« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TỎI (Allium sativum L.) TRÊN Escherichia coli VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỎI LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA GÀ


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) trên vi khuẩn Escherichia coli và sự tăng trưởng của gà được bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần thức ăn ở các mức độ trong thức ăn của gà.
- Kết quả cho thấy các chủng vi khuẩn E.
- coli nhạy cảm với dịch chiết tỏi tươi với giá trị MIC 12,5 - 25 µg/ml.
- Tăng trọng và hệ số chuyển hóa thức ăn ởcác nghiệm thức có bổ sung tỏi và không bổ sung tỏi không có sự khác biệt.
- Tuy nhiên, lượng thức ăn bình quân ởcác nghiệm thức bổ sung tỏi thì thấp hơn ở nghiệm thức đối chứng..
- Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng tỏi tươi vào khẩu phần ăn của gà phòng được bệnh tiêu chảy do E.
- Trong các vi khuẩn gây bệnh trên gà, E.
- coli là một trong những vi khuẩn có liên quan đến các bệnh đứng đầu trong danh sách bệnh đối với gà thịt và gà lấy trứng.
- coli gây ra gọi là bệnh colibacillosis và ảnh hưởng đến tất cả các giống và tuổi của gà.
- Đặc biệt rất nhiều thực vật trong đó có tác dụng diệt khuẩn mạnh và điều trị được các bệnh do vi khuẩn gây ra rất hiệu quả.
- Xuất phát từ thực tế trên, cùng với tình hình nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh trên gà tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện với mục đích xác định nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết tỏi tươi trên vi khuẩn E..
- coli và xác định tỉ lệ bổ sung tỏi vào khẩu phần thức ăn có tác dụng phòng bệnh và giúp gà tăng trưởng tốt nhằm làm cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng tỏi phòng bệnh cho gà..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương tiện nghiên cứu.
- Thử nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu của tỏi trên vi khuẩn E.
- Bố trí nuôi gà thí nghiệm tại hộ chăn nuôi ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ..
- 2.1.2 Mẫu vật, hóa chất và thiết bị nghiên cứu Mẫu vật thí nghiệm: Gà Tàu lai Lương Phượng được mua từ trại gà giống Hai On, tỉnh Vĩnh Long, tỏi (Allium sativum L.) mua từ chợ Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, 40 chủng vi khuẩn E.
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- 2.2.1 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).
- Chuẩn bị dịch chiết tỏi gốc 20%, tương đương 200 µg/ml bằng cách lấy 200 gam tỏi tươi đã lột vỏ và rửa sạch với nước cất vô trùng, xay nhuyễn, cho nước cất vô trùng vào vừa đủ 1000 ml..
- 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml 0.5ml Vi khuẩn.
- Dịch chiết tỏi.
- Bốn mươi chủng vi khuẩn E.
- Sau khi rã đông và cấy trên môi trường NA, ủ ở 37 0 C trong 24 giờ, xác định mật số vi khuẩn bằng máy quang phổ UV-VIS ở bước sóng 625 nm và điều chỉnh mật độ vi khuẩn bằng NB ở điểm OD=1, tương đương mật số vi khuẩn khoảng 10 8 CFU/ml.
- Sau đó pha loãng huyễn dịch vi khuẩn ở mật độ 10 6 CFU/ml.
- Cho 1 ml dung dịch vi khuẩn vào từng ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch tỏi gốc ở các nồng độ khác nhau từ 0,5 đến 256 µg/ml.
- Chủng vi khuẩn đối chứng E.coli (ATCC 25922) được sử dụng trong thí nghiệm này.
- Đọc kết quả bằng cách so sánh độ đục của ống MIC với ống đối chứng dương và đối chứng âm.
- Giá trị MIC được xác định là nồng độ thấp nhất của dung dịch tỏi tươi ức chế được sự phát triển của vi khuẩn..
- Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 15 con gà, số lượng gà dùng trong thí nghiệm là 75 con..
- Nghiệm thức 1 (NT1): là nghiệm thức đối chứng, không bổ sung tỏi tươi vào thức ăn..
- Nghiệm thức 2 (NT2): bổ sung 1% tỏi tươi/kg thức ăn..
- Nghiệm thức 3 (NT3): bổ sung 2% tỏi tươi/kg thức ăn..
- Nghiệm thức 4 (NT4): bổ sung 3% tỏi tươi/kg thức ăn..
- Nghiệm thức 5 (NT5): bổ sung 4% tỏi tươi/kg thức ăn..
- Gà thí nghiệm được nuôi từ 1 -70 ngày tuổi (10 tuần tuổi).
- Đối với những nghiệm thức sử dụng tỏi gà được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi cho gà uống nước tỏi, giai đoạn từ 5-10 tuần tuổi gà được bổ sung tỏi vào khẩu phần cơ sở.
