« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E LÊN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH PHÒNG BỆNH NEWCASTLE


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT KHÁNG THỂ MẸ TRUYỀN VÀ TÁC DỤNG CỦA VITAMIN E LÊN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH PHÒNG BỆNH NEWCASTLE.
- Bệnh Newcastle, đáp ứng miễn dịch, vitamin E.
- Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1 không tiêm vaccine Newcastle nhằm khảo sát kháng thể thụ động.
- Thí nghiệm 2 gồm ba nghiệm thức, gà được tiêm vaccine Newcastle lần 1 lúc 7 ngày tuổi và lần 2 lúc 21 ngày tuổi.
- Riêng nghiệm thức 2 và 3 được bổ sung vitamin E lần lượt vào thức ăn và nước uống với liều 11mg/con/ngày từ lúc 7 ngày tuổi.
- Gà ở thí nghiệm 1 được lấy mẫu vào 3, 7, 21 và 30 ngày tuổi.
- Gà thí nghiệm 2 được lấy mẫu vào lúc 21, 35 và 52 ngày tuổi.
- Kết quả kháng thể mẹ truyền, ở 3 ngày tuổi với hiệu giá kháng thể trung bình (GMT)=12,5 và giảm nhanh ở 7 ngày tuổi (5,06), đến 30 ngày tuổi với GMT=2.
- Thí nghiệm 2, ở 21 ngày tuổi, GMT ở 3 nghiệm thức lần lượt là và 11,39.
- Ở 35 ngày tuổi, GMT ở 3 nghiệm thức đều tăng cao đủ bảo hộ gà (GMT>8).
- Tại thời điểm 52 ngày tuổi, GMT đạt cao nhất với nghiệm thức 1 là 28, nghiệm thức 2 là 58 và nghiệm thức 3 là 88..
- Khi bệnh xảy ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi do tỷ lệ chết cao có thể lên đến 100% (Alexander, 1997).
- phòng chưa cao do tỷ lệ gà có đáp ứng miễn dịch thấp, hoặc mức độ kháng thể tạo ra ở gà thấp không đủ khả năng bảo hộ gà chống lại sự nhiễm virus.
- Do đó, việc nâng cao đáp ứng miễn dịch trong tiêm phòng vaccine phòng bệnh Newcastle trên đàn gà luôn là vấn đề được quan tâm.
- Vitamin E được biết là chất chống oxy hóa rất hiệu quả và có chức năng điều hòa miễn dịch (Moriguchi và Muraga, 2000).
- Ngoài ra, vitamin E cũng có tác dụng là giảm stress cho đàn gà, nâng cao đáp ứng miễn dịch của đàn gà trong điều kiện gặp bắt lợi khi tiêm phòng như stress (Niu et al, 2009).
- Vì vậy, việc nghiên cứu bổ sung vitamin E vào qui trình tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho gà được thực hiện nhằm mục tiêu khảo sát tác dụng của vitamin E lên đáp ứng miễn phòng bệnh Newcastle..
- 2 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu thí nghiệm.
- Gà thí nghiệm: giống gà tàu lai Lương Phượng 1 ngày tuổi, số lượng 120 con..
- Thức ăn cho gà thí nghiệm là thức ăn hỗn hợp của công ty Cargill..
- 2.2 Phương pháp Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm 1 gồm 30 gà không tiêm phòng vaccine Newcastle nhằm khảo sát kháng thể thụ động..
- Thí nghiệm 2 được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần.
- Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, số gà trong mỗi nghiệm thức là 30..
- Tổng số gà thí nghiệm 2 là 90 con.
- Gà trong các nghiệm thức phải đồng đều nhau..
- Nghiệm thức 1: Tiêm vaccine Newcastle nhưng không bổ sung vitamin E..
- Nghiệm thức 2: Tiêm vaccine Newcastle và bổ sung vitmin E vào thức ăn với liều 11mg/con/ngày..
