« Home « Kết quả tìm kiếm

KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP - TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỤNG HIỆP-TỈNH HẬU GIANG Phạm Ngọc Nhàn 1 , Sử Kim Anh 1 và Lê Trần Thanh Liêm 1.
- Nông hộ, vai trò của phụ nữ.
- Ở Việt Nam, phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ những người lao động trong xã hội.
- Ngoài thiên chức làm mẹ, phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
- Kết quả đánh giá vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang, trong công tác quản lý tài sản và điều hành sản xuất, phụ nữ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với nam giới (25,3.
- Thời gian phụ nữ góp phần sức lao động của họ để tạo thu nhập cho gia đình là rất cao (27,1%/tổng thời gian trong một ngày).
- Kết quả nghiên cứu còn thấy phụ nữ ít được tham gia quyết định áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên chính mảnh ruộng của họ.
- trong hầu hết trường hợp, người vợ hoặc cả hai vợ chồng quyết định sử dụng nguồn tài chính của gia đình trong việc cùng nhau đưa ra quyết định về việc sử dụng tài chính của gia đình.
- Nghiên cứu cũng gợi mở một số giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu..
- các chương trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, vai trò của giới bao giờ cũng được quan tâm..
- Hiện nay, phụ nữ nông thôn đã nhận thức và phát huy vai trò của mình trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động xã hội và cộng đồng nông thôn.
- Nền kinh tế phát triển đã mang đến nhiều cơ hội cho người phụ nữ đồng thời cũng nảy sinh những tác động tiêu cực, họ cần phải lo toan nhiều cho cuộc sống mà ít tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội.
- Mặt khác, những người phụ nữ có học vấn thấp, còn thiếu nhiều kiến thức trong việc bảo vệ quyền lợi và sự công bằng cho chính bản thân họ, họ thường xuyên phải chịu sự tác động tiêu cực, mất công bằng trong các mối quan hệ xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất.
- Xuất phát từ những vấn đề trên đòi hỏi phải có những nghiên cứu đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong nông thôn, đặc biệt là trong phát triển kinh tế nông hộ của họ, từ đó đề ra những chính sách và giải pháp nhằm phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ nông thôn thể hiện tốt được vai trò và trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
- Số liệu sơ cấp điều tra thông qua phỏng vấn 150 phụ nữ đại diện cho 150 hộ nông dân trên 3 vùng nghiên cứu, trong đó bao gồm xã Hòa An (n=50 hộ) là vùng có nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nông nghiệp bằng nghề trồng lúa là chủ yếu, những năm gần đây dựa trên thế mạnh của vùng đã phát triển thêm nghề thủ công mỹ nghệ như đan lục bình, mành.
- xã Phương Bình (n=50 hộ) là vùng có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp bằng nghề trồng mía, nuôi cá.
- Thị trấn Cây Dương (n=50 hộ) là vùng có nền kinh tế tương đối phát triển hơn các vùng khác do nằm ở vị trí trung tâm của huyện, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ.
- cả nông dân được phỏng vấn đều là nữ trong gia đình với mục đích thu thập các thông tin có liên quan đến quan điểm cá nhân của người phụ nữ..
- Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được áp dụng đối với lãnh đạo cấp xã, lãnh đạo Hội Phụ nữ, Hội Nông dân với mục đích thu thập các thông tin liên quan đến sự nhận định về vai trò của người phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu.
- Dựa vào các thông tin từ kết quả điều tra cơ bản trên, tác giả đưa vào đánh giá vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn nghiên cứu..
- Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS 16.0 và tổng hợp phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả để đánh giá vai trò, trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất.
- Phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong hộ gia đình.
- Qua kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 cho thấy tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ chiếm tỷ lệ thấp so với nam giới, thấp nhất là ở Xã Phương Bình chiếm 24% và cao nhất là ở Thị trấn Cây Dương chiếm 30%, tỷ lệ trung bình phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình chiếm 25,3% so với nam giới là 74,7%.
- Mặc dù, phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và do nhận thức của người dân nông thôn nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình vẫn là người chồng.
- Vấn đề này phổ biến trong các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt đối với các hộ có truyền thống nghề nông.
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất ở Thị trấn Cây Dương cũng cao hơn so với 2 vùng sinh thái còn lại (38.
- Thị trấn Cây Dương là vùng có điều kiện phát triển kinh tế văn hóa xã hội của huyện Phụ Hiệp, vì vậy mà trình độ nhận thức của người dân đối với vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng cao hơn so với các địa bàn nghiên cứu khác..
- Bảng 2: Tỷ lệ.
- phụ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành sản xuất.
- Tỷ lệ nữ tham gia quản lý điều hành sản xuất .
- Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Hình 1: Tỷ trọng phụ nữ làm chủ hộ trong gia đình Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- 3.2 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập.
- Trong cuộc sống hằng ngày, phụ nữ và nam giới đều tham gia hoạt động sản xuất để tạo thu nhập cho gia đình.
