« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH NÔNG SẢN (MẶT HÀNG RAU, CỦ, QUẢ) TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Chuỗi cung ứng lạnh, mạng lưới hậu cần, nông sản, quản lý chuỗi cung ứng lạnh.
- Chuỗi cung ứng lạnh là chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh nhằm kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
- Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ.
- Dữ liệu được thu thập từ 212 đối tượng đến từ 5 thành phần của chuỗi cung ứng bao gồm: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến nông sản và các công ty cung cấp dịch vụ logistics bằng phương pháp khảo sát và phỏng vấn sâu.
- Kết quả phân tích cho thấy quá trình cung ứng nông sản tại thành phố Cần Thơ đã bước đầu áp dụng chuỗi cung ứng lạnh.
- Từ thực trạng, cơ hội, và thách thức, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ..
- với 95% gạo, 60% thủy sản, 40% nông sản khác (Tổng cục Thủy sản, 2019).
- Mặc dù ngành nông nghiệp vùng có những bước cải tiến mới, tuy nhiên, có thể nói, thực trạng ngành nông nghiệp vẫn còn quá chú trọng đến sản xuất mà chưa đánh giá, nhìn nhận đủ vai trò của một hệ thống phân phối trong chuỗi cung ứng dẫn đến sự rời rạc trong chuỗi cung ứng, sự hao hụt về cả giá trị và chất lượng của nông sản.
- Tỷ lệ tổn thất trung bình trong quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển các sản phẩm nông sản Việt Nam là 25-30%.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tổn thất lớn như vậy là do tiêu chuẩn cơ giới hóa và năng lực vận hành chuỗi cung ứng lạnh trong sản xuất, kinh doanh nông sản của Việt Nam còn thấp.
- Để cải thiện thực trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng, đặc biệt là đáp ứng được các quy chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ của thị trường, ngành nông sản, thực phẩm cần nhanh chóng phát triển chuỗi cung ứng lạnh (Đặng Kim Khôi và ctv., 2019).
- Chuỗi cung ứng lạnh được hiểu là một hệ thống chuỗi cung ứng các loại thực phẩm dễ hư hỏng được mua hoặc đánh bắt (thủy – hải sản) từ nơi xuất xứ, qua các quy trình chế biến, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và tiếp thị dưới nhiệt độ cần thiết để đảm bảo an toàn, giảm tổn thất và ngăn ngừa ô nhiễm (Konovalenko et al., 2021).
- Salin and Nayga (2003) nghiên cứu về chuỗi cung ứng lạnh xuất khẩu tại các nước đang phát triển và kết luận rằng chuỗi lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với mức giá cạnh tranh.
- Việc kiểm soát nhiệt độ cần được xem xét trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ trang trại hoặc nhà máy đến người tiêu dùng, để kiểm soát những thay đổi vi sinh và sinh hóa diễn ra trong thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì chất lượng sản phẩm (Asadi &.
- Bảo quản không đúng cách trong chuỗi cung ứng thực.
- Do đó, với tình trạng biến đổi khí hậu nóng dần trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng lạnh đang là nhu cầu cấp bách đối với chuỗi giá trị nông sản (Lambert &.
- Định nghĩa chuỗi cung ứng lạnh.
- Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy - hải sản, hàng đông lạnh chế biến, và dược phẩm.
- Chuỗi cung ứng lạnh là một hình thức hậu cần đặc biệt và một hệ thống đông lạnh phức tạp, bao gồm một số liên kết, các quy trình tổng thể từ mua sắm, chế biến, phân phối, bán lẻ đến tiêu thụ đều ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường (Zhang &.
- Mục đích của chuỗi cung ứng lạnh là đảm bảo chất lượng của các hàng hóa được ướp lạnh và đông lạnh với nhiệm vụ cốt lõi là giữ cho thực phẩm được vận chuyển ở nhiệt độ thấp hơn.
- Các sản phẩm trong chuỗi cung ứng lạnh có thể được vận chuyển bằng một số phương tiện, bao gồm: xe tải, xe lửa đông lạnh, tàu chở hàng lạnh, thùng xe đông lạnh cũng như vận chuyển hàng không..
- Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống logistics cơ bản:.
- Sự thành công của các ngành công nghiệp dựa vào chuỗi cung ứng lạnh là do biết cách vận chuyển một sản phẩm có kiểm soát nhiệt độ phù hợp với hoàn cảnh vận chuyển.
- Hoạt động chuỗi cung ứng lạnh đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ.
