« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM KHAI THÁC THỦY SẢN Ở TỈNH SÓC TRĂNG.
- Nghiên cứu thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản của nghề lưới kéo và lưới rê được thực nhiện từ tháng 1 đếng tháng 9 năm 2019 nhằm cung cấp thông tin để quản lý hai nghề này phát triển bền vững.
- Có 44 hộ làm nghề lưới kéo và 43 hộ làm nghề lưới rê được phỏng vấn về khía cạnh kỹ thuật và tài chính.
- Sản phẩm khai thác của năm tàu lưới rê và năm tàu lưới kéo được thu thập để xác định thành phần loài, và năm cơ sở thu mua được phỏng vấn hoạt động thu mua sản phẩm khai thác thủy sản..
- Kết quả cho thấy nghề lưới kéo và lưới rê có thể cung cấp sản phẩm khai thác quanh năm..
- Sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (79,3%) và cơ sở thu mua bán cho nhà máy chế biến (73,4.
- Nghề lưới rê thì chủ yếu bán cho cơ sở thu mua (97%) và cơ sở thu mua bán cho người bán lẻ (77.
- Khó khăn lớn nhất là sản phẩm khai thác ngày càng suy giảm và mùa vụ thu mua không ổn định làm ảnh hưởng đến việc hoạt động kinh doanh..
- Khảo sát thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng.
- Việt Nam có nghề khai thác thủy sản (KTTS) rất đa dạng và phong phú, hiện có khoảng 40 loại nghề KTTS.
- Có thể chia nghề khai thác thủy sản ở Việt Nam thành sáu họ nghề chính đó là họ lưới kéo, lưới rê, lưới vây, lưới vó, nghề cố định và nghề câu (Hội Nghề cá Việt Nam, 2007).
- Trong các họ nghề trên nghề lưới rê chiếm tỷ trọng cao nhất (37,9.
- kế đến là nghề lưới kéo (18,0.
- nghề lưới vây chỉ chiếm 4,9%.
- Mặc dù tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng KTTS rất lớn nhưng số lượng tàu khai thác ven bờ còn chiếm tỉ lệ lớn (65,9%)..
- Nhiều yếu tố đang ảnh hưởng đến hiệu quả KTTS, trong đó có thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác.
- Ở Sóc Trăng nghề lưới kéo và nghề lưới rê là hai nghề quan trọng trong cơ cấu nghề KTTS.
- Nghề lưới rê chiếm 45,1% và nghề lưới kéo chiếm 32,9% tổng số tàu KTTS của tỉnh Sóc trăng (Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2019).
- Hiểu rõ thành phần loài và kênh phân phối sản phẩm khai thác của các nghề KTTS ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là đối với nghề lưới kéo và lưới rê có chiều dài tàu từ 12 m đến <15 m để cung cấp thông tin cho việc quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và có biện pháp hỗ trợ cho các nghề này phát triển bền vững..
- Khảo sát tình hình khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê.
- Căn cứ vào tỉ lệ số lượng tàu khai thác ở từng vùng để xác định số lượng mẫu khảo sát theo hướng dẫn của FAO (2005).
- Căn cứ vào tổng số lượng tàu lưới kéo và lưới rê (có chiều dài từ 12 m - <15 m) ở hai khu vực thu mẫu (lưới kéo 57 chiếc và lưới rê 78 chiếc), nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 44 hộ làm nghề lưới kéo và 43 hộ làm nghề lưới rê theo bảng câu hỏi soạn sẵn với những thông tin như họ và tên thuyền trưởng, nơi cư trú, số điện thoại, mùa vụ khai thác, thời gian khai thác, sản lượng khai thác và tỉ lệ cá tạp và hình thức tiêu thụ sản phẩm khai thác..
- Khảo sát thành phần sản phẩm khai thác và cơ sở thu mua.
- Nghiên cứu đã tiến hành thu thập trực tiếp từ năm tàu lưới rê và năm tàu lưới kéo để xác định thành phần sản phẩm khai thác bằng cách xác định tổng khối lượng khai thác của một chuyến biển, khối lượng của từng loài thủy sản khai thác được.
- Các số liệu được sử dụng thống kê bằng kiểm định mẫu độc lập (independent samples T-test) để so sánh sự khác biệt giữa nghề lưới kéo và lưới rê, ở mức ý nghĩa 95%..
- 3.1 Hoạt động khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê.
- 3.1.1 Mùa vụ khai thác.
- Nghề lưới kéo và lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng khai thác chủ yếu là vùng biển Đông Nam Bộ, tập trung.
- khai thác vùng biển từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau..
- Vùng biển này tôm cá xuất hiện quanh năm nên nghề lưới kéo và lưới rê có thể khai thác quanh năm, trừ khi thời tiết xấu, tàu không thể ra khơi đánh cá..
- Tàu lưới kéo và lưới rê chỉ khai thác được lần lượt là 8,24 tháng và 8,11 tháng trong năm.
