« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI RÊ BA LỚP Ở TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGHỀ LƯỚI RÊ BA LỚP Ở TỈNH BẠC LIÊU Nguyễn Thanh Long 1.
- Lưới rê ba lớp, kỹ thuật khai thác thủy sản, kỹ thuật và tài chính.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 33 hộ ngư dân đang hoạt động khai thác bằng nghề lưới rê ba lớp với nội dung về số tàu thuyền, ngư trường, mùa vụ khai thác, những loài khai thác chính, sản lượng và hiệu quả tài chính..
- Kết quả cho thấy số lượng tàu thuyền làm nghề lưới rê ba lớp là 255 chiếc, chiếm 36,0% số tàu lưới rê và 21,9% tổng số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu.
- Tàu lưới rê ba lớp có công suất trung bình là 107,5 CV/tàu (14,8 tấn/tàu).
- Lưới rê ba lớp có chiều dài trung bình 4.878 m và chiều cao trung bình là 2,5 m.
- Lưới rê ba lớp khai thác chủ yếu vùng biển gần bờ thuộc tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau.
- Lưới rê ba lớp có thể khai thác quanh năm nhưng có hai vụ chính, vụ thứ nhất khai thác từ 3 đến tháng 6 và vụ thứ hai từ tháng 9 đến tháng 12.
- Sản lượng khai thác trung bình 42,2 tấn/năm/tàu hoặc 8,47 kg/m lưới/năm, trong đó cá tạp chiếm 35,8%.
- Tổng thu nhập bình quân một chuyến biển là 57,6 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 25,7 triệu đồng/chuyến với tỉ suất lợi nhuận 74%.
- Hoạt động của nghề lưới rê ba lớp đem lại lợi nhuận cao và ổn định cho ngư dân vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu,.
- Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá, eo biển và vịnh, 112 cửa sông và hàng ngàn đảo lớn nhỏ trải dài dọc theo bờ biển, cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt và các hồ chứa tạo nên một tiềm năng lớn về khai thác thủy sản (KTTS) và diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 1.700.000 ha (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009)..
- Tổng sản lượng thủy sản năm 2012 đạt 5,7 triệu ngàn tấn, trong đó KTTS đóng góp một phần lớn sản lượng thủy sản của toàn ngành, với sản lượng khai thác là 2,6 triệu tấn chiếm gần 45,8%.
- tổng sản lượng thủy sản của cả nước (Trung tâm Tin học và Thống kê – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012)..
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với bờ biển dài trên 780 km chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, vùng kinh tế đặc quyền khoảng 297.000 km 2 , giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, vùng thềm lục địa có thế mạnh về thủy sản với trữ lượng thủy sản ước tính trên 2 triệu tấn và khả năng khai thác khoảng 830.000 tấn/năm, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển (Lê Văn Ninh, 2006).
- ĐBSCL có những đóng góp rất lớn đối với cả nước với sản lượng khai thác hàng năm dẫn đầu cả nước và sản lượng năm 2011 là 1.035 nghìn tấn chiếm 41,4%.
- sản lượng thủy sản khai thác của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2012)..
- Tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, có 56 km bờ biển tiếp giáp biển Đông, thích hợp cho phát triển nuôi trồng và KTTS, năm 2012 sản lượng khai thác thủy sản 106.650 tấn, chiếm 10,3% tổng sản lượng khai thác thủy sản của ĐBSCL (Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2012).
- Các hoạt động thủy sản vùng ven biển của tỉnh Bạc Liêu đa dạng và biến đổi phức tạp, phần lớn là tự phát nhằm đáp ứng theo nhu cầu kiếm sống của người dân trong vùng.
- Lưới rê ba lớp có kích thước mắt lưới của lớp lưới ở giữa nhỏ nên lưới không những đánh bắt cá có kích thước lớn mà còn đánh bắt cá có kích thước nhỏ, nhất là cá con, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
- Để quản lý tốt các hoạt động thủy sản ven biển và quyết định những định hướng phát triển ổn định cho vùng ven biển thì cần phải nghiên cứu các giải pháp quản lý cho vùng này..
- Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài “Khảo sát hiệu quả kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu” là cần thiết cho việc quản lý và phát triển ổn định các hoạt động vùng ven biển ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và ĐBSCL nói chung..
- Thời gian và địa điểm thực hiện: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 5/2013 tại phường Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào thuộc tỉnh Bạc Liêu.
- Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 33 hộ ngư dân làm nghề lưới rê ba lớp theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu về các thông tin như:.
- Ngư trường và mùa vụ khai thác.
- Sản lượng KTTS.
