« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh tiêu chảy cấp (Porcine epidemic diarhea virus - PEDV) trên heo nái và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED tại tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.117 KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM VIRUS GÂY BỆNH TIÊU CHẢY CẤP (PORCINE.
- EPIDEMIC DIARHEA VIRUS - PEDV) TRÊN HEO NÁI VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH PED TẠI TỈNH TIỀN GIANG Huỳnh Minh Trí 1 , Nguyễn Ngọc Hải 2 và Nguyễn Hoàng Việt 3.
- Bệnh tiêu chảy cấp ở heo (PED), heo nái, Tiền Giang, yếu tố nguy cơ.
- Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền Giang là 33,72%, trong đó cao nhất là huyện Chợ Gạo (59,22.
- Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái từ trên 50 nái (34,95.
- Tỷ lệ nhiễm ở những nái có số lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa (56,67.
- Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh cho thấy, nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 1 lần/ 2 tuần..
- Các yếu tố nguy cơ tiếp theo là không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh..
- Khảo sát tỷ lệ nhiễm virus gây bệnh tiêu chảy cấp (Porcine epidemic diarhea virus - PEDV) trên heo nái và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED tại tỉnh Tiền Giang.
- Bệnh lây lan rất nhanh trong đàn với tỷ lệ rất cao (100%) và tỷ lệ chết thay đổi từ 30 – 90% trên heo con theo mẹ.
- Đặc biệt, trong các ổ dịch xảy ra gần đây ở các nước châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, tỷ lệ chết trên heo con theo mẹ có thể lên đến 100% (Kim et al., 2001.
- Bệnh lan rộng ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, gây ảnh hưởng đến kinh tế chăn nuôi heo do làm tăng tỷ lệ bệnh, tỷ lệ chết cao đặc biệt trên heo con theo mẹ (Nguyễn Tất Toàn và ctv., 2012).
- Vì vậy, nghiên cứu xác định sự hiện diện của bệnh tiêu chảy cấp do PEDV trên các đàn nái và các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tại tỉnh Tiền Giang sẽ làm cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh PED và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh PED trong thực tiễn..
- 2.1 Vật liệu nghiên cứu.
- Nhận thấy tỷ lệ nhiễm virus PED qua xét nghiệm mẫu phân là 16,96% (Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy, 2013).
- Ước tính tỷ lệ nhiễm PEDV tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20% và thực hiện lấy mẫu theo công thức của Thrusfiel (1997) với độ tin cậy 95%, độ chính xác tuyệt đối 5% thì số mẫu cần lấy tối thiểu 246 mẫu phân bố theo tổng đàn heo của từng quận huyện và mẫu được chọn sao cho đại diện các cơ sở chăn nuôi trong khu vực khảo sát..
- Hai trăm sáu mươi mốt mẫu huyết thanh heo nái chưa tiêm phòng vaccine PED được thu thập tại 48 cơ sở chăn nuôi heo nái sinh sản với nhiều qui mô nuôi khác nhau ở 4 huyện Cái Bè (62 mẫu), Cai Lậy (47 mẫu), Châu Thành (49 mẫu) và.
- Tại mỗi cơ sở chăn nuôi chọn ngẫu nhiên các nái với nhiều lứa đẻ khác nhau để thu thập mẫu xét nghiệm..
- Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu bằng cách phỏng vấn người chăn nuôi về nguồn giống, điều kiện vệ sinh thú y, công tác phòng trị bệnh, kết hợp với kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PEDV trên các mẫu huyết thanh thu thập tại các cơ sở chăn nuôi để phân tích tình hình dịch bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh PED dựa trên phân tích yếu tố nguy cơ OR..
- Các yếu tố được xem xét có liên quan đến bệnh PED là: Chợ có mua bán động vật, lò giết mổ gia súc, đường giao thông chính, tiêu độc sát trùng chuồng trại, nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi;.
- nhập con giống từ bên ngoài và các hộ chăn nuôi liền kề.
- Căn cứ vào khả năng mắc bệnh ở từng yếu tố xem xét để tính yếu tố nguy cơ OR (odds ratio) theo công thức:.
- P 1 : Xác suất mắc bệnh của nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- 1 - P 1 : Xác suất không mắc bệnh của nhóm phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- P 2 : Xác suất mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- 1- P 2 : Xác suất không mắc bệnh của nhóm không phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.
