« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát tính cách sinh viên kỹ thuật thông qua DISC profile hỗ trợ công tác cố vấn học tập


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT TÍNH CÁCH SINH VIÊN KỸ THUẬT THÔNG QUA DISC PROFILE HỖ TRỢ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP.
- Thuật thấu hiểu lòng người, mô hình DISC, tính cách sinh viên, công tác cố vấn học tập, định hướng nghề nghiệp.
- Thuật thấu hiểu lòng người là công cụ để mỗi người tự nhận diện tính cách của mình cũng như đối phương, từ đó có cách giao tiếp phù hợp nhất.
- Mặc dù, mô hình đã được áp dụng tại một số công ty lớn, nhưng chưa được áp dụng trong môi trường đại học tại Việt Nam.
- Bài viết trình bày kết quả khảo sát 237 sinh viên các năm như 65 sinh viên năm nhất (K41), 92 sinh viên năm hai (K40), 40 sinh viên năm ba (K39), 40 sinh viên năm cuối (K38) của ngành Quản lý Công nghiệp.
- Mục đích của nghiên cứu là xác định tính cách sinh viên từ đó giúp cố vấn học tập định hướng giáo dục sinh viên tốt hơn như định hướng cách phát huy tính cách nổi trội của họ, định hướng nghề nghiệp từ ban đầu..
- Khảo sát tính cách sinh viên kỹ thuật thông qua DISC profile hỗ trợ công tác cố vấn học tập.
- Tuy nhiên, để thực hiện việc đánh giá đúng và.
- Đáp ứng được mục đích trên, mô hình DISC giúp cung cấp thông tin hữu ích về hành vi và tính cách của từng cá nhân trong một tổ chức, và thực tế mô hình này hiện đang được sử dụng bởi các công ty lớn tại Việt Nam như công ty Dệt may - Đầu tư - Thương.
- giúp người quản lý đưa ra quyết định hiệu quả;.
- mô hình DISC đặc biệt quan trọng với giai đoạn sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Đối với giai đoạn sinh viên đang học trong môi trường đại học, thì sự hoàn thiện tính cách và năng lực bản thân chủ yếu dựa vào nhận thức, tự đánh giá, đối chiếu những đặc điểm, hành vi của bản thân với những nguyên tắc, khuôn mẫu và chuẩn mực xã hội được thực hiên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.
- Từ đó điều chỉnh bản thân cho phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực xã hội.
- Việc đánh giá phù hợp sẽ giúp sinh viên điều khiển hành vi, tính cách, đam mê để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất cho riêng mình.
- ngoài ra còn giúp các cố vấn học tập có cơ sở khoa học để định hướng trong giáo dục sinh viên tốt nhất..
- Hiện nay, nhiều sinh viên than chán nản khi theo học ngành không yêu thích, có bạn đã lấy được bằng của các trường đại học danh tiếng như Y Hà Nội, Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh….
- Phần đông người này cho biết, họ thiếu sự định hướng, không biết bản thân thích và phù hợp với ngành nào nên chọn trường theo học lực, xu hướng thị trường lao động hoặc mong muốn của gia đình.
- Một thời gian ngồi trên giảng đường, họ bắt đầu nhận ra bản thân đã sai lầm khi chọn ngành học, đặc biệt là sinh viên thuộc khối chuyên ngành Kỹ thuật (Quỳnh Trang, 2014).
- Bài viết này trình bày kết quả khảo sát một số sinh viên thuộc khối ngành kỹ thuật, đặc biệt ngành Quản lý Công nghiệp (QLCN), là một ngành đang được sinh viên quan tâm nhiều nhất..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết.
- DISC Profile hay còn gọi là DISC Assessment là mô hình nghiên cứu của Tiến sĩ William Moulton Marston để kiểm tra các hành vi cá nhân của con người trong môi trường hoặc trong một tình huống cụ thể.
- Lý thuyết DISC đã bắt đầu được phát triển từ năm 1928, khi tiến sĩ William Moulton Marston mô tả về lý thuyết này trong cuốn “Emotions of Normal People” (năm 1928).
- Các cách phân loại tính cách theo mô hình DISC mà các đánh giá hiện nay áp dụng đều xuất phát từ nghiên cứu của tiến sĩ Marston như Tiến sĩ Wiggins (1995) và Tiến sĩ Kiesler (1997) phát triển dựa trên mô hình DISC ban đầu.
- Mô hình DISC cung cấp một cách nhìn sâu sắc về những điểm nổi bật của từng cá nhân nhằm mục đích đưa ra chiến.
- lược giao tiếp thành công, hiệu quả với người khác..
- Sự hiểu biết về DISC Profile đã giúp hàng triệu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ cái nhìn chuyên nghiệp về tính cách mỗi người..
- 2.1.2 Một số đặc điểm của mô hình DISC Marston, hoàn thành nghiên cứu về mô hình DISC tại đại học Harvard, với mục đích phát triển sự hiểu biết về hành vi của con người và áp dụng cho lĩnh vực tâm lý.
- liên quan đến tình huống xã hội và sự thuyết phục trong giao tiếp..