- Kết quả này giống như kết quả nghiên cứu của Lê Văn Chí và Nguyễn Thanh Long (2018), số tháng khai thác trung bình trong năm của nghề lưới kéo và nghề lưới rê ở Bạc Liêu lần lượt là 8,5 tháng và 8,9 tháng.
- Về mùa vụ khai thác của hai nghề lưới kéo và lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng không giống nhau.
- Lưới kéo có sản lượng cao từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau (Hình 1), trong khi nghề lưới rê có hai mùa: mùa 1 từ tháng 3 – tháng 5 và mùa 2 từ tháng 8 đến tháng 10 (Hình 2).
- Nghề lưới rê đánh bắt các loài thủy sản sống tầng nổi, còn nghề lưới kéo đánh bắt chủ yếu cá sống tầng đáy.
- Dựa vào kết quả này có thể chuyển nghề từ lưới kéo sang nghề lưới rê và ngược lại theo mùa vụ có sản lượng cao để tăng hiệu quả khai thác của các tàu..
- Thời gian một chuyến biển của nghề lưới kéo là 4,69 ngày và lưới rê là 7,27 ngày.
- So với kết quả chung ở đồng bằng sông Cửu Long là 6,1 ngày đối với lưới kéo và 1,3 ngày đối với lưới rê (Nguyễn Thanh Long, 2014) nghề lưới rê ở Sóc Trăng có thời gian chuyến biển dài hơn.
- Nguyên nhân là tàu lưới rê lớn hơn và có thể khai thác dài ngày trên biển hơn..
- Thời gian chuyến biển của nghề lưới kéo ngắn hơn nghề lưới rê vì tàu lưới kéo nhỏ hơn tàu lưới rê..
- Hình 1: Mùa vụ khai thác của nghề lưới kéo (n=44).
- Hình 2: Mùa vụ khai thác của nghề lưới rê (n=43).
- Bảng 1: Thời gian khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê.
- Nội dung Lưới kéo (n=44) Lưới rê (n=43).
- Thời gian khai thác một mẻ lưới (giờ .
- Số mẻ lưới khai thác trong ngày (mẻ a 1,36±0,48 b.
- Số tháng khai thác trong năm (tháng .
- Các giá trị cùng một hàng có chữ cái (a,b) khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< Sản lượng khai thác.
- Sản lượng khai thác của nghề lưới kéo cao hơn sản lượng của nghề lưới rê và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Sản lượng trung bình một mẻ của lưới kéo là 38,2 kg, thấp hơn lưới rê là 54,9 kg và sản lượng cả năm của nghề lưới kéo (17,7 tấn/năm) cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghề lưới rê (14,0 tấn/năm) (p<0,05).
- Sản lượng trên 1 CV của nghề lưới kéo (484 kg/năm) cũng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghề lưới rê (399 kg/năm) (p<0,05)..
- (2014) sản lượng khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu lần lượt là 33,9 tấn/năm và 1,3 tấn/năm cho thấy nghề lưới kéo ở Sóc Trăng có.
- Nhưng đối với tàu lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng do có qui mô lớn hơn ở tỉnh Bạc Liêu nên sản lượng cả năm của nghề lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng (14,0 tấn/năm) lớn hơn ở tỉnh Bạc Liêu (1,3 tấn/năm).
- Tuy nhiên, theo nhận định của ngư dân sản lượng khai thác của hai nghề này giảm liên tục trong 5 năm qua.
- Chính vì vậy để hai nghề này phát triển ổn định, cần có giải pháp như hạn chế phát triển thêm số lượng tàu khai thác vùng biển này để giảm thiểu tác động tiêu cực của hai nghề này đến nguồn lợi thủy sản, góp phần cho các nghề KTTS vùng này phát triển ổn định..
- Mặc dù nghề lưới kéo có sản lượng cao hơn nghề lưới rê, nhưng nghề lưới kéo là nghề khai thác không chọn lọc, bắt tất cả các loài cá và các kích cỡ các loài thủy sản lưới quét qua nên sản lượng khai thác của nghề này có tỉ lệ cá tạp lớn (45,2.
- nghề lưới rê chỉ bắt được cá có kích thước phù hợp với mắt lưới của nó nên sản lượng của lưới rê thấp hơn lưới kéo và đó cũng là lý do tỉ lệ cá tạp thấp hơn nghề lưới kéo (15,1%) (P<0,05)..
- Bảng 2: Sản lượng và năng suất khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê.
- Danh mục Lưới kéo (n=44) Lưới rê (n=43).
- Các giá trị cùng một hàng có mũ chữ cái (a,b) khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống kê (P< Thành phần sản phẩm khai thác.
- Thành phần sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo.
- Thành phần loài khai thác chủ yếu của nghề lưới kéo là cá bò (46.
- Bảng 3: Một số loài có giá trị kinh tế chủ yếu của nghề lưới kéo (n=5).
- Kết quả khảo sát cho thấy thành phần loài cá tạp (sản phẩm phụ) của nghề lưới kéo chiếm tỉ lệ cao, chúng bao gồm các loài cá kinh tế chưa đạt kích cỡ thương phẩm và các loài cá có giá trị kinh tế thấp..