- Để không ảnh hưởng đến kết quả, các nghiệm thức bổ sung tỏi không được sử dụng bất kỳ thuốc kháng sinh nào trong suốt quá trình nuôi gà thí nghiệm.
- Ở nghiệm thức đối chứng có bổ sung chế phẩm Glucose-KC và.
- Thí nghiệm sử dụng hai loại thức ăn nuôi gà thịt là 5101 - A và 5202 - A loại Acco Feeds của công ty Cargill.
- Gà thí nghiệm được nuôi trên lớp độn chuồng bằng trấu có bổ sung men vi sinh Balasa với liều 1 kg men cho 40 m 2 nền chuồng.
- Các chỉ tiêu theo dõi gồm tiêu tốn thức ăn, tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR – Feed conversion ratio)..
- So sánh tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà giữa các nghiệm thức bằng phương pháp phân tích phương sai, so sánh các trị số trung bình bằng Anova theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model) để so sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức (theo phương pháp Tukey) của phần mềm Minitab version 16..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Kết quả xác định MIC của dịch chiết tỏi tươi trên vi khuẩn E.
- Kết quả giá trị MIC của dịch chiết tỏi tươi đối với 40 chủng vi khuẩn E.
- Kết quả nghiên cứu này có MIC trong khoảng 12,5 - 25 µg/ml thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Iram Gull et al.
- Kết quả của nhóm nghiên cứu này có MIC của dịch chiết tỏi được chiết xuất bằng nước cất đối với vi khuẩn E.
- Nghiên cứu của Sivam et al.
- (1997) ghi nhận rằng tỏi có phổ kháng khuẩn rộng và chứng minh hoạt động kháng khuẩn của tỏi bằng nhiều cách thức như ức chế hoạt động của enzym DNA gyrase làm cho hai mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn trong tổng hợp DNA và do đó cản trở sự sao chép DNA của vi khuẩn và các hoạt động khác liên quan đến DNA tương tự như cơ chế kháng khuẩn của ciprofloxacin.
- Ngoài ra, tương tự như ampicillin, tỏi ức chế tổng hợp thành tế bào, tác động vào quá trình tạo các liên kết chéo giữa các chuỗi polysacharide của thành tế bào làm cho tế bào vi khuẩn dễ bị các tế bào thực bào phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu..
- Hình 2: MIC 25 µg/ml ở ống nghiệm số 3 Hình 3: MIC 12,5 µg/ml ở ống nghiệm số 4 3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỏi lên.
- sự tăng trưởng của gà.
- 3.2.1 Giai đoạn nuôi từ 1 - 4 tuần tuổi.
- Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỏi lên sự tăng trưởng của gà từ 1-4 tuần tuổi cho thấy ở nghiệm thức đối chứng gà có tiêu tốn thức ăn 39,64 g/con/ngày và tăng trọng tuyệt đối 172,22 g/con/tuần cao hơn ở nghiệm thức cho uống nước tỏi với số liệu tương ứng là 29,17 g/con/ngày và.
- Tuy nhiên, nghiệm thức cho uống nước tỏi có hệ số chuyển hóa thức ăn 1,62 thấp hơn hệ số chuyển hóa thức ăn của nghiệm thức đối chứng là 1,71.
- Sự khác biệt về tiêu tốn thức ăn, tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cho uống nước tỏi khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Điều này cho thấy việc cho gà con uống nước tỏi giúp giảm tiêu tốn thức ăn và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn..
- Bảng 1: Kết quả ảnh hưởng của tỏi lên tăng trưởng gà 1 - 4 tuần tuổi.
- Nghiệm thức Tiêu tốn thức ăn (g/con/ngày) Tăng trọng (g/con/tuần) FCR.
- Nghiệm thức đối chứng 39,64 a 172,22 a 1,71 a.
- Nghiệm thức uống nước tỏi 29,17 b 131,90 b 1,62 b.
- a,b : Những giá trị mang chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< Giai đoạn nuôi từ 5 - 10 tuần tuổi.
- Tiêu tốn thức ăn.
- Kết quả ở Bảng 2 cho thấy từ 5 đến 10 tuần tuổi tiêu tốn thức ăn của nghiệm thức 2 dao động g/con/ngày, nghiệm thức 3 là g/con/ngày, nghiệm thức 4 là g/con/ngày, nghiệm thức 5 là g/con/ngày và cao nhất ở nghiệm thức 1 dao động g/con/ngày.
- Qua kết quả này cho thấy tiêu tốn thức ăn của các nghiệm thức bổ sung tỏi đều thấp hơn so với nghiệm thức 1 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Điều này chứng tỏ việc bổ sung tỏi vào khẩu phần thức ăn làm giảm tiêu tốn thức ăn do đó có thể sử dụng tỏi để bổ sung vào khẩu phần ăn của gà để thay thế và hạn.