- Các sản phẩm khác nhau đòi hỏi phải duy trì các mức nhiệt độ khác nhau để đảm bảo tính nguyên vẹn của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Về cơ bản, kiểm soát nhiệt độ trong chuỗi cung ứng lạnh được chia thành làm lạnh (Chilling) và đông lạnh (Freezing), cụ thể là:.
- Quản lý chuỗi cung ứng lạnh – Cold Chain Management (CSCM).
- Thuật ngữ chuỗi cung ứng lạnh để chỉ một chuỗi cung ứng cụ thể có các quy trình và hoạt động đảm bảo kiểm soát nhiệt độ cho các sản phẩm thực phẩm dễ hư hỏng (Shabani, 2015).
- Quản lý chuỗi cung ứng lạnh bao gồm việc đông lạnh/làm lạnh, đóng gói, kho lạnh, vận chuyển đến nhà kho, vận chuyển đến trung tâm phân phối, vận chuyển đến cửa hàng bán lẻ và đến tay người tiêu dùng (Asadi &.
- Quản lý chuỗi cung ứng lạnh chịu trách nhiệm bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa trong các giới hạn nhiệt độ được kiểm soát để làm chậm quá trình phân hủy sinh học và cung cấp sản phẩm đúng thời hạn và thực phẩm chất lượng tốt nhất cho khách hàng (Mercier et al., 2017.
- CSCM là một hệ thống vật lý kiểm soát các hoạt động hậu cần chuỗi cung ứng của một mặt hàng thực phẩm cụ thể (Salin &.
- Thời gian thực hiện quản lý chuỗi cung ứng lạnh phụ thuộc vào mặt hàng thực phẩm và địa điểm tiêu thụ cụ thể.
- Với một số chuỗi cung ứng lạnh có thể là nhiều giờ, nhiều tháng, nhiều năm, đặc biệt đối với các sản phẩm thực phẩm đông lạnh thời gian có thể kéo dài (Gogou et al., 2015;.
- (2002), tỷ lệ tổn thất thực phẩm xảy ra đáng kể qua quá trình vận chuyển và giao hàng trong chuỗi cung ứng.
- Do đó, quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm nên tập trung vào việc giao hàng đúng thời hạn cũng như duy trì chất lượng thực phẩm.
- Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng một chuỗi cung ứng có sự kết hợp và chia sẻ thông tin (trọng tâm ở các khu vực phân phối và vận chuyển) giúp giảm tổn thất, đảm bảo chất lượng hàng hóa (Halloran et al., 2014.
- Nhằm mục đích thu thập được thông tin chính xác, đáng tin cậy và tránh các trường hợp người tham gia khảo sát sẽ không hiểu rõ về các câu hỏi mà đưa ra các đánh giá sai lệch, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản (mặt hàng, rau củ, quả) tại thành phố Cần Thơ..
- Các thành phần tham gia trong một chuỗi cung ứng vô cùng đa dạng, bao gồm những thành phần tham gia trực tiếp và gián tiếp (Gogou et al., 2015)..
- Nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo khả năng đại diện cho toàn chuỗi cung ứng, đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là 5 thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng nông sản và có ảnh hưởng đến giá trị của toàn chuỗi: nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics..
- Đặc thù của nghiên cứu là khảo sát dọc theo mạng lưới chuỗi cung ứng, bao gồm toàn bộ mắc.
- Do đó, theo thông tin từ nhà cung cấp, nghiên cứu tiếp tục khảo sát những thành phần còn lại trong chuỗi cung ứng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- Bên cạnh đó, phương pháp suy diễn được sử dụng để lập luận, giải thích chuỗi cung ứng nông sản (mặt hàng rau, củ quả) tại thành phố Cần Thơ..
- Chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ.
- Qua quá trình khảo sát và phân tích dữ liệu từ 212 đối tượng, kết quả cho thấy chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ được hình thành dựa trên sự gắn kết và tương tác giữa năm thành phần chính (nhà cung cấp, nhà phân phối cấp 1 và cấp 2, các nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến nông sản và các công ty cung cấp dịch vụ logistics)..
- Chuỗi cung ứng lạnh nông sản thành phố Cần Thơ vận hành qua ba kênh phân phối chính sau đây:.
- Bên cạnh đó, tham gia vào chuỗi cung ứng còn có các công ty dịch vụ logistics thực hiện chức năng lưu trữ, vận chuyển nông sản..
- Mạng lưới cung ứng nông sản tại thành phố Cần Thơ được thể hiện ở Hình 1..