- Thành phần sản phẩm khai thác của nghề lưới rê.
- Nghề lưới rê do mắt lưới khai thác lớn nên sản phẩm khai thác thường có giá trị cao.
- Bảng 4: Thành phần loài giá trị kinh tế nghề lưới rê (n=5).
- TT Loài khai thác Khối lượng (Kg/chuyến.
- 3.2 Hoạt động cơ sở thu mua.
- 3.2.1 Thành phần và sản lượng thu mua Cơ sở thu mua chọn lựa các sản phẩm khai thác để thu mua.
- Tổng cộng 13 loài thủy sản khai thác được thu mua, trong đó các loài chiếm tỉ lệ cao là cá bò (37,1.
- Những loài này chủ yếu là sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê.
- Cơ sở thu mua sản phẩm khai thác từ tất cả các nghề không riêng tàu lưới rê và lưới kéo.
- Tuy nhiên phần lớn sản phẩm khai thác của hai nghề này bán cho cơ sở thu mua.
- Tỉ suất lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với tỷ suất lợi nhuận của nghề lưới kéo (0,68 lần) và lưới rê (1,05 lần) (Lê Văn Chí và Nguyễn Thanh Long, 2018).
- Đồng vốn có thể quay vòng thu mua sản phẩm khai thác.
- 3.2.3 Kinh phân phối sản phẩm khai thác Hình 3 và 4 thể hiện kênh phân phối sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo và nghề lưới rê.
- là tỉ lệ trung bình so với tổng khối lượng khai thác của 44 tàu lưới kéo và 43 tàu lưới rê.
- Kết quả cho thấy sản phẩm KTTS của tàu lưới kéo chủ yếu là bán cho cơ sở thu mua (79,3% khối lượng khai thác).
- Tương tự, sản phẩm khai thác của tàu lưới rê cũng bán với tỉ lệ lớn cho vựa thu mua (97% khối lượng khai thác), phần còn lại là tiêu thụ trong gia đình (3% khối lượng khai thác).
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Vẹn (2012) cho thấy phần lớn sản phẩm khai thác bán cho cho thương lái (81,6% khối lượng khai thác), chỉ có 4% khối lượng khai thác bán cho nhà máy chế biến, số còn lại bán cho cơ sở tiêu thụ nhỏ lẻ khác.
- bán cho thương lái vì thương lái có khả năng mua hết sản phẩm của ngư dân trong thời gian ngắn, nên thuận tiện cho ngư dân chuẩn bị cho chuyến khai thác kế tiếp.
- Tuy nhiên, việc bán cho thương lái cũng gặp khó khăn là ngư dân không tự quyết định giá bán mà phụ thuộc vào thương lái và đây cũng là lý do làm lợi nhuận của nghề khai thác không cao..
- sản phẩm KTTS của nghề lưới rê là bán cho vựa thu mua (100% khối lượng khai thác) và vựa thu mua bán cho chợ đầu mối 69,37% khối lượng khai thác..
- Như vậy, giá bán sản phẩm khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơ sở thu mua.
- Hình 3: Sơ đồ phân phối sản phẩm khai thác của nghề lưới kéo.
- Hình 4: Sơ đồ phân phối sản phẩm khai thác của nghề lưới rê.
- Có kinh nghiệm mua bán thủy sản 4 80 Sản phẩm khai thác ngày càng giảm 5 100.
- Ngoài ra, thời tiết thất thường nên mùa vụ khai thác không ổn định nên sản phẩm KTTS cung cấp cho vựa thu mua cũng không ổn định.
- Nghề lưới kéo và lưới rê có thể cung cấp sản phẩm khai thác quanh năm cho cơ sở thu mua, trừ thời gian thời tiết xấu.
- Mùa vụ khai thác của hai nghề lưới kéo và lưới rê ở tỉnh Sóc Trăng không giống nhau, nên có thể chuyển nghề từ lưới kéo sang nghề lưới rê và ngược lại theo mùa vụ có sản lượng cao để tăng hiệu quả khai thác của các tàu.
- Nghề lưới kéo có tỉ lệ các tạp cao nên chất lượng sản phẩm khai thác không tốt bằng sản phẩm khai thác của nghề lưới rê..
- Nghề lưới kéo chủ yếu là bán cho cơ sở thu mua, số còn lại là bán lẻ và tiêu thụ trong gia đình.
- Nghề lưới rê chủ yếu bán sản phẩm khai thác cho cơ sở thu mua, phần còn lại là tiêu thụ trong gia đình..
- Báo cáo thống kê thu thập số liệu nghề khai thác thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
- Hiệu quả tài chính và kênh phân phối sản phẩm của nghề lưới rê (<90 CV) ở tỉnh Bạc Liêu.
- Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu.
- So sánh khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới kéo và lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu.
- Khía cạnh kỹ thuật và tài chính của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả tài chính của nghề lưới rê và lưới kéo (20-90 CV) ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích hiệu quả sản xuất trong khai thác hải sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long