« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TIẾT CELLULASE CỦA CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA THU THẬP TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ẢNH HƯỞNG BỔ SUNG DẦU PHỌNG VÀ MỠ CÁ TRA LÊN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ THÀNH PHẦN CHẤT BÉO CỦA TRỨNG GÀ ISA BROWN NUÔI TRONG.
- Thí nghiệm (TN) được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng các mức độ bổ sung dầu phọng và mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng và hàm lượng cholesterol HDL-C và LDL- C trong trứng của 120 gà Isa Brown từ 40-48 tuần tuổi, với 4 nghiệm thức (NT) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, lặp lại 10 lần với 3 gà mái/ô.
- Các NT bổ sung lần lượt là 1 và 3% dầu phộng (NT DP1% và NT DP3.
- và mỡ cá tra (NTM C1% và NT MC3.
- Loại và mức độ bổ sung chất béo không ảnh hưởng tỉ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn/ngày hay quả trứng (p>0,05).
- Bổ sung mỡ cá tra và dầu phọng vào khẩu phần đã có ảnh hưởng khác biệt lên chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và tỷ lệ lòng trắng (p<0,05).
- Gà nuôi NT bổ sung dầu phọng 1 và 3% sản xuất quả trứng có hàm lượng cholesterol mg/trứng) thấp hơn so với các NT bổ sung mỡ cá (234,8 và 254,2 mg/trứng) rất có ý nghĩa (p<0,01)..
- Mặc dù không có sự khác biệt về hàm lượng triglycerides, HDL-C và LDL-C nhưng hàm lượng LDL-C trong NT bổ sung dầu phọng có khuynh hướng thấp hơn so với các NT bổ sung mỡ cá tra.
- Như vậy bổ sung mỡ dầu phọng là biện pháp làm giảm cholesterol và.
- giảm LDL-C trong trứng, trong khi mỡ cá tra làm cải thiện chất lượng trứng đối với gà nuôi trong hệ thống chuồng hở..
- Từ khóa: chất lượng trứng, cholesterol, dầu phọng, HDL-C, LDL-C, mỡ cá tra, tỉ lệ đẻ, triglycerid.
- Trứng gà một thực phẩm giàu dinh dưỡng và khá cân bằng về dưỡng chất cũng là nguồn protein, hàm lượng acid amin lysine rất cần thiết cho sự tăng trưởng trong trứng rất cao (7,2%) trong khi đây là một acid amin giới hạn nhất trong thực phẩm, ngoài ra trứng gà còn rất giàu chất béo nhất là leucithin, một chất vận chuyển quan trọng trong cơ thể động vật, chất khoáng và vitamin cần thiết cho sự phát triển của con người và động vật nói chung (Cook and Briggs, 1977)..
- Tuy nhiên, trứng có nhược điểm là chứa hàm lượng cao cholesterol, trung bình khoảng 200 mg (Weggemans et al., 2001) hay 213 mg trong một quả trứng (Stadelman,1995).
- Ngoài ra trứng còn chứa các chất béo xấu như LDL-C cholesterol (Belitz và Grosch, 1992.
- Levy et al (1996) nghiên cứu trên một khẩu phần với 2 quả trứng mỗi ngày liên tục trong 3 tuần, đã phát hiện tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol 11%.
- Trong các nghiên cứu của Schofeld et al (1982) trên người cho thấy hàm lượng cholesterol trong thức ăn có tương quan với hàm lượng cholesterol trong máu.
- Hàm lượng cholesterol trong trứng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như di truyền, thành phần hóa học của khẩu phần, tuổi đẻ của gà (Ingr et al., 1987.
- Chất béo trong thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong khẩu phần của gà đẻ, ngoài việc cung cấp các acid béo thiết yếu, là dung môi giúp hòa tan các vitamin tan trong trong dầu, chất béo còn là nguồn cung cấp năng lượng (Brake et al., 1989 và 1990) và hàm lượng chất béo khẩu phần có ảnh hưởng đến trọng lượng trứng (Borkurt et al., 2008).
- Dầu phọng là một chất béo được sử dụng phổ biến làm thức ăn cho người, dầu phọng rất giàu các acid béo chưa bảo hòa đa (83.
- Vì thế dầu phọng và mỡ cá tra là nguyên liệu tốt phối hợp trong khẩu phần gà đẻ trứng.
- Sự thay đổi hàm lượng và nguồn cung cấp chất béo là biện pháp làm thay đổi thành phần chất béo của trứng..
- Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung mỡ cá tra và dầu phộng lên năng suất, chất lượng trứng và thành phần chất béo trên gà Isa Brown 40-48 tuần tuổi nuôi trong chuồng hở”..
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng các mức độ của hai loại chất béo lên tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, chất lượng trứng và thành phần các chất béo như cholesterol, tryglycerides, mỡ tốt (HDL-C: high density lipoprotein cholesterol) và mỡ xấu (LDL-C: low density lipoprotein cholesterol) trên gà Isa Brown từ 40-48 tuần tuổi nuôi trong chuồng hở..
- 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1 Phương tiện thí nghiệm.
- 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.
- Thí nghiệm được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2009 tại trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩn tại huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang..
- 2.1.2 Chuồng trại thí nghiệm.
- Gà thí nghiệm được nuôi trên lồng với kích thước 40 x 37,5cm, mỗi lồng nuôi 3 con gà mái đẻ..
- 2.1.3 Động vật thí nghiệm.
- Gồm 120 con gà đẻ trứng thương phẩm giống ISA Brown trong giai đoạn từ 40 đến 48 tuần tuổi, trọng lượng gà thí nghiệm trung bình 1,6 kg.
- Gà đã được tiêm phòng các bệnh phổ biến như CRD, gumboro, thương hàn, dịch tả đầy đủ và tẩy ký sinh trùng trước khi vào thí nghiệm..
- 2.1.4 Thức ăn thí nghiệm.
- Thí nghiệm được tiến hành với bốn loại khẩu phần khác nhau về loại và tỉ lệ các chất béo..
- Khẩu phần (KP) 1: khẩu phần cơ sở + dầu phộng 1% (NT DP1%.
- Khẩu phần (KP) 2 : khẩu phần cơ sở + dầu phộng 3% (NT DP3%.
- Khẩu phần (KP) 3 : khẩu phần cơ sở + mỡ cá tra 1% (NT MC1%.
- Khẩu phần (KP) 4 : khẩu phần cơ sở + mỡ cá tra 3% (NT MC3%.
- Công thức phối hợp khẩu phần và thành phần hóa học được trình bày qua bảng 1 và 2..
- Bảng 1: Công thức phối hợp khẩu phần cơ sở.
- Bảng 2: Thành phần hóa học của thức ăn sử dụng trong thí nghiệm Thành phần hóa học trạng.
- **Số liệu được do trung tâm Trung tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm TP Hồ Chí Minh xác định, hàm lượng tính từ chất béo bổ sung.
- 2.1.5 Dụng cụ thí nghiệm.
- Bao gồm: cân trứng, thước kẹp, máng ăn, máng uống, quạt so màu lòng đỏ và các dụng cụ phục vụ phân tích tại phòng thí nghiệm.
- 2.2 Phương pháp thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức là 4 loại khẩu phần được bổ sung hai nguồn chất béo khác nhau là mỡ cá tra và dầu phộng với 2 tỉ lệ là 1% và 3%.
- Như vậy có tổng cộng 40 đơn vị thí nghiệm, với số gà thí nghiệm là 120 con..
- Cho gà ăn thức ăn thí nghiệm trước 30 ngày để cho gà làm quen với thức ăn thí nghiệm rồi sau đó mới tiến hành thu thập các chỉ tiêu..
- Tổng số trứng sử dụng cho kiểm tra chất lượng trứng cho toàn thí nghiệm:.
- Những trứng sau khi kiểm tra chất lượng trứng thì tiến hành thu mẫu từ lòng đỏ cho vào ống típ nhựa (ependoff), bảo quản lạnh ở tủ đông -18 0 C sau đó được mang về phòng thí nghiệm để phân tích hàm lượng béo tổng số, cholesterol triglycerid, HDL-C và LDL-C của lòng đỏ..
- Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu về tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn/ngày, tiêu tốn thức ăn/trứng.
- Phân tích hàm lượng dưỡng chất của mẫu thức ăn thí nghiệm với các thành phần dưỡng chất sau: DM, protein thô (CP), béo thô (EE), xơ thô (CF), tro (OM), chiết chất không đạm (NFE) theo qui trình chuẩn của AOAC (1984)..
- (1998) và được bổ sung bởi Elkin et al.
- Hàm lượng mỗi thành phần chất béo được xác định bằng mỗi bộ thử riêng biệt theo nguyên lý định lượng bởi các enzym thử.
- 3.1 Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng lượng ăn vào Tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn (TTTA), hàm lượng protein, chất béo và năng lượng trao đổi (ME) ăn vào của gà thí nghiệm được trình bày trong bảng 3..