- Nhận thức của người khai thác về nguồn lợi thủy sản.
- và các thông tin về kinh tế: chi phí cố định, chi phí biến đổi và tổng thu nhập từ đó tính lợi nhuận, hiệu quả chi phí và tỉ suất lợi nhuận..
- Các kết quả được thể hiện qua thống kê mô tả như: tần suất xuất hiện, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn..
- 3.1 Tình hình phát triển nghề KTTS ở tỉnh Bạc Liêu.
- Bạc Liêu là một trong những tỉnh ven biển ở ĐBSCL, có bờ biển giáp vùng biển Đông Nam Bộ nên thuận lợi cho việc phát triển cả nuôi trồng và KTTS.
- Bên cạnh đó, sản lượng khai thác thủy sản cũng tăng theo số lượng tàu, sản lượng tăng từ 65,8 ngàn tấn (2003) lên 96 ngàn tấn (2012) (Hình 1).
- Nghề KTTS ở tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là nghề lưới rê (60.
- kế đến là nghề lưới kéo (38%) và còn lại là nghề câu và nghề te (2.
- Nghề lưới rê ba lớp chiếm khoảng 26% tổng số tàu lưới rê và chủ yếu khai thác ven bờ với qui mô nhỏ (Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS tỉnh Bạc Liêu, 2012)..
- Hình 1: Sản lượng và số tàu khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu Nguồn: Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2012.
- 3.2 Ngư trường và sản lượng khai thác của các nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Đối với nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu cũng khai thác ở vùng biển này nhưng khai thác ven bờ..
- Nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu có thể đánh bắt quanh năm, nhưng những tháng có sản lượng cao tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 và từ tháng 9 đến tháng 12..
- Bảng 1: Công suất, tải trọng và lực lao động của tàu lưới rê ba lớp.
- Nội dung Trung bình.
- tham gia nghề này (người Số lao động trung bình trên.
- Tàu lưới rê phần lớn có công suất nhỏ hơn 90 CV (76.
- những tàu có công suất lớn hơn 90 CV cũng đánh ven bờ nhưng có chuyến biển dài hơn và có thể sang biển Tây Nam Bộ để khai thác.
- Tàu lưới rê ba lớp có công suất trung bình là 107,5 CV/tàu và tải trọng trung bình là 14,8 tấn/tàu (Bảng 1).
- Trung bình mỗi tàu lưới rê ba lớp cần 6,73 lao động, chính vì vậy đây cũng là một nghề tạo việc làm cho vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu..
- Lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu có chiều dài trung bình 4.878 m và chiều cao trung bình 2,46 m.
- Do đánh bắt ven bờ nên chiều cao lưới tương đối ngắn, phù hợp với ngư trường khai thác..
- Nghề lưới rê ba lớp có hai loại kích thước mắt lưới.
- Lớp lưới bên trong có kích thước mắt lưới 2a trung bình là 61,2 mm và lớp lưới bên ngoài có kích thước mắt lưới 2a trung bình là 245 mm (Bảng 2)..
- Bảng 2: Các thông số cơ bản của lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Kích thước mắt lưới 2a nhỏ.
- Kích thước mắt lưới 2a lớn.
- Thời gian khai thác một chuyến biển của nghề lưới rê ba lớp tương đối ngắn, trung bình 5,52 ngày/chuyến biển và mỗi ngày chỉ khai thác một mẻ lưới.
- Trung bình mỗi tháng có thể khai thác 5,24 chuyến biển và có thể khai thác quanh năm, trung bình một năm khai thác được 10,1 tháng..
- Sản lượng trung bình của một chuyến biển và cả năm lần lượt là 1.309 Kg/tàu/chuyến biển và 42,2 tấn/tàu/năm (Bảng 3), kết quả cho thấy nghề lưới rê ba lớp ở Bạc Liêu khai thác có sản lượng cao nhưng có tỉ lệ cá tạp cao (35,8.
- Bảng 3: Thời gian và sản lượng khai thác của nghề lưới rê ba lớp.
- Số ngày/một chuyến biển (ngày Số chuyến biển/một tháng (chuyến Số tháng khai thác/năm (tháng Sản lượng 1 chuyến biển.
- Sản lượng 1 năm (tấn/tàu/năm) 42,2±22,7.
- 3.3 Hiệu quả tài chính nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Kết quả khảo sát cho thấy để đầu tư trung bình cho một tàu lớp rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu cần 397 triệu đồng (Bảng 4), trong đó tàu và máy tàu chiếm tỉ lệ cao (71,3.