- Mạng lưới cung ứng nông sản tại thành phố Cần Thơ Nhà cung cấp.
- biết về chuỗi cung ứng lạnh (78,5.
- Hình thức bảo quản nông sản sau thu hoạch:.
- Khi giao hàng cho các nhà phân phối (công ty, các vựa nông sản) thì nhà cung cấp sẽ giao hàng bằng xe tải lạnh (chủ yếu là các trang trại tại Lâm Đồng), nhiệt độ dao động từ 10ºC đến 15ºC, phù hợp bảo quản nông sản (Konovalenko et al., 2021)..
- Về việc áp dụng chuỗi cung lạnh trong tương lai, có 67,7% hộ dân đồng ý nên áp dụng, 32,3% còn lại cho rằng không cần.
- Tại thành phần này, nông sản sẽ được cung ứng trực tiếp từ nông dân chiếm 57%.
- Phần lớn các nhà phân phối nông sản vẫn chưa có kiến thức về chuỗi cung ứng lạnh (chiếm 73,8%.
- chỉ có một phần nhỏ nhà phân phối có áp dụng chuỗi cung ứng lạnh vào quá trình cung ứng (chiếm 7,7.
- chủ yếu là các công ty phân phối nông sản cho siêu thị)..
- Phần lớn nông sản được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thông thường (chiếm 62.
- Các nhà phân phối chủ yếu sẽ phân phối nông sản đến các tiểu thương ở chợ đầu mối với tỷ lệ 45,1%.
- Các nhà phân phối sử dụng xe tải đông lạnh để giao hàng đều là các công ty nông sản lớn, cung ứng rau củ quả cho các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, nhiệt độ ghi nhận được dao động từ 10ºC - 15ºC..
- Các nhà phân phối cũng cho ý kiến về việc sẽ áp dụng chuỗi cung ứng lạnh trong tương lai: 72,3%.
- Kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết chuỗi cung ứng lạnh của các nhà bán lẻ cho thấy có đến 53,3%.
- các nhà bán lẻ chưa biết gì về chuỗi cung ứng lạnh (chủ yếu là các tiểu thương tại các chợ), 16% có biết về chuỗi cung ứng nhưng chưa áp dụng (Bách Hóa Xanh), còn lại 30,7% đã áp dụng chuỗi cung ứng lạnh (các siêu thị, cửa hàng Vinmart+ và Satra Food)..
- Do đó, việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh đối với các đối tượng này là một thách thức lớn.
- Nguồn cung ứng nông sản: Nông sản được cung cấp chủ yếu từ các nhà phân phối, nhà bán sỉ (chiếm 90,7.
- Các siêu thị, cửa hàng bán lẻ thường sẽ lựa chọn nguồn cung ứng nông sản là các nhà phân phối nông sản có uy tín.
- Về phương tiện vận chuyển nông sản: xe tải, xe gắn máy (Bách Hóa Xanh, các tiểu thương tại các chợ), xe tải đông lạnh (các siêu thị, Vinmart+, Satra Food, Siêu thị Coopmart)..
- Về vấn đề phát triển chuỗi cung ứng lạnh trong tương lai, nghiên cứu nhận được 80% ý kiến đồng ý cần phải áp dụng chuỗi lạnh, có 20% các nhà bán lẻ cho rằng không cần thiết, chủ yếu là các tiểu thương tại các chợ, nguyên nhân là do chi phí cao và quy trình phức tạp..
- Nguồn cung cấp nông sản: Phần lớn các doanh nghiệp thu mua nông sản từ các nhà phân phối nông sản uy tín.
- Tại Cần Thơ, Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (Westfood) thu mua nông sản từ các tỉnh ĐBSCL..
- Trong tất cả các mắt xích của chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp chế biến chính là mắt xích có vai trò nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản.
- Các dịch vụ logistics cung cấp: vận chuyển hàng hóa đông lạnh, cho thuê kho lạnh, bảo quản hàng hóa đông lạnh và cung cấp giải pháp chuỗi cung ứng lạnh..
- Khách hàng sử dụng các dịch vụ chủ yếu là các công ty, cơ sở chế biến nông sản (63.
- các đại lý nông sản (12%) và các tiểu thương ở chợ đầu mối (8%)..
- Trong tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng thì công ty cung cấp dịch vụ logistics có mức độ hiểu biết về chuỗi cung ứng lạnh, mức độ chuyên môn hóa về lĩnh vực cung ứng cũng như giao nhận hàng hóa tốt hơn so với các thành phần khác..
