngư.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí khai thác bào ngư bình quân mỗi hộ khoảng 0,17 triệu đồng/chuyến (dao động từ 0,13 đến 0,3 triệu đồng/chuyến).
- Trong khai thác hải sản thì có nhiều loài được đánh bắt nên rất khó để tính toán riêng chi phí khai thác cho từng đối tượng hải sản.
- Thu nhập tương đối cao trong việc khai thác bào ngư nhưng người khai thác sử dụng ngư cụ thô sơ nên dễ xảy ra tai nạn và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ trong thời gian dài khai thác..
- Bảng 5: Hiệu quả tài chính của nghề khai thác bào ngư ở quần đảo Nam Du.
- 3.2.8 Thuận lợi và khó khăn chủ yếu của nghề khai thác bào ngư ở quần đảo Nam Du.
- Thuận lợi lớn nhất của nghề khai thác bào ngư là chi phí thấp, dễ đánh bắt và lợi nhuận cao phù hợp với năng lực tài chính của ngư dân có hạn chế về vốn.
- Hơn nữa, bào ngư là đối tượng khai thác có giá trị thương phẩm cao nên góp phần gia tăng thu nhập của ngư dân.
- Ngư trường khai thác bào ngư ở các.
- địa phương tương đối rộng và gần nơi ở của ngư dân nên rất thuận lợi trong quá trình khai thác..
- Bên cạnh những thuận lợi, nghề khai thác bào ngư ở quần đảo Nam Du cũng gặp một số khó khăn;.
- người khai thác nhận định khó khăn do thời tiết (mưa, bão) là chủ yếu (95% ý kiến), về môi trường nước (17,5.
- có 7,5% hộ ngư dân cho rằng do mùa vụ và một số ít còn lại cho rằng giao thông làm ảnh hưởng đến hoạt động thác bào ngư (2,5%)..
- Hình 7: Khó khăn trong khai thác bào ngư 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Bào ngư được khai thác quanh năm tại quần đảo Nam Du và tập trung khai thác nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 5.
- Mùa vụ khai thác bào ngư có kích thước lớn nhất là từ tháng 4 đến tháng 12.
- Sản lượng khai thác trung bình trong một chuyến là 1,36 kg/chuyến.
- Thuận lợi lớn nhất của nghề khai thác bào ngư là chi phí khai thác thấp, dễ đánh bắt và cho lợi nhuận cao nhưng thời tiết xấu, mưa bão kéo dài là khó khăn và có thể gây nguy hiểm cho người đánh bắt.
- Tình trạng khai thác quá mức từ các hộ ngư dân dẫn đến nguồn lợi ngày càng suy giảm trong 5 năm trở lại đây..
- Cần có qui định mùa vụ khai thác tập trung từ tháng 4 đến tháng 12 hằng năm và thời gian không khai thác để bào ngư khôi phục quần đàn để bảo tồn nguồn lợi loài hải sản quý này..
- Hiện Trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi bào ngư tại Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam.
- Một số dẫn liệu về tuổi và sinh trưởng của loài bào ngư bầu dục (Haliotis ovina Gmelin) ở vùng biển Khánh Hòa.
- Chu kỳ sinh sản của bào ngư bầu dục (Haliotis ovina sp.) phân bố tại đảo Nam Du vùng biển Tây Nam của Việt Nam