- Chi phí cho một chuyến biển trung bình 29,78 triệu đồng/chuyến (Bảng 4), chủ yếu là tiền nhân công (57,7.
- Trung bình một chuyến biển chủ tàu thu được 57,6 triệu đồng và có lợi nhuận trung bình một chuyến biển là 25,7 triệu đồng.
- Với lợi nhuận này đã mang lại tỉ suất lợi nhuận của nghề lưới rê ba lớp cao (0,74 lần) (Bảng 4), trong khi tỉ suất lợi nhuận của nghề lưới rê đơn và lưới kéo ven bờ ở tỉnh Sóc Trăng lần lượt chỉ là 0,31 và 0,51 (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010)..
- Bảng 4: Hiệu quả tài chính của nghề lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu.
- đồng/chuyến biển Tổng chi phí biến đổi (triệu.
- đồng/chuyến biển Tổng chi 1 chuyến biển (triệu.
- đồng/chuyến biển Tổng thu nhập một chuyến.
- biển (Triệu đồng/chuyến biển Tiền lãi (triệu đồng/chuyến.
- Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận.
- /tổng chi (lần Những thuận lợi và khó khăn của nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Kết quả khảo sát cho thấy nghề lưới rê được ngư dân tỉnh Bạc Liêu duy trì khai thác là do các thuận lợi chủ yếu như: (i) gần ngư trường khai.
- chủ yếu là ven biển các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau nên không cần đầu tư cho tàu đi xa bờ và ít tốn chi phí đi lại.
- (ii) kỹ thuật khai thác đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên ngư dân nào cũng có thể tham gia khai thác và đem lại hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn làm cản trở hoạt động khai thác của nghề lưới rê ba lớp như: (i) Giá nhiên liệu tăng cao, mặc dù chi phí nhiên liệu chỉ chiếm 20,1% nhưng giá nhiên liệu tăng cao đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nghề lưới rê ba lớp.
- (ii) Thời tiết thay đổi bất thường cũng đã ảnh hưởng đến thời gian khai thác và sản lượng khai thác.
- và (iii) Thiếu vốn đầu tư cũng là khó khăn của ngư dân làm nghề lưới rê ba lớp ở tỉnh Bạc Liêu..
- Để khắc phục những hạn chế này cần có giải pháp hỗ trợ nghề lưới rê phát triển ổn định: (i) Có chính sách hỗ trợ vốn, có vốn ngư dân sẽ đầu tư nhiều hơn góp phần khai thác có hiệu quả.
- Có vốn ngư dân không phải đi vay vốn ở những nơi có lãi suất cao nên mang lại lợi nhuận cho ngư dân nhiều hơn.
- (ii) Hỗ trợ phương pháp bảo quản sản phẩm khai thác.
- Cần nghiên cứu phương pháp bảo quản sản phẩm khai thác cho tàu lưới rê ba lớp nói riêng và tàu khai thác thủy sản nói chung.
- Bảo quản sản phẩm tốt không những mang lại sản phẩm thủy sản khai thác có chất lượng tốt, đồng thời bán được giá cao và góp phần an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm thủy sản khai thác được..
- Mặt khác, do đặc điểm khai thác của nghể lưới rê 3 lớp là bắt cả cá có kích thước nhỏ, nhất là cá con nên làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản..
- Để hạn chế tác động này cần hạn chế lưới rê ba lớp khai thác ven bờ, nhất là khai thác vào mùa vụ các loài thủy sản sinh sản để hạn chế tác động của lưới đến nguồn lợi thủy sản..
- Nghề lưới rê ba lớp có thể khai thác quanh năm nhưng những tháng có sản lượng cao tập trung từ tháng 3 đến tháng 6 năm và từ tháng 9 đến tháng 12, ngư trường chủ yếu là vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau..
- Mắt lưới bên trong có kích thước là 50-70 mm và mắt lưới.
- Sản lượng khai thác trung bình 42,2 tấn/năm/tàu, trong đó cá tạp chiếm 35,8%.
- Tổng thu nhập bình quân một chuyến biển là 57,6 triệu đồng/chuyến và lợi nhuận là 25,7 triệu đồng/chuyến với tỉ suất lợi nhuận 74%..
- Để nghề lưới rê ba lớp phát triển ổn định thì cần có chính sách hỗ trợ vốn cho ngư dân và có giải pháp giúp ngư dân bảo quản sản phẩm khai thác..
- Chi Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2012.
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2011 và kế hoạch hoạt động năm 2012.
- Hiện trạng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và một số định hướng phát triển trong thời gian tới..
- Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các nghề khai thác thủy sản chủ yếu ở tỉnh Sóc Trăng