- Nghiệm thức 3: Tiêm vaccine Newcastle và bổ sung vitamin E vào nước uống với liều 11mg/con/ngày..
- Gà được chủng vaccine Newcastle (chủng Lasota) lần 1 lúc 7 ngày tuổi và lặp lại lần 2 lúc 21.
- ngày tuổi, vaccine được cấp qua đường nhỏ mắt, mũi.
- Gà ở thí nghiệm cũng được tiêm vaccine phòng các bệnh gồm Gumboro vào lúc 11 và 29 ngày tuổi, cúm lúc 15 và 31 ngày tuổi..
- Giai đoạn úm từ 1 đến 24 ngày tuổi: Sử dụng thức ăn 5101-A của công ty Cargill, gà được cho ăn uống tự do và sử dụng đèn để sưởi.
- Ở nghiệm thức 2 và 3 gà được bổ sung vitamin E với liều 11mg/con/ngày qua thức ăn và nước uống từ lúc 7 ngày tuổi cho đến kết thúc thí nghiệm..
- Ở thí nghiệm 1, mẫu máu được thu thập vào các thời điểm gà được 3, 7, 21 và 30 ngày tuổi và thí nghiệm 2 khi gà được 21,35, 52 ngày tuổi.
- Mẫu máu được lấy từ tim khi gà 3 và 7 ngày tuổi, gà lớn hơn 7 ngày tuổi, máu được lấy từ tĩnh mạch cánh..
- Mẫu sau khi thu thập được chuyển về phòng thí nghiệm để chiết huyết thanh..
- Kiểm tra hàm lượng kháng thể trong mẫu huyết thanh của gà thí nghiệm qua phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI).
- Các mẫu huyết thanh có hiệu giá kháng thể HI với GMT ≥ 8 (3log2) được xem là đủ bảo hộ gà chống lại bệnh Newcastle..
- Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT).
- So sánh hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) giữa các nghiệm thức bằng phép thử t của Minitab 13..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kháng thể thụ động.
- Tại thời điểm 3 ngày tuổi, kháng thể mẹ truyền đủ bảo hộ 100% gà chống lại bệnh Newcastle với GMT=12,5 (3,9 log2).
- Theo Allan và Gough (1974), hiệu giá kháng thể ≥8 đủ bảo hộ gà chống.
- lại bệnh Newcastle.
- Kháng thể mẹ truyền giảm nhanh ở 7 ngày tuổi, tại thời điểm này hầu hết gà có hiệu giá kháng thể dưới mức bảo hộ với GMT.
- Do đó, việc tiêm phòng cho gà vào lúc 7 ngày tuổi là thích hợp và cần thiết nhằm tạo miễn dịch chủ động cho gà chống lại sự nhiễm virus Newcastle.
- Khi gà 30 ngày tuổi, kháng thể mẹ truyền giảm mạnh với GMT=2.
- (2014) cho thấy, hiệu giá kháng thể thụ động của gà con 1.
- ngày từ 4,13 log2 đến 4,6 log2 và đến 6 ngày tuổi hiệu giá kháng thể giảm nhanh chỉ còn 1,13 log2 đến 1,87 log2.
- (2001), hiệu giá kháng thể thụ động của gà lúc 7 ngày tuổi từ 2,72 log2 đến 2,85 log2.
- Từ kết quả trên cho thấy hàm lượng kháng thể thụ động của gà con rất khác nhau.
- Điều này có thể do khác nhau về miễn dịch của đàn gà mẹ.
- Theo Saad và Mahmoud (2013), vào thời điểm đẻ trứng hàm lượng kháng thể của đàn gà mẹ là 8,5 log2 khi khảo sát gà con ở 1 ngày tuổi là 5,8 log2..
- Bảng 1: Hiệu giá kháng thể thụ động.
- Ngày tuổi Số mẫu khảo sát Số mẫu dương tính Số mẫu bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ.