- Các hoạt động tạo thu nhập của các hộ gia đình rất phong phú và đa dạng từ nghề nông đến các nghề mua bán nhỏ lẻ, tiểu thủ công nghiệp như đan lục bình, may đồ, làm thuê.
- Hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra còn một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp như buôn bán phân, thuốc,… Trên 3 địa bàn nghiên cứu, nam giới thường làm các công việc nặng nhọc như cày bừa, phun thuốc còn phụ nữ ngoài các công việc nội trợ.
- trong gia đình thì còn tham gia sản xuất nông nghiệp như nhổ mạ, cấy, làm cỏ, tham gia thu hoạch và bán sản phẩm.
- Đối với công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm người phụ nữ đảm nhận việc như chọn giống, chăm sóc, bán sản phẩm,….
- Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như các hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận..
- Mặc dù kết quả thống kê cho thấy, người phụ nữ đảm nhận vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới bởi vì tính chất công việc giữa người nam và người nữ đảm nhận khác nhau..
- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, sự phân công lao động trong 3 vùng nghiên cứu của huyện có sự khác nhau.
- Ở xã Hòa An và Phương Bình, là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống, các công việc như làm đất, phun thuốc, bón phân, gặt lúa người phụ nữ vẫn đảm nhận với tỷ lệ cao, ít sử dụng lực lượng thuê ngoài, mọi hoạt động sản xuất hầu như lực lượng trong gia đình đảm nhiệm.
- Hình 2: Phân bố quỹ thời gian của phụ nữ trong một ngày (24 giờ) Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Qua Hình 2 thêm một lần nữa khẳng định rằng thời gian phụ nữ lao động sản xuất tạo thu nhập cho các hộ gia đình là rất cao, chiếm tới 27,06%.
- việc nội trợ, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, là một công việc đòi hỏi hằng ngày đối với người phụ nữ chiếm tỷ lệ 13,25%, các công việc chăm sóc sức.
- Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Hà (1999) cho thấy, người phụ nữ gắn liền với vai trò người mẹ, người vợ và người nội trợ.
- Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh việc nội trợ không phải là một hoạt động thiên định dành riêng cho phụ nữ..
- Nhiều người chồng vẫn đảm nhận tốt vai trò của người nội trợ khi vợ vắng nhà.
- Đây là một quan điểm mấu chốt cần được thay đổi trong chiến lược bình đẳng giới đối với gia đình ở nông thôn.
- Qua kết quả phỏng vấn, người phụ nữ trong gia đình cho rằng nếu họ muốn có thời gian để thăm hỏi, giao lưu bạn bè hoặc tham dự các lớp học, các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về mọi mặt thì rất cần có sự chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái từ.
- Việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xã hội hiện nay cần có sự chia sẻ công việc trong gia đình giữa người chồng với người vợ..
- 3.3 Vai trò của phụ nữ đối với khoa học kỹ thuật và hoạt động xã hội.
- Trong việc tiếp cận các kênh thông tin, nam giới thường đi họp hội, nghe đài, xem tivi, đọc báo,… còn phụ nữ đảm nhận các công việc đồng áng, nội trợ, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
- Phụ nữ nhận các nguồn thông tin rất thấp từ người chồng (0,7.
- Bảng 3: Tỷ lệ.
- nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật cho phụ nữ trên địa bàn nghiên cứu.
- Hình 3: Tỷ trọng nam nữ tham dự các lớp tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Kết quả trên Hình 3 cho thấy, nữ tham gia các lớp tập huấn về nâng cao kỹ thuật sản xuất có tỷ lệ rất thấp, nữ tham dự các lớp tập huấn ở Thị trấn Cây Dương chiếm tỷ lệ thấp nhất (16.
- Kết quả này một lần nữa khẳng định rằng phụ nữ ít có cơ hội để nâng cao hiểu biết và mở rộng mối quan hệ xã hội hơn nam giới tại địa bàn nghiên cứu..
- Hình 4: Tỷ trọng nam, nữ tham gia quyết định áp dụng tiến bộ Khoa học trong sản xuất Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Trong những năm gần đây, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm mang đến hiệu quả kinh tế cho nông hộ..
- Kết quả ở Hình 4 cho thấy, phụ nữ ít được tham gia quyết định các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, thấp nhất là ở xã Hòa An (6.
- xã Phương Bình và thị trấn Cây Dương có tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất là bằng nhau (8%)..
- Bảng 4: Tỷ lệ.
- sách, pháp luật Đi đám cưới, hỏi, lễ Nguồn: Kết quả điều tra 150 phụ nữ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Kết quả khảo sát Bảng 4 cho thấy, giữa nam và nữ chưa có sự phân công hợp lý trong việc tham.
- 3.4 Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát nguồn lực nông hộ.
- 3.4.1 Vai trò trong kiểm soát nguồn lực đất đai Tuy người phụ nữ chịu trách nhiệm chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và nội trợ trong gia đình nhưng trong kiểm soát kinh tế hộ, vai trò của người phụ nữ được đánh giá thấp hơn nam giới.