- Bảng 3: Ảnh hưởng bổ sung mỡ cá và dầu phộng lên tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, lượng CP và năng lượng trao đổi (ME)* ăn vào của gà mái đẻ.
- Tỉ lệ đẻ có khuynh hướng cao hơn ở các NT bổ sung dầu phọng nhưng sai khác không có ý nghĩa (p=0,31), cao nhất là ở NT DP và thấp nhất là ở NT MC1% (74,32.
- Điều này có thể nhận thấy rằng việc nguồn gốc chất béo ít ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ.
- Do tỉ lệ đẻ thấp nên tiêu tốn thức ăn/trứng khá cao, gà ăn khẩu.
- phần NT MC1% có tiêu tốn thức ăn/trứng cao nhất (151,35g) và thấp nhất là ở NT DP1% (143,85g).
- (2004), thí nghiệm sử dụng dầu nành, dầu hướng dương và các phụ phẩm mỡ động vật, kết luận rằng tỉ lệ đẻ trứng, tiêu tốn thức ăn và trọng lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi các loại dầu bổ sung..
- So sánh với báo cáo của Trần Phước Hưng (2009) tiến hành đồng thời thí nghiệm trên gà Isa Brown 40-48 tuần tuổi, nuôi cùng khẩu phần trong hệ thống chuồng kín thông gió thì tỉ lệ đẻ rất cao từ 89-92%.
- Thời gian tiến hành thí nghiệm vào mùa khô, nhiệt độ cao và ẩm độ thấp làm ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ, mặc dù có hệ thống phun sương làm mát nhưng gà vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tiểu khí hậu trong và ngoài chuồng nuôi.
- Nhiệt độ và ẩm độ là những yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu tốn.
- Trong các NT bổ sung hàm lượng dầu mỡ 3% gà ăn nhiều hơn 1% (p<0,01) vì thế số lượng protein, béo thô và ME ăn vào cũng cao hơn bổ sung mức độ dầu mỡ 1% (p<0,01).
- Tiêu tốn thức ăn/trứng của đàn gà thí nghiệm cao hơn so với thí nghiệm của Võ Quốc Thắng (2008) thì TTTĂ/trứng từ 131,3g đến 126,7g) và so số liệu của Trần Phước Hưng biến động từ 130-134g bởi vì cả 2 TN nầy đều được tiến hành trong chuồng kín thông gió, nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát.
- 3.2 Chất lượng trứng.
- Ảnh hưởng của mỡ cá tra và dầu phọng và tỉ lệ bổ sung lên các tính chất của trứng như trọng lượng, chỉ số hình dáng (CSHD), chỉ số Haugh, chỉ số lòng đỏ (CSLĐ), lòng trắng (CSLT), độ dày vỏ được trình bày qua bảng 4.
- Gà nuôi khẩu phần bổ sung 1% dầu phọng, 1% và 3% mỡ cá tra có trọng lượng trứng lớn hơn so với 3% dầu phọng (p=0,05).
- Chất béo khẩu phần không ảnh hưởng lên chỉ số hình dáng của trứng (p=0,64).
- CSLĐ bị ảnh hưởng bởi lượng dầu và mỡ bổ sung (p<0,01), gà nhận khẩu phần bổ sung 1% dầu phọng có CSLĐ là 0,42 và ở NT bổ sung 1 và 3% mỡ cá là 0,43 và 0,41, thấp nhất là NT DP3% là 0,40..
- dầu phọng..
- Theo số liệu phân tích hàm lượng các acid béo của dầu phọng và mỡ cá của đề tài, cho thấy dầu phọng rất giàu acid linoleic (33.
- Senköylü (2004) cho rằng gà mái dường như không có nhu cầu đặc biệt về acid linoleic khi hàm lượng của nó vượt quá 9 g/kg khẩu phần..
- (2001) kết luận rằng gà mái nuôi khẩu phần chứa 30,5 g/kg dầu và 7,9 g/kg acid linoleic có kết quả tương tự về tiêu tốn thức ăn, năng suất trứng so với khẩu phần chứa 62 g/kg dầu và 10,3 g/kg acid linoleic.
- Gia tăng chất béo khẩu phần làm gia tăng trọng lượng trứng nhưng không bị ảnh hưởng bởi mức độ acid linoleic ở cùng mức độ chất béo bổ sung.