- 3.2 Đáp ứng miễn dịch trên gà sau tiêm phòng Sau tiêm phòng lần 1 được 14 ngày, tỷ lệ gà có đáp ứng kháng thể đạt bảo hộ từ 30% đến 60%, mặc dù ở nghiệm thức có bổ sung vitamin E (nghiệm thức 2 và 3) có hàm lượng kháng thể cao đủ bảo hộ với hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) lần lượt là 8,16 và 11,39 nhưng tỷ lệ bảo hộ chỉ đạt từ 40% đến 60%.
- Nghiệm thức không bổ sung vitamin E (nghiệm thức 1) với GMT=6,25, chưa đủ bảo hộ.
- Việc bổ sung vitamin có nâng cao tỷ lệ đáp ứng miễn dịch và kháng thể đủ bảo hộ nhưng tỷ lệ bảo hộ không cao.
- Vào thời điểm này, chỉ một số cá thể đạt được hiệu giá bảo hộ và chưa đạt tiêu chuẩn về bảo hộ đàn.
- Theo Michiel et al (2008) khi có 85% cá thể trong đàn đạt hiệu giá ≥ 3log2 (hiệu.
- giá bảo hộ) khi đó mới được xem là bảo hộ đàn đối với bệnh Newcastle.
- Theo Hồ Thị Việt Thu (2012), sau khi tiêm vaccine Lasota 14 ngày hiệu giá kháng thể trung bình GMT =10,35.
- Theo Shuaib et al (2006), sau khi tiêm vaccine Newcastle chủng Lasota, kháng thể tạo ra sau 14 ngày tiêm với GMT= 13,931.
- Theo Abbas et al (2006), qua thực hiện bằng phản ứng HA để xác định lượng virus trong vaccine, vaccine có hiệu giá HA thấp sẽ cho đáp ứng miễn dịch thấp.
- Qua đó cho thấy mặc dù cùng chủng vaccine nhưng số lượng virus khác nhau trong các lọ vaccine thì cho đáp ứng miễn dịch khác nhau nên hiệu quả tiêm phòng sẽ khác..
- Bảng 2: Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng lần 1 (gà 21 ngày tuổi).
- Nghiệm thức Số mẫu khảo sát Số mẫu dương tính Số mẫu bảo hộ Tỷ lệ bảo hộ.
- Bảng 3: Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng lần 2 (gà 35 ngày tuổi).
- Các số trong cùng một cột có mang chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05 Sau 14 ngày tiêm phòng lần hai, tỷ lệ gà có đáp.
- ứng kháng thể tăng lên so với tiêm phòng lần 1..
- Nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 1) với GMT= 20±7,6, đủ bảo hộ chống lại bệnh Newcaslte nhưng bên cạnh đó có một số cá thể vẫn chưa có đáp ứng kháng thể và số có đáp ứng kháng.
- thể nhưng chưa đủ bảo hộ, cụ thể tỷ lệ bảo hộ của nghiệm thức đối chứng chỉ đạt 70%.
- Trong khi đó ở nghiệm thức 2 và 3 (có bổ sung vitamin E) 100%.
- gà đều cho đáp ứng miễn dịch và đạt tỷ lệ bảo hộ từ 90-100% với GMT lần lượt là 34±12 và 64 ±15..
- Sự sai khác về hiệu giá kháng thể trung bình giữa.
- nghiệm thức 1 và 3 có ý nghĩa thống kê (p=0,018)..
- Theo Tengerdy và Brown (1977), vitamin E là chất chống oxy hóa có vai trò điều hòa miễn dịch qua tác động trực tiếp lên các tế bào miễn dịch và tác động gián tiếp bảo vệ tế bào miễn dịch chống lại tác động của các chất oxy hóa, có tác dụng nâng cao đáp ứng miễn dịch.
- Vitamin E có chức năng chống oxy hóa sẽ bảo vệ tế bào miễn dịch như lympho bào, đại thực bào, bạch cầu chống lại tác hại của các chất oxy hóa nên làm tăng chức năng và sự tăng sinh của các tế bào này (Ashgan et al, 2011)..