- Qua kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất thấp, thấp nhất là ở người phụ nữ trong gia đình với tỷ lệ là 18% (Xã Phương Bình), kế đến là 10%.
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy nam giới trong gia đình đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất cao ở Thị trấn Cây Dương, Xã Hòa An, Xã Phương Bình lần lượt là 66%, 62% và 54% (Hình 5)..
- Hình 5: Tỷ trọng nam, nữ đứng tên trong chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) Nguồn: Kết quả điều tra 150 nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Tuy vậy, thực tế việc thực hiện điều này còn tiến triển chậm, kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008 cho thấy 10,9% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, 18,2% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn và 29,8% giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị là ghi tên cả vợ và chồng (Tổng cục thống kê, 2008).
- Khi thực hiện phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu, nhận thức của các thành viên trong gia đình cho rằng người chồng đứng tên trong giấy chứng nhận sử dụng đất là đương nhiên, cả người vợ và người chồng đều hài lòng khi người chồng đứng tên trong sổ đỏ, có trường hợp người phụ nữ còn từ chối quyền đứng tên trong sổ đỏ.
- Có thể do tập quán và nhận thức của người nông dân nên đã dẫn tới sự bất công bằng trong việc sở hữu, kiểm soát các nguồn lực đất đai giữa nam giới và phụ nữ.
- 3.4.2 Vai trò trong kiểm soát nguồn lực tài chính Cân bằng giới trong quyết định sử dụng tiền thể hiện sự bình đẳng giữa nam và nữ trong kiểm soát các lợi ích.
- Theo kết quả nghiên cứu của UNDP (2001) cho thấy, trong các quyền bình đẳng của nữ thì quyền kiểm soát nguồn lực tài chính là quyền cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu thể hiện trên Bảng 5 cho thấy, người vợ luôn được đánh giá cao hơn.
- trong quản lý tài chính của gia đình với việc chi tiêu nhỏ lẻ hằng ngày chiếm đến 44%.
- 3.5 Vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao trình độ học vấn.
- Kết quả Hình 6 cho thấy, trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình rất thấp, có sự chênh lệch rõ giữa nam giới và phụ nữ, học cấp 1 là 18%, cấp 2 là 3,3% và giảm xuống ở cấp 3 là 0,7%.
- Tỷ lệ không biết chữ của phụ nữ trong gia đình cũng cao.
- Kết quả khảo sát này chứng tỏ rằng sự mất cân bằng về trình độ dân trí giữa nam và nữ, đặc biệt là vùng sản xuất nông nghiệp truyền thống..
- Hình 6: Phân bố trình độ học vấn của nam, nữ trên địa bàn nghiên cứu Nguồn: Kết quả điều tra 150 nông hộ tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
- Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Hình 2 cũng đã cho thấy, phụ nữ giành hầu hết thời gian cho hoạt động sản xuất tạo thu nhập và nội trợ trong gia đình nên quỹ thời gian để họ học tập nâng cao trình độ không còn nhiều.
- Hơn nữa, quan niệm truyền thống của người nông dân cho rằng người phụ nữ không cần phải học nhiều.
- 3.6 Những giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ.
- Phụ nữ đóng vai trò rất to lớn trong gia đình cũng như trong sản xuất, đời sống, xây dựng nông thôn mới.
- Nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – tỉnh Hậu Giang, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:.
- Tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới, vai trò của phụ nữ trong lao động, sản xuất, trong đời sống xã hội trên các phương tiện thông tin đại.
- Vận động và tạo điều kiện cho phụ nữ thường xuyên tham gia sinh hoạt, họp hội với các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân.
- Tạo điều kiện cho họ tiếp cận với các sách báo, phương tiện truyền thông,… để họ nhận thức và phát huy vai trò của mình trong gia đình và xã hội..
- Trong sản xuất nông nghiệp, công tác khuyến nông cần chú ý tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia các khóa học tập huấn để họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các kiến thức mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất..
- Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương cần phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc trong cuộc sống, bình đẳng trong vợ chồng, không còn tư tưởng trọng nam khinh nữ.
- Phụ nữ huyện Phụng Hiệp có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và quyết định các vấn đề điều hành trong sản xuất, điều này cho thấy họ phải gánh vác rất nhiều trong việc đồng áng cũng như trách nhiệm trong gia đình của họ.
- Phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng trong việc tham gia giải quyết các vấn đề lớn trong gia đình như ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất mặc dù họ được đánh giá cao trong kiểm soát nguồn lực của nông hộ.
- Thời gian lao động bình quân trong 1 ngày của phụ nữ chiếm giờ/ngày) để tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình, công việc nội trợ trong gia đình chiếm giờ/ngày)..
- Để nâng cao năng lực của người phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ, bên cạnh việc chú ý bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực cho họ tham gia quyết định các vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn phải chú ý bồi dưỡng các kiến thức về quản lý kinh tế và quản lý cho nữ giới thông qua các chương trình khuyến nông, tập huấn của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân trên địa bàn..
- Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008