- Khảo sát tỷ lệ nhiễm PEDV trên heo nái Tỷ lệ nhiễm PEDV= 100x(Số mẫu huyết thanh có kháng thể kháng PEDV/ Tổng số mẫu huyết thanh xét nghiệm).
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Khảo sát kháng thể kháng PEDV trên heo nái tại tỉnh Tiền Giang.
- 3.1.1 Tỷ lệ heo nái nhiễm PEDV theo địa phương.
- Kết quả Bảng 2 cho thấy tỷ lệ nái có kháng thể kháng PEDV tại tỉnh Tiền Giang là 33,72%.
- Sự khác biệt về tỷ lệ nái có kháng thể kháng PEDV giữa huyện Chợ Gạo và 3 huyện còn lại, cũng như sự khác biệt giữa huyện Cai Lậy và huyện Châu Thành có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nguyên nhân có sự khác biệt này là do, trong quá trình tiến hành thu thập mẫu huyết thanh xét nghiệm, đang xảy ra dịch bệnh PED tại huyện Chợ Gạo với 73 cơ sở chăn nuôi và tổng số heo mắc bệnh là 4.410 con (Trạm thú Y huyện Chợ Gạo, 2016).
- Chợ Gạo là vùng chăn nuôi lớn, do đó khi có dịch bệnh xảy ra thì khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao.
- Kết quả nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Tất Toàn và ctv.
- (2012) với tỷ lệ dương tính là 41,90%, trong đó mẫu ruột là 58,14%.
- (2014) ở một số tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm là 83,9%.
- Tỷ lệ nhiễm này rất cao là do các tác giả nghiên cứu trên 31 hộ nghi mắc bệnh PED.
- 3.1.2 Tỷ lệ nái nhiễm PEDV theo qui mô tổng đàn nái.
- BNN-TCTK những hộ chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại.
- 20 nái hoặc ≥ 100 heo thịt), những mẫu huyết thanh xét nghiệm được chia theo 3 mức độ là những hộ chăn nuôi dưới 20 nái và những hộ đạt tiêu chí trang trại ở 2 mức là 20 – 50 nái và trên 50 nái.
- Kết quả được thể hiện qua Bảng 3..
- Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng PEDV trong các mẫu huyết thanh thu thập tại 4 huyện Cai Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm cao nhất ở qui mô đàn nái trên 50 chiếm tỷ lệ 34,95%.
- Kế đến là qui mô đàn từ 20 – 50 nái chiếm tỷ lệ 33,66%, và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái tương ứng với tỷ lệ 31,58%.
- nên hạn chế được sự lây nhiễm, tỷ lệ nhiễm thấp..
- Khi nuôi qui mô trang trại với lượng lớn, mật độ cao thì khả năng nhiễm bệnh thường cao hơn do mật độ nuôi nhiều, người nuôi không trực tiếp chăm sóc mà giao cho các công nhân chăm sóc và với số lượng đàn lớn thì công việc nhiều nên việc chăm sóc đàn heo không được tốt như những hộ chăn nuôi gia đình, đồng thời khi nuôi ở qui mô trang trại thì khả năng quay vòng của đàn heo cao, thường xuyên có nhiều xe chuyển thức ăn vào trại và xuất bán heo nên ít nhiều cũng gây stress cho đàn heo làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, đồng thời cũng có khả năng mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại do đó tỷ lệ nhiễm PEDV sẽ cao hơn..
- Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm PEDV theo qui mô đàn không có ý nghĩa thống kê (p >.
- Vùng có mật độ chăn nuôi heo ít, sự nhiễm bệnh thường xảy ra chậm và tỷ lệ nhiễm chỉ duy trì ở mức thấp.
- Khi mật độ chăn nuôi càng cao thì khả năng nhiễm bệnh càng cao, do sau khi nhiễm bệnh, PEDV có thể vẫn còn tồn tại và lưu hành trên các đàn nái mà người chăn nuôi đã điều trị khỏi nhưng vẫn giữ lại để tiếp tục nuôi sinh sản.
- Do đó, sự tiếp xúc giữa heo mang trùng và heo nhạy cảm làm tăng tỷ lệ nhiễm trong đàn, nhất là ở những trại có công tác vệ sinh phòng dịch kém..