- Việc bổ sung vitamin E giúp gà tạo đáp ứng miễn dịch tốt giúp gà chống lại bệnh.
- (2014), sau 14 ngày tiêm phòng lặp lại lần 2 gà đạt 35 ngày tuổi, tỷ lệ gà có hiệu giá kháng thể đạt bảo hộ từ 79,1% đến 87,0%.
- Khi bổ sung vitamin E vào thức ăn và nước giúp cải thiện miễn dịch trên đàn gà..
- (2008) việc bổ sung vitamin E vào nước uống nâng cao đáp ứng miễn dịch đối với vaccine phòng bệnh Newcastle được thể hiện qua hiệu giá kháng thể của lô đối chứng (chỉ tiêm vaccine) với GMT lúc 7 và 14 ngày sau khi tiêm vaccine lần lượt là 181,0 và 1722,1.
- Trong khi đó ở nghiệm thức có bổ sung vitamin E thì GMT ở 7 và 14 ngày sau tiêm phòng lần lượt là 1776,2 và 4096,0.
- Các tác giả cũng kết luận rằng vitamin E đã có tác dụng trong nâng cao đáp ứng miễn dịch cho gà..
- Ngoài ra, tác dụng của vitamin E trong đáp ứng miễn dịch đã được nghiên cứu trên một số bệnh như E.coli, Gumboro (Ali, 2014), các tác giả cho rằng vitamin E hạn chế sự tổn thương tế bào, tăng khả năng thực bào, nâng cao đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
- Vì vậy, việc bổ sung vitamin E sẽ giúp cải thiện miễn dịch cho đàn gà..
- Bảng 4: Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng lần 2 (gà 52 ngày tuổi).
- Các số trong cùng một cột có mang chữ mũ khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05 Qua khảo sát đáp ứng miễn dịch ở 52 ngày tuổi.
- cho thấy tỷ lệ gà có miễn dịch và hàm lượng kháng thể đạt cao nhất.
- Đặc biệt ở nghiệm thức có 2 và 3, tỷ lệ gà có kháng thể đạt mức bảo hộ là 100% với GMT lần lượt là 58±13 và 88±17.
- Sự khác biệt về hiệu giá kháng thể trung bình giữa nghiệm thức 1 và 3 có ý nghĩa thống kê (p=0,04).
- Nghiên cứu của Abbas et al.
- (2006) cho thấy sau 28 ngày tiêm lặp lại lần hai hiệu giá kháng thể đạt cao nhất với 5 vaccine của các công ty khác nhau từ 3,25 log2 đến 5,63 log2.
- (2014), hiệu giá kháng thể giảm dần theo thời gian, sau 28 ngày tiêm lặp lại lần 2, tỷ lệ bảo hộ trên gà giảm và chỉ đạt từ 62,5% đến 70,8%.
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kháng thể vẫn được duy trì cao ở tất cả gà trong ba nghiệm thức đặc biệt là nghiệm thức có 2 và 3 tỷ lệ gà có kháng thể đạt mức bảo hộ là 100%..
- Sau 14 ngày tiêm phòng lần 1, miễn dịch ở gà thấp chưa đủ bảo hộ gà chống lại bệnh Newcastle, sau tiêm phòng lặp lại lần hai hầu hết gà đều cho miễn dịch đủ bảo hộ, đặc biệt là nghiệm thức có bổ sung vitamin E qua nước uống đạt tỷ lệ bảo hộ 100%.
- Kháng thể tạo ra đạt cao nhất sau 31 ngày tiêm lặp lại lần hai..
- Trần Ngọc Bích, Nguyễn Tấn Rõ, Nguyễn Phúc Khánh, Trần Thị Hồng Liễu (2014), “Khảo sát khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine Newcastle trên một số giống gà thả vườn”, Tạp Chí Khoa Học Trường đại học Cần Thơ, số chuyên đề Nông Nghiệp tr