- Mô hình DISC cung cấp một cách nhìn sâu sắc về những điểm nổi bật của từng cá nhân nhằm mục đích đưa ra chiến lược giao tiếp thành công, hiệu quả với người khác..
- 2.1.3 Phân loại tính cách cá nhân theo mô hình DISC.
- Tuy là người đưa ra học thuyết DISC, Marston chưa bao giờ phát triển một công cụ đánh giá nào dựa trên lý thuyết này.
- Đến những năm 1950, Walter Clark mới bắt đầu xây dựng một công cụ đánh giá lấy lý thuyết DISC làm cơ sở, công cụ này có tên “Activity Vector Analysis”.
- Kể từ khi công cụ “Activity Vector Analysis” ra đời và đặc biệt là vào đầu những năm 70, các công cụ đánh giá và phân loại tính cách theo lý thuyết DISC ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
- Hầu hết các công cụ này đều có chung nguồn gốc và có hình thức tương tự nhau, nhưng đều mô tả 4 tính cách như sau:.
- 2.1.4 Vai trò DISC trong phát triển tính cách, giao tiếp.
- Công cụ đánh giá DISC thường được dùng với mục đích phân tích nhóm, hướng nghiệp, huấn luyện và tư vấn, quản lý kế hoạch phát triển cá nhân, giải quyết mâu thuẫn.
- Xác định tính cách của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của họ.
- Chức năng cơ bản của đánh giá tính cách là giúp điều chỉnh hành vi cá nhân trong giao tiếp.
- Trong cuộc sống xã hội, sinh viên luôn tiếp nhận được sự điều chỉnh từ phía xã hội ở những mức độ khác nhau, muốn đạt đến kết quả của một hoạt động, sinh viên phải có những hiểu biết khách quan về mình, về những phẩm chất đang tồn tại ở bản thân mình.
- Nếu như sự đánh giá bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nhân cách của sinh viên, thì mô hình DISC sẽ giúp sinh viên quyết định đến sự phát triển nhân cách, giao tiếp ứng xử hiệu quả nhất, như sau:.
- Thấu hiểu bản thân về tính cách, sở trường,.
- để định hướng nghề nghiệp, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu trong xử lý tình huống..
- Phát triển kỹ năng sống hòa hợp với môi trường..
- Nhận biết cá tính bạn bè trong 10 giây để lựa chọn phong cách giao tiếp phù hợp..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Sinh viên được khảo sát sẽ hoàn thành một bảng câu hỏi bao gồm từ 24 câu như Bảng 1.
- Ở mỗi câu hỏi, sinh viên được khảo sát yêu cầu phải chọn ra một tính từ mà họ thấy mô tả đúng nhất về bản thân..
- Bảng 1: Bảng câu hỏi trắc nghiệm tính cách cá nhân Có tổng cộng 24 câu hỏi, được chia làm 4 nhóm..
- Anh (Chị) vui lòng đánh dấu vào cụm từ miêu tả chính xác nhất tính cách của mình..
- 6 Có khả năng.
- Trong đó, số lượng sinh viên được khảo sát theo từng năm học thể hiện như Bảng 2..
- Bảng 2: Số lượng sinh viên ngành QLCN khảo sát theo năm học.
- Sinh viên theo năm Số lượng.
- Thực hiện phân tích tính cách sinh viên theo các năm học với mục đích tìm ra sự khác biệt về tính cách tự hình thành và rèn luyện của sinh viên, và thuận lợi cho việc so sánh và phân tích chính xác hơn..
- Kết quả khảo sát tự đánh giá tính cách của sinh viên được thể hiện ở Hình 1 như sau:.
- Phần đông 80% bao gồm tính cách D (chiếm 24%) thuộc nhóm người hành động, sẵn.
- tính cách I (chiếm 22%) thuộc nhóm người giao tiếp, luôn hòa đồng, vui vẻ với mọi người.
- tính cách S (chiếm 16%) thuộc nhóm người trầm tĩnh, luôn giúp đỡ, là người giải quyết vấn đề.
- tính cách C (chiếm 18%) thuộc nhóm người phân tích, chuẩn mực trong hành động, công việc.
- Qua số liệu thống kê, tính cách D được sinh viên tự đánh giá cao nhất..
- Nhóm tính cách kết hợp chiếm 20% bao gồm những tích cách như DI, IS, SC, CD, DIC, DSC, DISC.
- Qua số liệu, DI được sinh viên tự đánh giá cao trong nhóm tính cách kết hợp này, chiếm 5%..
- Hình 1: Biểu đồ tính cách của 237 sinh viên ngành Quản lý Công nghiệp theo mô hình DISC Kết quả thống kê sự thay đổi tính cách theo.
- từng năm học của sinh viên được thể hiện theo Hình 2 như sau:.
- Sinh viên K40, K41 thể hiện rõ tính cách của mình hơn những sinh viên K38, K39.
- Tính cách D được sinh viên tự đánh nhiều nhất, chiếm chủ yếu là sinh viên K40 và K41..