- 3.1.3 Tỷ lệ heo nái nhiễm PEDV theo lứa đẻ Kết quả được thể hiện qua Bảng 4..
- Kết quả Bảng 4 cho thấy tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể kháng PEDV cao nhất ở những nái có số lứa đẻ trong khoảng 4 – 5 lứa với 56,67%, kế đến là những nái trên 5 lứa có tỷ lệ 38,59%.
- Những nái hậu bị hoặc chỉ mới sinh sản 1 lứa có tỷ lệ dương tính là 33,33% và thấp nhất là nái 2 – 3 lứa có tỷ lệ dương tính là 27,50%.
- Sự khác biệt này có thể do nái đẻ nhiều lứa (4 – 5 lứa) đã được nuôi lâu, khả năng nhiễm virus nhiều lần nên hàm lượng kháng thể kháng virus trong máu vẫn còn duy trì nên tỷ lệ dương tính cao.
- Những nái trên 5 lứa, tuy thời gian nuôi lâu, vẫn có thể nhiễm PEDV nhiều lần, nhưng nái đã già, khả năng đáp ứng miễn dịch giảm, hàm lượng kháng thể kháng PEDV sinh ra thấp, nên có tỷ lệ dương tính thấp hơn.
- Đối với nái hậu bị hoặc mới sinh sản một lứa và nái 2 – 3 lứa, tần suất nhiễm PEDV có thể ít hơn, nên tỷ lệ nhiễm thấp và khác biệt không có ý nghĩa thống kê..
- 3.2 Kết quả khảo sát một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED.
- Kết quả phân tích trên 48 cơ sở chăn nuôi đã lấy mẫu xét nghiệm tìm kháng thể kháng PEDV bằng phương pháp ELISA gián tiếp cho thấy, yếu tố sát trùng chuồng trại là yếu tố quan trọng trong phát sinh dịch bệnh nghi tiêu chảy cấp trên heo tại tỉnh Tiền Giang (p <.
- Những cơ sở chăn nuôi không thường xuyên sát trùng chuồng trại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3,34 lần so với những nơi có thực hiện sát trùng 1-2 tuần/lần.
- Những cơ sở chăn nuôi không có trang bị hố sát trùng trước trại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3,45 lần so với những cơ sở có trang bị hố sát trùng.
- Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Minh Trí và ctv.
- (2017) tại thành phố Cần Thơ là không sát trùng chuồng trại là yếu tố nguy cơ đối với bệnh PED cao gấp 2,89 lần so với có sát trùng chuồng trại 1-2 tuần/ lần.
- Kết quả phân tích này cho thấy việc áp dụng các biện pháp vệ sinh thú y và an toàn sinh học trong chăn nuôi rất có ý nghĩa trong phòng bệnh dịch tiêu cấp trên heo con theo mẹ.
- Việc sát trùng định kỳ 1-2 tuần/lần sẽ tiêu diệt được mầm bệnh trên nền chuồng trại, trong không khí và dụng cụ chăn nuôi, làm giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh.
- Đồng thời, việc trang bị hố sát trùng trước trại sẽ giảm được nguy cơ mang mầm bệnh vào trong trại nuôi từ công nhân, chủ trại và khách tham quan trại, cũng như các dụng cụ chuyên chở thức ăn từ kho vào trong trại nuôi..
- Bảng 5: Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ đối với bệnh PED.
- Yếu tố xem xét Có kháng thể.
- kháng PEDV (Hộ).
- Không có kháng thể.
- Những cơ sở chăn nuôi thường xuyên mua con giống mới nhập vào đàn thì có nguy cơ cao gấp 1,95 lần so với những hộ tự sản xuất con giống, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê..
- Tự túc con giống giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh tiêu chảy cấp, nguồn gốc con giống được rõ ràng.
- (2017) tại thành phố Cần Thơ, mua con giống bên ngoài là yếu tố nguy cơ cao hơn gấp 2,35 lần so với tự túc con giống.
- Yếu tố nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi cũng quan trọng, tuy nhiên nghiên cứu này không chỉ ra được mối liên hệ giữa tỷ lệ nhiễm và nguồn nước sử dụng.
- Kết quả phân tích tỷ số chênh OR cho thấy, việc sử dụng nguồn nước sông có nguy cơ xảy ra bệnh dịch tiêu chảy cấp cao hơn sử dụng nước giếng khoan 2,31 lần, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p >.