- Tuy nhiên, cần phải bâm nhỏ tỏi, không nên để nguyên tép tỏi và chỉ nên bổ sung tỏi vào thức ăn trước khi cho gà ăn, không nên bổ sung tỏi vào thức ăn lâu ngày bởi vì trong tép tỏi tươi alliin hiện diện dưới dạng aliin là chất không có chức năng kháng khuẩn.
- Trong tép tỏi tươi alliin và enzyme alliinase có lượng tương đương nhau và nằm trong mỗi ngăn riêng biệt, khi tỏi được bâm nhỏ hoặc giã nát thì enzyme alliinase sẽ phản ứng với alliin tạo ra allicin.
- Bảng 2: Tiêu tốn thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày).
- Tuần tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 SE P.
- Tăng trọng.
- Kết quả khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần ăn đến khả năng tăng trọng của gà ở các nghiệm thức qua các tuần tuổi lần lượt là dao động g/con/tuần và nghiệm thức không bổ sung tỏi là 234,5 g/con/tuần.
- Mức tăng trọng bình quân của gà giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), điều.
- này chứng tỏ việc bổ sung tỏi vào khẩu phần thức ăn làm giảm tiêu tốn thức ăn mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của gà.
- Bảng 3: Tăng trọng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (g/con/tuần).
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
- FCR trung bình trong suốt giai đoạn thí nghiệm ở nghiệm thức 5 là thấp nhất (FCR=2,87), kế đến là nghiệm thức 4 (FCR=2,92), nghiệm thức 3 (FCR=3,03), nghiệm thức 2 (FCR=3,07) và lớn nhất là nghiệm thức 1 (FCR=3,11).
- Tuy nhiên, qua phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về hệ số chuyển hóa thức ăn ở các nghiệm thức (p>0,05).
- Theo Võ An Khương (2013) FCR ở gà Tàu vàng CTU - BT01 là trung bình 3,44), gà Tàu vàng CTU - LA01 là trung bình 3,75) và khẩu phần thức ăn có ảnh.
- hưởng đến FCR ở gà Tàu vàng trong giai đoạn 4- 15 tuần tuổi.
- Qua các số liệu vừa nêu cho thấy gà trong thí nghiệm này có FCR phù hợp.
- Gà ở các nghiệm thức bổ sung tỏi mức tăng trọng và hệ số chuyển hoá tương đương với nghiệm thức đối chứng, do vậy tỏi có tác dụng như một chất bổ sung tự nhiên giúp cải thiện tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn (Tollba et al., 2003).
- Chính vì thế có thể dùng tỏi để bổ sung vào khẩu phần ăn thay vì sử dụng các loại thuốc thú y như thuốc kháng sinh, vitamin và men tiêu hóa trong chăn nuôi gà..
- Bảng 4: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các tuần tuổi.
- Tuần tuổi NT1 NT2 NT3 NT4 NT5.
- 3.3 Kết quả theo dõi triệu chứng và bệnh tích trên gà.
- Trong 10 tuần nuôi, gà thí nghiệm ở các nghiệm thức bổ sung tỏi tươi khỏe mạnh, không bị tiêu chảy cũng như có triệu chứng về hô hấp.
- Từ kết quả này và kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu của tỏi đối với vi khuẩn E.
- coli cho thấy có thể bổ sung tỏi tươi vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.
- Đặc biệt trong suốt quá thời gian nuôi, không phát hiện trứng giun sán trong phân gà ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi, ngoại trừ nghiệm thức bổ sung 1% tỏi.
- Ngược lại, ở nghiệm thức đối chứng có gà chết với các triệu chứng và bệnh như viêm kết mạc mắt, mí mắt gà sưng, khí quản tích đầy dịch nhày, xuất huyết dạ dày tuyến, túi khí, bao tim dày và phủ fibrin.
- Các gà chết ở nghiệm thức này được lấy mẫu bệnh phẩm gồm khí quản và tim để phân lập E.
- coli, kết quả có sự hiện diện E.
- Đồng thời xét nghiệm mẫu phân gà ở nghiệm thức đối chứng cho thấy có sự hiện diện của trứng giun đũa, giun tóc.
- Như vậy, đối với việc bổ sung tỏi tươi ở các mức 2.
- 4 % vào thức ăn trong suốt quá trình nuôi phòng được tiêu chảy do E.
- Hình 4: Niêm mạc manh tràng xuất huyết (Hình 4A) và noãn nang cầu trùng (Hình 4B) ở gà của nghiệm thức 2.
- Nồng độ ức chế tối thiểu của dịch chiết tỏi tươi đối với các chủng vi khuẩn E.
- Việc bổ sung tỏi tươi vào khẩu phần ăn của gà giúp phòng được bệnh tiêu chảy do E.
- Bước đầu nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của tỏi (Allium sativum L.) trong điều trị bệnh do Aeromonas hydrophila trên ếch Thái Lan (Rana tigerina)