- Những tính cách kết hợp DI, sinh viên K38 và K39 chiếm phần đông, tương ứng 4 và 5 sinh viên..
- Qua đó, Cố vấn học tập cần có những hoạt động nhằm giúp sinh viên phát triển tính cách theo chiều hướng tích cực hơn..
- Hình 2: Biểu đồ so sánh tính cách sinh viên từng năm học theo mô hình DISC.
- 3.2 Thảo luận về giao tiếp theo từng tính cách Thông qua DISC, khảo sát tính cách sinh viên, giúp cho Cố vấn học tập nhận biết 4 loại tính cách và tâm lý của 4 nhóm người với mục đích giao tiếp sinh viên mình tốt hơn, tạo sự thân thiện và giúp sinh viên phát huy những tài năng trong công tác.
- Qua bảng câu hỏi DISC, giúp thống kê về cách thức giao tiếp và giao việc cho sinh viên hợp lý nhất theo 4 loại tính cách.
- Theo Bảng 3, cố vấn học tập có thể nhận dạng và giao tiếp ứng xử từng tính cách của sinh viên cố vấn trong học tập, hoạt động..
- Bảng 3: Cách giao tiếp và phân việc đối với 4 loại tính cách.
- Thực hiện những công việc.
- Giao tiếp khi giao nhiệm vụ cho họ.
- công việc lặp đi lặp lại.
- Tập trung cao độ khi lắng nghe Chân thành quan tâm đến bản thân người đó..
- Ấm áp và chân thành Xem khó khăn là thất bại của bản thân.
- Phát triển năng lực chuyên môn và sự chuyên nghiệp cho bản thân.
- bản thân Để họ hoàn thành công việc Không phải ra quyết.
- Điều nên tránh.
- Khi nắm bắt được tính cách sinh viên, cố vấn học tập quản lý để định hướng sinh viên về mặt học tập, hoạt động nhóm, Đoàn, lớp:.
- Xác định rõ ràng phong cách học tập cũng như làm việc của một cá nhân.
- Khi có được những thông tin này, người cố vấn có thể biết được cách thức phát triển và bồi dưỡng phù hợp đối với từng sinh viên cũng như cách quản lý sao cho các sinh viên đạt được hiệu quả làm việc cao nhất trong việc học tập..
- Hình thành một tập hợp những người có tính cách khác nhau vào một nhóm (nếu có thể)..
- Giao cho sinh viên những vai trò phù hợp với tính cách của họ.
- Nếu sinh viên được giao những nhiệm vụ yêu cầu họ phải thể hiện những tính cách mâu thuẫn với con người thực, họ có thể cảm thấy căng thẳng và bất mãn với công việc được giao..
- Xác định được mỗi sinh viên thuộc về nhóm tính cách nào, giao cho họ những công việc nhằm tận dụng và phát huy tối đa thế mạnh của họ..
- Định hướng cho sinh viên những vị trí làm việc sau khi ra trường với mục đích tránh lãng phí về thời gian và tiền bạc của gia đình và chính bản thân sinh viên.
- Khi tốt nghiệp, một số ngành nghề được chọn lựa theo từng loại tính cách sinh viên ngành Quản lý Công nghiệp như Bảng 4:.
- Nhóm D, mẫu nguời lãnh đạo phù hợp những ngành nghề có trách nhiệm cao, như Quản lý điều hành trong sản xuất hoặc dịch vụ, Bán hàng với 100% hoa hồng….
- Nhóm I, mẫu người ảnh hưởng phù hợp những ngành nghề đề cao sự hợp tác và thành công của nhóm, như nhân viên phòng kinh doanh, Sale, bộ phận đào tạo, bán hàng với doanh thu theo đại lý, cửa hàng….
- Nhóm S, mẫu người ôn hòa, trầm tĩnh phù hợp những ngành nghề có sự quan tâm đến người khác, như làm việc trong môi trường Giáo dục, bộ phận Nhân sự, Chăm sóc khách hàng….
- Nhóm C, mẫu người tỉ mỉ, tuân thủ phù hợp.
- những ngành nghề đòi hỏi có sự liên quan đến yếu tố tập trung, như phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm, Quản lý Chất lượng, An toàn lao động….
- Bảng 4: Định hướng công việc theo từng tính cách Tính cách Công việc.
- C Nghiên cứu &.
- Phát triển sản phẩm, Quản lý chất lượng, An toàn lao động 4 KẾT LUẬN.
- Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá tính cách về những đặc điểm bản thân nhằm giúp Cố vấn học tập hiểu rõ hơn về tính cách sinh viên mình, không chỉ với mục đích giao tiếp, dễ dàng hợp tác mà còn giúp sinh viên phát huy tính cách của mình trong học tập, và trong ngành nghề sau khi tốt nghiệp.
- Ngoài ra, sinh viên tự đánh giá tính cách của mình sẽ giúp định hình xu hướng hành vi của bản thân và có thể phân biệt từng kiểu tính cách, giúp sinh viên giao tiếp, ứng xử tốt trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp..
- Thiếu định hướng nghề nghiệp, sinh viên chán giảng đường đại học, ngày 11.04.2014