- Khảo sát về yếu tố nguồn nước sử dụng của Nguyễn Tất Toàn và ctv.
- (2012) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm PED.
- cao ở trại có nguồn nước chưa qua xử lý là yếu tố làm lan truyền dịch bệnh..
- 3.2.2 Yếu tố gần chợ, gần đường giao thông, gần lò mổ và khoảng cách với hộ chăn nuôi liền kề, nhà ở.
- Kết quả phân tích trên 48 cơ sở chăn nuôi heo nái sinh sản đã lấy mẫu xét nghiệm tìm kháng thể kháng PEDV bằng phương pháp ELISA gián tiếp cho thấy, cơ sở nuôi gần chợ và gần đường giao thông trong phạm vi bán kính 3 km có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các cơ sở nuôi ngoài phạm vi này, tương ứng là 1,65 và 1,64 lần, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p.
- Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Minh Trí và ctv.
- Yếu tố gần chợ và gần đường giao thông rất được quan tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh, nhưng nguy cơ làm lây nhiễm bệnh dịch tiêu chảy cấp của 02 yếu tố này trong nghiên cứu là không cao.
- Điều này làm hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh..
- Bảng 6: Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ gần chợ, gần đường giao thông, gần lò mổ và với hộ chăn nuôi gần kề, nhà ở.
- Yếu tố xem xét Có kháng thể kháng PEDV (Hộ).
- Không kháng thể.
- Khoảng cách với hộ chăn nuôi gần kề <.
- Đối với yếu tố nguy cơ gần lò giết mổ gia súc, những cơ sở chăn nuôi gần lò giết mổ gia súc có nguy cơ bị dịch bệnh PED cao gấp 1,94 lần so với những cơ sở chăn nuôi khác, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,259).
- Tại Tiền Giang, chủ yếu là các lò mổ tập trung, có rất nhiều nguồn heo đến từ các nơi khác nhau, có thể có heo đang mang trùng mà không có biểu hiện bệnh, khả năng làm lây lan nguồn bệnh là rất cao, do vậy sự phơi nhiễm của những hộ chăn nuôi gần lò mổ sẽ cao hơn các hộ xa lò mổ..
- Phân tích yếu tố nguy cơ những hộ nuôi gần kề nhau trong phạm vi 100 m ghi nhận có nguy cơ cao gấp 3,31 lần so với các hộ cách xa ngoài phạm vi 100 m, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0,045).
- Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Minh Trí và ctv.
- (2012), yếu tố khoảng cách với các trại gần kề có thể liên quan đến mức độ của dịch bệnh tiêu chảy cấp.
- Theo kết quả nghiên cứu của Goede et al.
- (2013), PEDV có thể được phát hiện trong không khí ở khoảng cách lên đến 16 km (10 dặm), có thể truyền qua không khí, do đó các hộ chăn nuôi gần có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn..
- Nghiên cứu của Jung et al.
- (2014) ở những con heo bị PED cho thấy PEDV được bài thải qua phân với số lượng rất lớn và thời gian bài thải kéo dài ít nhất 56 ngày, virus được bài thải liên tục và vấy nhiễm trên nền chuồng, trong nước thải chăn nuôi.
- Tỷ lệ nhiễm PEDV trên đàn nái tại tỉnh Tiền Giang là khá cao, 33,72%, trong đó cao nhất là huyện Chợ Gạo (59,22.
- qui mô nái và thấp nhất là ở qui mô dưới 20 nái tương ứng với tỷ lệ 31,58%.
- Phân tích các yếu tố nguy cơ xảy ra PED cho thấy nguy cơ cao nhất là không sát trùng chuồng trại hoặc sát trùng chuồng trại ít hơn 2 tuần/lần, không có hố sát trùng trước trại, khoảng cách gần với các hộ chăn nuôi có dịch bệnh..
- Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Hải (2017), Tình hình bệnh tiêu chảy cấp trên heo (PED) và xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh PED ở thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc chăn nuôi-thú y 2017, NXB Nông Nghiệp TP.
- Nguyễn Tất Toàn và Đỗ Tiến Duy (2013), Một số yếu tố liên quan và đặc điểm bệnh học của dịch tiêu chảy cấp trên heo con theo mẹ tại một số tỉnh phía Nam, Tạp chí KHKT thú y tập