- Dọc theo chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng, qua các quá trình thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển, các sản phẩm nông sản hao hụt với tỷ lệ khoảng 25-30%.
- Dựa trên kết quả khảo sát, tỷ lệ thất thoát nông sản (mặt hàng rau, củ, quả), nguyên nhân và biện pháp hạn chế tại các thành phần chuỗi cung.
- ứng nông sản tại thành phố Cần Thơ được thể hiện ở Bảng 2..
- thành phần chuỗi cung ứng là rất cao.
- Hay nói cách khác, để giảm hao hụt, duy trì mức độ tươi ngon, đảm bảo chất lượng nông sản cũng như cải thiện chi phí và hiệu quả cung cấp, rất cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ.
- ĐBSCL là vùng nông sản lớn của cả nước, là thị trường tiềm năng để phát triển chuỗi cung ứng lạnh bền vững.
- Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại thành phố Cần Thơ cho thấy sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) chưa chặt chẽ, thị trường cung ứng khá phân mảnh, chủ yếu là nhà cung cấp vừa và nhỏ, cung ứng rời rạc cho một số khu vực.
- nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo hướng GAP.
- Nghiên cứu cho thấy nông dân là nhà cung cấp chính trong chuỗi cung ứng, nhưng phần lớn đều là các hộ nhỏ lẻ, trồng và bán cho thương lái hoặc người bán lẻ.
- Thêm vào đó, hao hụt xảy ra trong suốt quá trình cung ứng là rất lớn, chủ yếu do không kiểm soát được nhiệt độ phù hợp để duy trì chất lượng nông sản Ganesh Kumar et al.
- Do đó, việc xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng lạnh nhằm cải thiện chất lượng cung cấp, tạo điều kiện cho các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng hiện đại là rất cần thiết.
- Theo khảo sát, từ góc độ cung cấp, các hộ nông dân đã tiếp nhận những đổi mới trong cung ứng.
- Một số nhà phân phối, nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến đã áp dụng chuỗi cung ứng lạnh vào quá trình cung ứng nông sản.
- Sự gia tăng mạnh mẽ của các định dạng bán lẻ hiện đại, đặc biệt là siêu thị và cửa hàng tiện lợi được kỳ vọng trở thành động lực cho việc phát triển chuỗi cung ứng lạnh..
- Thêm vào đó, thiếu hụt nguồn lao động được đào tạo chuyên sâu trong ngành chuỗi cung ứng và logistics, thủ tục hành chính phức tạp, thuế quan cao cũng là những thách thức cho các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi lạnh..
- Đây được xem là giải pháp có tính chiến lược nhằm kết nối giữa các thành phần trong chuỗi, đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài về phát triển chuỗi cung ứng lạnh cho các vùng..
- Hiệp hội cần tham gia đề xuất các giải pháp hoàn thiện môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý khi áp dụng chuỗi cung ứng lạnh, đồng thời làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, quan hệ đối ngoại để hội nhập khu vực và quốc tế (Trần Thị Ba, 2008;.
- Đào tạo phát triển và thu hút nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng cho cán bộ.
- có chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, liên kết giữa nhà khoa học, doanh nghiệp, và cơ quan quản lý trong các dự án, đề tài nghiên cứu nhằm cải thiện hiệu quả hệ thống logistics và quản lý chuỗi cung ứng lạnh..
- Nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ.
- Chuỗi cung ứng lạnh nông sản tại thành phố Cần Thơ được hình thành dựa trên sự gắn kết và tương tác giữa năm thành phần chính (nhà cung cấp, nhà phân phối cấp 1 và cấp 2, các nhà bán lẻ, doanh nghiệp chế biến và các công ty cung cấp dịch vụ logistics).
- Chuỗi cung ứng này vận hành qua 3 kênh phân phối chính, trong đó chỉ có các kênh phân phối của các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi Vinmart+ áp dụng chuỗi cung ứng lạnh trong quá trình cung ứng nông sản.
- Kết quả cung cấp một bức tranh tổng quát và toàn diện về tình hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh nông sản (mặt hàng rau, củ, quả) tại thành phố Cần Thơ, giúp các nhà quản lý, các doanh nghiệp chủ động đánh giá và nhìn nhận vai trò của mình, đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp..
- Nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung số lượng khảo sát đối với doanh nghiệp chế biến và công ty cung cấp dịch vụ logistics, đồng thời đưa ra đề xuất mô hình áp dụng chuỗi cung ứng lạnh có đề cập đến lợi ích, chi phí và kỹ thuật lạnh..
- Chuỗi cung ứng rau