- Senköylü (2004) cho rằng khi bổ sung 4% chất béo trong khẩu phần sẽ làm tăng trọng lượng trứng và cho rằng trọng lượng tăng là do tăng năng lượng ăn vào hơn là tăng acid linoleic (Whitehead, 1981.
- Chất béo khẩu phần không ảnh hưởng đến màu sắc của lòng đỏ (p=0,76) mặc dù chất béo là phương tiện vận chuyển các sắc chất, đều này hoàn toàn phù hợp bởi màu lòng đỏ chủ yếu phụ thuộc vào lượng sắc tố, có lẽ mức độ bổ sung 1% dầu mỡ đã đủ đảm bảo cho màu sắc lòng đỏ trứng.
- Bổ sung chất béo vào khẩu phần đã ảnh hưởng lên chỉ số Haugh (p=0,03).
- Các KP bổ sung mỡ cá có khuynh cao hơn về chỉ số Haugh so với bổ sung dầu phọng..
- Bảng 4: Ảnh hưởng bổ sung các mức độ mỡ cá và dầu phộng lên chất lượng trứng.
- Tỉ lệ lòng trắng.
- 3.3 Ảnh hưởng bổ sung dầu phọng và mỡ cá tra lên hàm lượng và các thành phần chất béo.
- Ảnh hưởng bổ sung dầu phọng và mỡ cá tra lên hàm lượng cholesterol, triglycerid, HDL-C và DHL-C được trình bày qua bảng 5..
- Loại chất béo và tỉ lệ bổ sung không ảnh hưởng lên hàm lượng béo trong lòng đỏ trứng với biến động lần lượt từ và ở các nghiệm thức bổ sung 1 và 3% dầu phọng và mỡ cá tra (p=0,45).
- Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong khẩu phần bổ sung dầu phọng 1 và mg/trứng) thấp hơn có ý nghĩa so sánh với khẩu phần bổ sung mỡ cá 1 và 3%.
- Mặc dù hàm lượng triglycerid, HDL-C và LDL-C không khác biệt có ý nghĩa (P>0,05) nhưng số lượng HDL-C trong khẩu phần bổ sung 1% dầu phọng và 1% mỡ cá có khuynh hướng cao hơn mức độ bổ sung 3%.
- Số lượng LDL-C ở các khẩu phần bổ sung dầu phọng (268,4 và 238,1 mg/trứng) thấp hơn so với mỡ cá (289,0 và 299,8 mg/trứng).
- Theo Elkins (2006), cách thay đổi tiềm năng cholesterol trong trứng là thay đổi thành phần chất béo của trứng.
- Calislar and Kirik (2009) kết luận nguồn gốc của chất béo có ảnh hưởng lên hàm lượng cholesterol trong trứng, gà nuôi khẩu phần bổ sung mỡ cừu có hàm lượng cholesterol cao hơn dầu nành.
- Theo Stadelman (1995) trong hàm lượng cholesterol trung bình trong một quả trứng là 213 mg.
- hoặc 200 mg (Weggemans et al., 2001) như thế rõ ràng việc cung cấp dầu phọng đã làm giảm số lượng cholesterol trong trứng so với mỡ cá tra..
- Bảng 5: Ảnh hưởng dầu phọng và mỡ cá tra lên hàm lượng béo tổng số, cholesterol, HDL- Cholesterol và LDL-Cholesterol của trứng.
- Hàm lượng Nghiệm thức.
- Chất béo.
- Bổ sung dầu phọng hay mỡ cá tra trong khẩu phần không ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ và tiêu tốn thức ăn, nhưng có ảnh hưởng lên chất lượng trứng như: chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng, chỉ số Haugh cao hơn ở những khẩu phần bổ sung chất béo bằng mỡ cá.
- Điều đó chứng tỏ chất lượng trứng được cải thiện tốt hơn khi bổ sung chất béo bằng mỡ cá.
- Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol giảm rất rõ rệt đối với các khẩu phần bổ sung dầu phọng mặc dù hàm lượng chất béo tổng số không thay đổi..
- Như vậy dầu phọng là một biện pháp làm giảm cholesterol trong trứng gà nuôi trong hệ thống chuồng hở..
- So sánh các mức độ bổ sung mỡ cá tra và dầu phộng lên tỷ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn và chất lượng trứng của gà đẻ Isa brown nuôi trong hệ thống chuồng kín tại Đồng Nai.
- Ảnh hưởng của khẩu phần thức ăn đến năng suất, chất lượng trứng, tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích lũy và năng lượng trao đổi lên gà đẻ trứng thương phẩm Isa Brown nuôi tại Vũng Tàu